Phát hiện “thay đổi lịch sử” từ mộ cổ thiếu nữ 9.000 năm tuổi
Trên dãy Andes khoảng 9.000 năm trước, các nữ chiến binh săn bắn động vật thiện nghệ như những người đàn ông.
Hài cốt của một nữ thợ săn trong độ tuổi 17-19 tuổi và đồ tạo tác được tìm thấy trong một ngôi mộ ở di chỉ khảo cổ Wilamaya Patjxa, thuộc Peru ngày nay.
Các đồ tạo tác này bao gồm giáo đá để săn các động vật lớn, một con dao và dụng cụ để moi ruột con vật cùng dụng cụ để cạo da và thuộc da chúng.
Từ lâu nhiều người cho rằng trong các xã hội săn bán hái lượm sơ khai, đàn ông là người đi săn bắn trong khi phụ nữ chịu trách nhiệm đi hái lượm thức ăn. Nhưng phát hiện mới đây đã lật ngược giả thiết này.
Mô phỏng nữ chiên binh săn động vật trên dãy Andes 9.000 năm trước. (Ảnh: NG)
“Rõ ràng sự phân công lao động theo giới tính công bằng hơn trong quá khứ”, chuyên gia Randall Haas thuộc trường Đại học California cho hay.
Giáo sư Haas và các đồng nghiệp là những người phát hiện ra nơi chôn cất nữ chiến binh trên với “bộ cung cụ” săn bán trong cuộc khai quật tại Wilamaya Patjxa vào năm 2018.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng những đồ tạo tác được chôn trong mộ người chết thường là đồ vật mà họ sử dụng khi con sống.
Phân tích trên xương của người phụ nữ chỉ ra bằng chứng về việc người này từng ăn thịt.
Từ các phân tích trên 429 cá thể được chôn cất tại 107 địa điểm khác nhau ở châu Mỹ từ cách đây khoảng 17.000 đến 4.000 năm, các nhà khoa học kết luận rằng khoảng 30-50% thợ săn trong khoảng thời gian có thể là nữ giới.
Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện mới của họ làm sáng tỏ sự phân công lao động trong các xã hội loài người sơ khai.
Bộ tộc bé trai phải chịu đau đớn chết người khi bị rạch da để giống vảy cá sấu
Người Chambri sống gần sông bên hồ Chambri ở Papua New Guinean (PNG). Họ là một bộ tộc gồm những thành viên săn bắn và hái lượm sống nhờ vào cá sông và cao lương. DK vừa cho hay.
Các bé trai ngay từ nhỏ mặc cho khóc thét đã bị rạch da để có những vết sẹo trông giống như vảy cá sấu. Cá sấu đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa Papua New Guinea. Người ta tin rằng loài bò sát đến từ sông Sepik và sau đó hóa thân trở thành người.
Người đàn ông trưởng thành có vết rạch như cá sấu (Ảnh DK).
Bộ lạc sống bằng săn bắn, hái lượm (Ảnh DK).
Các vết rạch được thực hiện trên da của các bé trai sau đó đất sét và dầu cây được đưa vào các vết cắt. Điều này khiến vết sẹo nhô cao và tạo cho thân thể có nhiều vảy như cá sấu. Những cậu bé ngay khi 11 tuổi đã phải tham gia một nghi lễ lâu đời trên nhằm liên tưởng tới những con cá sấu khiến các em có lớp da vảy tương tự như loài bò sát ẩn nấp dưới nước.
Trước khi tham gia lễ trưởng thành, họ bị cách ly nhiều ngày (Ảnh DK).
Vết thương bị hun khói, bôi dầu cho giống cá sấu (Ảnh DK).
Họ giỏi chèo thuyền sông nước (Ảnh DK).
Quá trình đau đớn tột cùng này - đôi khi kết thúc bằng cái chết - nhằm thể hiện tính kỷ luật, sự tập trung và cống hiến, và cách duy nhất mà các chàng trai được phép xoa dịu nỗi đau là nhai một loại cây có khả năng chữa bệnh. Các họa tiết rạch càng dài và rõ nét sẽ chứng tỏ sự trưởng thành của chàng trai. Bên cạnh đó, các vết sẹo cũng được cho là đem đến sự may mắn và mạnh mẽ như cá sấu. Nghi lễ này khá nguy hiểm bởi không ít trẻ nhỏ sẽ mất nhiều máu. Y học kém phát triển khiến không ít người bị nhiễm trùng nặng.
Bé trai thu lượm cao lương (Ảnh DK).
Bộ lạc tin rằng, cá sấu hóa thân thành người (Ảnh DK).
Những bé trai phải trải qua nghi thức đau đớn để đánh dấu tuổi trưởng thành.
Nhiều người tin rằng nếu chúng có thể chịu đựng được nỗi đau, điều đó sẽ khiến các em mạnh mẽ hơn trong cuộc sống sau này.
Dấu chân 14.000 năm tuổi ghi lại chuyến đi chơi của một gia đình thời kỳ đồ đá Thời kỳ đồ đá đã để lại vố số dấu vết khám phá cho các nhà khảo cổ học. Mới đây, bộ dấu chân 14.000 năm tuổi của một gia đình cổ đại miền bắc Italia trong một chuyến thám hiểm hang động đang nhận được sự quan tâm của giới chuyên môn. Các dấu vết được lưu lại trong một lớp đất...