Phát hiện tàn tích vật thể ngoài Hệ mặt trời ở Nam Cực
Các nhà khoa học vừa tìm ra bụi vũ trụ lẫn trong tuyết Nam Cực, là những thứ mà một siêu tân tinh rất xa Hệ Mặt trời bắn đến trái đất hàng triệu năm về trước.
Một nghiên cứu vừa đăng tải trên tạp chí khoa học Physical Review Letters đã công bố phát hiện đáng ngạc nhiên về tuyết lẫn bụi vũ trụ được tìm thấy gần trạm nghiên cứu Kohnen do người Đức xây dựng tại Nam Cực .
Đó là thành quả của nhóm nghiên cứu đa quốc gia đến từ nhiều đơn vị danh tiếng như Đại học Quốc gia Úc, Đại học Công nghệ Mnchen (Đức)… Họ đã đem về phòng thí nghiệm ở Munich (Đức) 500 kg tuyết và phát hiện ra đồng vị phóng xạ “ngoài hành tinh” của sắt – 60Fe. 60Fe tự nhiên trên trái đất đã phân rã và hoàn toàn biến mất từ lâu.
Hầu hết 60Fe tìm được sau này đều có nguồn gốc từ các thiên thạch, tiểu hành tinh rơi xuống đại cầu.
Sau này, các vụ thử bom hạt nhân và thảm họa nhà máy hạt nhân cũng có thể tạo ra và phân tán đồng vị 60Fe trên khắp trái đất, tuy nhiên lượng đồng vị đó thấp hơn nhiều so với những gì một vật thể ngoài hành tinh mang lại.
Video đang HOT
Với lượng đồng vị 60Fe quá nhiều trong tuyết Nam Cực, các nhà khoa học khẳng định rằng nó thuộc về một kẻ ngoại lai. Họ tiếp tục phân tích xem liệu nó có đến từ đâu đó trong Hệ Mặt trời?
Câu trả lời là không, dựa vào một đồng vị mangan – 53Mn, cũng tồn tại trong bụi vũ trụ, vốn phụ thuộc vào sự tiếp xúc với bức xạ vũ trụ. Kết quả cho thấy lượng mangan thấp hơn nhiều so với mức mà bụi cục bộ Hệ Mặt trời có thể sở hữu.
Các bằng chứng đã xác định chủ nhân của bụi vũ trụ kỳ bí này chính là một siêu tân tinh hàng triệu năm về trước. Siêu tân tinh là giai đoạn hấp hối rực rỡ của một vì sao: nó bùng nổ dữ dội thành siêu tân tinh trước khi chỉ còn trơ lõi và chết hẳn.
Theo Người lao động
Tìm thấy bụi không gian cực hiếm trong tuyết ở Nam Cực
Các nhà khoa học nghiên cứu tuyết mới rơi ở Nam Cực đã phát hiện ra một đồng vị sắt hiếm gặp trong bụi liên sao ẩn bên trong nó.
Khám phá này có thể cung cấp thông tin quan trọng về lịch sử các vụ nổ sao trong khu vực thiên hà của chúng ta.
Chúng ta biết rằng bụi vũ trụ có xu hướng trôi dạt xuống Trái Đất mọi lúc, những mảnh vụn nhỏ từ sự hình thành các sao và hành tinh, đôi khi hàng tỷ năm tuổi. Nam Cực là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm những hạt bụi như vậy, bởi vì đây là một trong những khu vực hoang sơ nhất trên Trái Đất, giúp việc tìm kiếm các đồng vị không bắt nguồn từ hành tinh của chúng ta dễ dàng hơn.
Các nhà khoa học vừa có một phát hiện đáng chú ý nhờ tuyết ở Nam Cực.
Trong trường hợp này, đồng vị mà các nhà nghiên cứu đã xác định chính xác là đồng vị bức xạ sắt 60, một trong nhiều biến thể phóng xạ của sắt. Trước đây, sự hiện diện của loại sắt này trong trầm tích dưới biển sâu và tàn tích hóa thạch của vi khuẩn đã gợi ý một hoặc nhiều siêu tân tinh phát nổ ở vùng lân cận Trái Đất trong khoảng 3,2 đến 1,7 triệu năm trước.
Nghiên cứu mới đánh dấu lần đầu tiên đồng vị bức xạ sắt 60 liên sao được phát hiện trong tuyết ở Nam Cực, nó được cho đã rơi xuống từ bầu trời trong vòng 20 năm qua.
"Cá nhân tôi rất ngạc nhiên, vì đó chỉ là một giả thuyết rằng có thể có đồng vị bức xạ sắt 60 và thậm chí còn không chắc chắn rằng tín hiệu này đủ mạnh để được phát hiện. Đó là một khoảnh khắc rất vui khi tôi thấy số lượng đồng vị bức xạ sắt 60 xuất hiện trong dữ liệu, bởi vì điều đó có nghĩa là bức tranh thiên văn tổng thể của chúng ta có thể không quá sai", nhà vật lý hạt nhân Dominik Koll từ Đại học Quốc gia Úc nói.
Hệ Mặt Trời hiện đang đi qua vùng được gọi là đám mây liên sao cục bộ (LIC) - một túi liên sao dày đặc có chứa một vài đám mây bụi liên sao.
Nếu đồng vị bức xạ sắt 60 đã được lắng đọng trên Trái Đất trong những năm gần đây, điều đó giúp xác thực ý tưởng rằng khu vực thiên hà của chúng ta và cấu tạo đặc biệt của các ngôi sao giữa các vì sao có thể đã được định hình từ các ngôi sao nổ tung.
Về cơ bản không có sắt ổn định hoặc các nguyên tố khác có nhiều ở Nam Cực, điều này giúp ích rất nhiều cho việc đo tỷ lệ đồng vị bức xạ sắt 60. Tuyết được lấy bằng cách xúc và được đóng gói trong các hộp lưu trữ được giữ dưới 0 độ C để giữ tuyết đóng băng cho đến khi đến Munich.
Các nhà nghiên cứu đã đo tỷ lệ của các đồng vị nguyên tố khác trong mẫu của họ, để đảm bảo đồng vị bức xạ sắt 60 thực sự có nguồn gốc liên sao. Điều này cho phép loại trừ nguồn gốc có thể khác gần, chẳng hạn như đá không gian trong Hệ Mặt Trời của chúng ta được chiếu xạ bằng tia vũ trụ, hoặc thậm chí là thử nghiệm vũ khí hạt nhân.
Khôi Nguyên
Theo Science Alert
Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có... mùi gì? Không cần phải đặt chân đến tận nơi, các nhà khoa học vẫn có thể dự đoán được mùi hương đặc trưng trên các hành tinh, dựa vào thành phần hóa học có trong bầu khí quyển cũng như địa chất của chúng. Và kết quả chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ! Cùng khám phá xem các hành tinh trong hệ...