Phát hiện thành phần tạo nên sự sống trong thiên thạch rơi xuống Trái đất
Các nhà khoa học đã công bố phát hiện mới cho thấy sự sống trên Trái đất ngày nay rất có thể bắt nguồn từ các tiểu hành tinh ngoài vũ trụ.
Theo đó, rất có khả năng những thanh chocolate Galaxy ngọt lịm mà bạn đang ăn có mối liên hệ mật thiết với các thiên thạch ngoài hành tinh đã rơi xuống Trái đất từ hàng tỷ năm trước. Một bản phân tích đã chứng minh các hành tinh này chứa chất làm ngọt tự nhiên gọi là ribose, yếu tố quan trọng tạo nên vị ngon của bánh kẹo ngày nay. Ribose cũng là thành phần quan trọng cấu thành nên ARN, giúp phân tử truyền tín hiệu từ ADN để xây dựng protein.
Sự sống trên Trái đất có khả năng được cấu thành nhờ các thiên thạch.
Giáo sư Yoshihiro Furukawa tại Đại học Tohoku (Nhật Bản), tác giả chính của nghiên cứu, cho biết công trình này cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy sự tồn tại của ribose trong không gian, cũng như sự xuất hiện của đường trên Trái đất. Hợp chất này góp phần vào sự hình thành RNA trên hành tinh của chúng ta, đồng thời khởi nguồn cho sự sống trên Mặt trăng và các hành tinh khác. Dựa trên thành phần khoáng chất của các mẫu vật thu được, các nhà khoa học cho rằng đường đã được hình thành do các phản ứng hóa học bên trong các tiểu hành tinh, tức cơ thể mẹ của hầu hết thiên thạch.
Mẫu vật từ khối thiên thạch Murchison.
Video đang HOT
Mẫu vật nghiên cứu được thu thập từ hai thiên thạch cổ xưa rơi xuống Trái đất. Một thiên thạch trong đó có tên Murchison, rơi xuống tại một thị trấn ở Australia năm 1969. Tảng vật chất còn lại là NWA 801, rơi xuống vùng trời Morocco năm 2001. Cả hai đều có niên đại hơn 4,5 tỷ năm, lớn tuổi hơn cả Trái đất. Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu phát hiện có một lượng ribose cực nhỏ xuất hiện trong cả hai tảng đá, với tỷ lệ ở NWA 801 là 11 phần tỷ, còn Murchison là 180 phần tỷ.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện đường ribose tạo nên sự sống trong mẫu đá này.
RNA được cho là phân tử đầu tiên mang thông tin di truyền trong số các dạng sống sớm nhất của Trái đất, trước cả DNA và protein. Các nhà khoa học đang chờ tàu vũ trụ NASA mang mẫu thiên thạch của tiểu hành tinh Bennu và Ryugu về Trái đất để tiếp tục nghiên cứu về giả thuyết này.
Sắp tới, họ sẽ nghiên cứu mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu.
Những tiểu hành tinh trên chưa bao giờ tiếp xúc với Trái đất và có niên đại từ vài trăm triệu đến một tỷ năm. Chúng có thể giúp nhóm nghiên cứu chứng minh loại phân tử nào thực sự bắt nguồn cho sự sống trên hành tinh của chúng ta, cũng như loại nào xuất hiện sau hợp chất đường.
Thanh Vân
Theo saostar.vn
Bất ngờ tìm thấy chất quan trọng cho sự sống trong thiên thạch đâm vào Trái Đất
Đường, thành phần quan trọng đối với sự sống, đã được tìm thấy lần đầu tiên trong các mẫu thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Các phân tử đường lần đầu tiên được phát hiện trong ruột của 2 thiên thạch rơi xuống Trái Đất (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) đã phát hiện một số lượng lớn thành phần đường trên hai thiên thạch rơi xuống Trái Đất.
Bằng việc áp dụng hệ thống sắc ký khí, một phương pháp phân loại các phân tử theo khối lượng và điện tích, các nhà khoa học đã tìm thấy một số lượng lớn đường sinh học từ 2 thiên thạch Murchison (rơi xuống Úc vào năm 1969) và NWA 801 (rơi xuống vùng tây bắc châu Phi vào năm 2001)
"Nghiên cứu cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên về đường sinh học trong không gian và cách chúng được đưa đến Trái đất", giáo sư Yoshihiro Furukawa từ trường đại học Tohoku, Nhật Bản, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. "Đường ngoài không gian có thể đã góp phần vào cấu tạo các thành phần RNA và prebiotic, những yếu tố được coi như nguồn gốc của sự sống."
Phân tích từ các mẫu thiên thạch đã tìm ra một mức độ lớn ribose (thành phần quan trọng trong RNA) và các loại đường khác, (bao gồm arabinose và xyloza)
"Điều đáng chú ý là chưa có một phân tử trọng yếu như ribose có thể được phát hiện trong những vật thể cổ xưa như vậy", đồng tác giả nghiên cứu Jason Dworkin, Phó Giám đốc Bộ phận Khám phá Hệ Mặt trời của NASA cho biết.
Phát hiện này củng cố thêm sức nặng cho giả thuyết một thiên thạch rơi xuống Trái Đất vào thời cổ đại có thể đã kích hoạt sự sống trên hành tinh chúng ta, bằng việc cung cấp những thành phần gọi là "khối sự sống" cần thiết.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ góp phần mở đường cho những phát hiện sau này về mức độ phổ biến và sự biến đổi của các loại đường rải rác bên ngoài Trái Đất.
Theo danviet.vn
NASA đổi tên tiểu hành tinh Các nhà khoa học ở Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa đặt tên cho thiên thể bên ngoài sao Hải vương (thiên thể vành đai Kuiper - KBO) quen thuộc Ultima Thule một cái tên mới là Arrokoth. Lý do: Cái tên cũ, không chính thức (Ultima Thule) khiến người ta liên tưởng tới Đức Quốc xã. Tiểu hành tinh...