Phát hiện sưng to ‘chỗ ấy’, người đàn ông sốc khi biết bệnh
Sau hai tháng phát hiện với 3 đợt uống kháng sinh nhưng bìu trái “chỗ ấy” của bệnh nhân ngày càng sưng to. Khám chuyên sâu, bệnh nhân sốc khi mắc K tinh hoàn di căn gan.
Hai tháng phát hiện sưng to “chỗ ấy”, người đàn ông sốc khi biết bệnh (Ảnh miinh họa)
Uống 3 đợt thuốc kháng sinh mà bìu trái “chỗ ấy” ngày càng to dần lên
Khoa Nam học và Y học giới tính, BV ĐH Y Hà Nội vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân từ Phú Thọ được chuyển tiếp từ khoa Ngoại tiết niệu với bìu trái “của quý” sưng phồng, tấy đỏ.
Bệnh nhân cho biết 2 tháng nay bị sưng và đau tức bìu trái, đã được khám, siêu âm và được chẩn đoán là viêm tinh hoàn trái. Bệnh nhân được chỉ định điều trị 3 đợt thuốc kháng sinh, tinh hoàn bớt đau tức, nhưng ngày càng to dần lên.
Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng, các bác sĩ khoa Nam học và Y học giới tính đã nghi ngờ bệnh nhân bị u tinh hoàn và chỉ định làm các xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm chuyên sâu tầm soát đã cho kết quả bệnh nhân u tinh hoàn.
Để khẳng định chắc chắn, các bác sĩ cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính ổ bụng để đánh giá tổn thương phối hợp.
“Thật buồn khi phát hiện ra thêm các khối u di căn ở gan bệnh nhân. Trường hợp này được chẩn đoán: theo dõi K tinh hoàn di căn gan, và chuyển chuyên Khoa U bướu điều trị tiếp”, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính cho hay.
Kết luận này khiến cho bệnh nhân sốc. Theo TS. BS Hoài Bắc, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sưng bìu: U tinh hoàn, viêm tinh hoàn- mào tinh; tràn dịch màng tinh hoàn và giãn tĩnh mạch tinh hoặc thoát vị bẹn.
“Việc đánh giá sưng bìu không nên dừng lại ở mỗi kĩ thuật siêu âm tinh hoàn mà còn cần làm đầy đủ bilan tầm soát các nguyên nhân khác. Đôi khi lười khám tại những cơ sở uy tín vì sợ chờ lâu, mà người bệnh lại chậm trễ mất thời gian chữa bệnh tốt nhất. Do vậy, nếu có dấu hiệu bìu bị sưng, các quý ông đừng chủ quan”, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc nhấn mạnh.
Có thể chữa khỏi 90% nếu phát hiện sớm
Nói thêm về căn bệnh ung thư tinh hoàn, BS Nguyễn Duy Khoa, BV Ung bướu Hà Nội cho biết, ung thư tinh hoàn (UTTH) là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Tuy nhiên đây lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35.
Video đang HOT
Nguyên nhân ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát – những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.
Theo BS Nguyễn Duy Khoa, người có tinh hoàn ẩn, gia đình từng có người mắc ung thư tinh hoàn, người bị nhiễm HIV … có nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
“Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh “tinh hoàn ẩn”.
Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường”, BS Nguyễn Duy Khoa cho hay.
Ngoài ra, với những nam giới có cha mẹ hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn thì theo BS Duy Khoa cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm nam giới khác. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.
“Một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Và khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại”, BS Duy Khoa cho hay.
Theo vị bác sĩ chuyên khoa ung bướu, dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng như: đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới; bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu; có thể nổi hạch vùng bẹn; có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng); có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở… (do ung thư di căn)…
Để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, BS Duy Khoa cho rằng nam giới nên loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Trong đó, yếu tố chủng tộc, tiền sử gia đình, ung thư tinh hoàn là không thể thay đổi. Còn với yếu tố nguy cơ tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần chú ý phát hiện sớm tinh hoàn ẩn cho trẻ.
“Với đàn ông, cần biết cách tự khám tinh hoàn cho mình để phát hiện tinh hoàn ẩn và thực hiện phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó, cần có cuộc sống “chăn gối” lành mạnh tránh lây nhiễm HIV. Ngoài ra, mọi người nên có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để nâng cao sức khỏe”, BS Duy Khoa nhấn mạnh.
Mặc dù ung thư tinh hoàn ảnh hưởng rất nhiều đến nam giới, tuy nhiên theo các chuyên gia đây là bệnh có tiên lượng tốt nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tính chung cho các giai đoạn có thể chữa khỏi cho 90% số người bệnh. Tỷ lệ sống 5 năm ở các bệnh nhân ung thư tinh hoàn là lớn hơn 95%.
Do vậy, BS Nguyễn Duy Khoa khuyến cáo, ngoài việc thay đổi lối sống, mọi người nên được kiểm tra sàng lọc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn để có thể điều trị kịp thời.
Các bước tự thăm khám tinh hoàn:
Bước 1: Đứng trước gương. Nam giới sẽ tự kiểm tra da bìu để tìm dấu hiệu da bìu phù nề.
Bước 2: Dùng tay khám từng bên tinh hoàn. Dùng ngón trỏ và ngón giữa đặt dưới tinh hoàn, ngón cái để trên tinh hoàn. Lăn các ngón tay nhẹ nhàng để tìm các u cục bất thường.
Bước 3: Tìm mào tinh hoàn và kiểm tra, đó là phần mềm mại nằm phía sau tinh hoàn, đây là nơi giúp tinh trùng trưởng thành.
Căn bệnh 30-40% trẻ sinh non mắc phải, bố mẹ cần biết sớm tránh hậu quả nặng nề về sau
Tinh hoàn ẩn nếu không can thiệp điều trị kịp thời, càng để lâu thì không chỉ ảnh hưởng tới tâm lý thiếu tự tin của nam giới mà nguy cơ vô sinh, ung thư tinh hoàn cũng ngày càng cao...
Bố mẹ nên kiểm tra "cậu nhỏ" của con ngay từ lúc mới sinh
30- 40% trẻ sinh non, tinh hoàn dễ đi "lạc chỗ"
Hốt hoảng khi cả nhà lần sờ nắn, tìm kiếm mà 'con chim xinh xinh' của con trai chị Hoa (Ba Đình, Hà Nội) chỉ có "một hòn". Chị Hoa cho biết, chị bị sinh non nên con phải ở trong bệnh viện hơn 2 tháng trời mới được về nhà với mẹ.
"Cứ tưởng không còn được bế bồng con nhưng được về với mẹ là mừng lắm rồi. Thành thử ra, cả nhà chỉ cố chăm cho con khoẻ. Khi bé được 5 tháng tuổi, bế đã bắt đầu nặng tay, tôi mới bắt đầu quan sát tỷ mẩn các bộ phận trên người con. Chị tá hoả khi biết con chỉ có 1 hòn cà", chị Hoa nói.
Dù đã được các bác sĩ nói trước con chị dễ mắc tinh hoàn ẩn - tinh hoàn lạc chỗ, nhưng có ý kiến giải thích sau thời gian "nó sẽ tự về đúng vị trí" nên chị cũng không quá lo lắng. Nhưng đến tháng thứ 5 mà sờ mãi không thấy đâu, chị Hoa đành phải ôm con đến viện.
Trao đổi với phóng viên, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học Giới tính - BVĐH Y HN cho biết, bình thường khi trẻ mới chào đời thì có thể quan sát thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn của trẻ nằm ở 2 bên bìu.
"Tuy nhiên, nếu người lớn mà không quan sát thấy hoặc không sờ thấy 1 hoặc 2 bên tinh hoàn của trẻ thì được gọi là tinh hoàn ẩn- tinh hoàn lạc chỗ. Nói cách khác thì ẩn tinh hoàn là một dị tật bẩm sinh, trong đó 1 hoặc 2 bên tinh hoàn của trẻ không nằm ở vị trí bìu bình thường mà lại nằm ở vị trí khác bất thường", TS Hoài Bắc giải thích.
Theo đó, nếu chẳng may trẻ mắc dị tật này thì tinh hoàn có thể nằm ở lỗ bẹn nông, ở ống bẹn, ở lỗ bẹn sâu và thậm chí nằm ở trong ổ bụng. Đáng lo ngại, theo TS. BS Nguyễn Hoài Bắc, tinh hoàn ẩn là một bất thường bẩm sinh của hệ sinh dục phổ biến ở các bé trai.
"Theo các nghiên cứu trên thế giới đã thống kê cho thấy tình trạng ẩn tinh hoàn chiếm tỷ lệ 3- 5% ở trẻ đủ tháng - nghĩa là cứ 100 trẻ thì có khoảng 4 trẻ có tình trạng ẩn tinh hoàn.
Tình trạng ẩn tinh hoàn chiếm tới 30 - 45% ở trẻ sinh non - nghĩa là cứ 100 trẻ sinh không đủ tháng thì có tới 30- 40 trẻ bị ẩn tinh hoàn", TS Nguyễn Hoài Bắc đưa ra dẫn chứng.
Theo bác sĩ, đối với trẻ ở độ tuổi 6 tháng đến 1 năm tuổi và các trẻ lớn thì có chung một tỉ lệ ẩn tinh hoàn với con số xấp xỉ 1% (cứ 100 trẻ trên 1 tuổi thì có 1 trẻ bị ẩn tinh hoàn).
Ngoài ra, ẩn tinh hoàn 1 bên phổ biến gấp 4 lần so với 2 bên, tinh hoàn ẩn 2 bên chiếm 23%, tinh hoàn phải ẩn chiếm 46%, tinh hoàn trái ẩn chiếm 31%.
Nguyên nhân do đâu?
Lý giải nguyên nhân gây ra tình trạng này, TS. BS Nguyễn Hoài Bắc cho biết, bình thường trong thời kỳ phôi thai tinh hoàn sau khi được hình thành sẽ nằm ở trong ổ bụng. Quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng tới bìu diễn ra bắt đầu từ tuần thai thứ 10 và kết thúc quá trình di chuyển, cố định ở bìu vào tuần thứ 35 của thai kỳ.
Trong quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu chịu sự chi phối, điều khiển bởi một số yếu tố như yếu tố nội tiết, quá trình hình thành dây chằng bìu tinh hoàn (từ tuần thứ 10 của thai kỳ), vai trò thần kinh sinh dục đùi, áp lực ổ bụng, cấu trúc của ống bẹn - khi có bất thường giải phẫu của ống bẹn như xơ hóa, hẹp, bít tắc sẽ cản trở đường di chuyển của tinh hoàn xuống bìu.
"Như vậy bất kỳ sự bất thường nào của các yếu tố tham gia điều khiển quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu đều có thể dẫn tới tình trạng ẩn tinh hoàn", TS Nguyễn Hoài Bắc nói.
Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới ẩn tinh hoàn như: Trẻ đẻ non tháng, thấp cân; Tiền sử trong gia đình có cha, anh, em bị ẩn tinh hoàn; Tuổi mẹ cao; Mẹ mang thai nhiều lần; Tình trạng bệnh lý mạn tính của mẹ; Mẹ hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn hoặc caffeine trong quá trình mang thai. Hoặc mẹ sử dụng một số thuốc trong quá trình mang thai, phơi nhiễm với các hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết.
Nói về tác hại của dị tật bẩm sinh này, BS Nguyễn Bá Hưng, khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, tinh hoàn ẩn nếu không can thiệp điều trị kịp thời, càng để lâu thì nguy cơ vô sinh càng cao. Nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cũng ngày càng cao. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến tâm lý, bởi nam giới không thấy có tinh hoàn thường sống mặc cảm, thiếu tự tin, lo lắng, sợ bạn gái hay vợ biết về vấn đề này.
"Phẫu thuật chỉnh một tinh hoàn lạc chỗ trước 24 tháng tuổi là giải pháp để tránh ảnh hưởng đến khả năng vô sinh sau này và hạn chế khả năng ung thư tinh hoàn", BS Nguyễn Bá Hưng nhấn mạnh.
Theo BS. Nguyễn Bá Hưng, tinh hoàn ẩn là một bệnh lý bẩm sinh, do đó, các bác sĩ khuyến cáo, các bậc phụ huynh nên kiểm tra hai "hòn cà" của trẻ ngay từ khi em bé chào đời. Khi cha mẹ phát hiện con mình có bất thường cần đưa con đi khám ngay để tìm hướng điều trị. Một bé trai nếu phát hiện sớm, trước 2 tuổi có thể dùng thuốc. Nhưng nếu để sau 2 tuổi thì phải dùng tới biện pháp phẫu thuật mới trả tinh hoàn về đúng vị trí, chưa kể càng để lâu sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề.
Cười... ra nước mắt kiểu này, mau đi khám ung thư phổi! Các triệu chứng ung thư phổi có xu hướng xuất hiện khi bệnh đã tiến triển, khi ung thư đã di căn, có nghĩa là thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng trong giai đoạn đầu. Đau ngực - thường nặng hơn khi cười là một triệu chứng phổ biến của ung thư phổi - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Tuy nhiên, một...