Phát hiện sốc vượn cáo ở Madagascar biết hát có nhịp điệu
Nếu động vật được đề cử giải Grammy, những con vượn cáo sẽ giành chiến thắng với khả năng ca hát tài tình, đúng nhịp điệu.
Phát hiện sốc vượn cáo biết hát có nhịp điệu
Ca hát và nhịp điệu ở các loài động vật khác đã thu hút các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ, một phần vì chúng có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình tiến hóa của chính con người.
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tại chí khoa học uy tín Current Biology, Indri indri, loài vượn cáo ở Madagascar, là một trong số ít loài động vật phát ra âm thanh có nhịp điệu.
Chiara De Gregorio, nhà nghiên cứu tại Đại học Turin, Italia, đồng tác giả nghiên cứu cho biết âm thanh vượn cáo Indri indri phát ra lúc thấp lúc cao xuyên qua không khí. “Nhịp điệu vượn cáo tạo ra được tính bao gồm âm thanh và khoảng lặng”, Chiara De Gregorio nói.
Việc thu thập các bản ghi âm ‘tiếng hát’ của loài vượn cáo không phải công việc dễ dàng. Những con vượn cáo sống trên cây, sâu trong tán rừng nhiệt đới của Madagascar.
Các nhà nghiên cứu đã dành nhiều năm theo dõi chúng trong rừng để thử và nghe chúng hát. Tuy nhiên có những ngày vượn cáo không hề hát.
Video đang HOT
Sau 12 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích 636 bản ghi âm âm thanh của 39 cá thể vượn cáo trưởng thành và nhận thấy chúng có hai kiểu nhịp điệu khác nhau.
Thứ nhất là isochrony, đó là khi các khoảng cách giữa các nốt cách đều nhau. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con vượn cáo cũng hát theo mô hình tỷ lệ 1:2, đó là khi quãng thứ hai dài gấp đôi quãng thời gian đầu tiên.
De Gregorio giải thích rằng cả hai kiểu ngắt quãng đều được tìm thấy trong phần giới thiệu bài hát “We Will Rock You” của ban nhạc Queen.
Các nhà nghiên cứu không biết chính xác lý do tại sao vượn cáo phát triển tài năng độc đáo này. Tuy nhiên, De Gregorio và nhóm nghiên cứu tin rằng khả năng ca hát phát triển giúp vượn cáo liên lạc đường dài và bảo vệ lãnh thổ.
De Gregorio nói: “Vượn cáo là một loài linh trưởng. Kết quả của chúng tôi là một bằng chứng quan trọng giúp hiểu được nguồn gốc khả năng nhịp điệu, tình yêu của con người với khiêu vũ và niềm đam mê âm nhạc”.
Bước tiếp theo trong nghiên cứu của De Gregorio là xác định xem những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng này biết ca hát ngay khi mới chào đời hay đó là kỹ năng mà chúng học được qua quá trình sinh sống và phát triển.
Khám phá những địa danh biệt lập nhưng không kém phần cuốn hút
Mặc dù các địa danh này ít người và hẻo lánh song chúng vẫn mang những nét cuốn hút riêng về thiên nhiên, văn hóa, đời sống người dân địa phương...
1. Ittoqqortoormiit, Greenland
Ittoqqortoormiit được những người đến từ Tasiilaq và Tây Greenland thành lập vào năm 1925. Đây là nơi cư trú của khoảng 500 ngư dân địa phương và là địa điểm có người ở xa nhất của Greenland. Vùng biển xung quanh đây lại thường xuyên bị đóng băng, khiến cho tàu thuyền qua lại rất khó khăn. Những người dân ở đây thường dùng xe trượt tuyết chó kéo và đi cắm trại, trong khi du khách đến đây để xem cực quang và nhiều kỳ quan thiên nhiên khác. Dù biển băng cản trở việc cập cảng của tàu 9 tháng trong năm, Ittoqqortoormiit vẫn là điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách.
2. Medog, Trung Quốc
Medog là một thành phố xinh đẹp với 10.000 dân cư bị cô lập bởi các dãy núi cao. Con đường duy nhất vào thành phố chỉ mở ra 8 tháng mỗi năm, do tuyết và đất lở nghiêm trọng. Điểm trừ đó là người dân ở đây ít học và ít được chăm sóc sức khỏe. Dù cô lập là vậy, nơi đây lại nổi tiếng với người yêu leo núi, cũng nhờ du lịch mà thành phố đang dần hoàn thiện nhiều tiện nghi như Internet, khách sạn, trạm xe bus.
3. Iqaluit, Canada
Iqaluit, Canada, được tìm thấy ở bờ biển phía nam gần đảo Baffin. Thành phố này chỉ có khoảng 7.000 người sống, là nơi duy nhất ở Canada không kết nối với bất kỳ hệ thống đường cao tốc nào.
4. Socotra, Yemen
Socotra là một trong những địa điểm có cảnh quan kỳ lạ nhất trên trái đất nhờ những cây máu rồng xuất hiện ở đây. Nằm gần vịnh Aden của Yemen, Socotra có hơn 800 loài thực vật quý hiếm, 1/3 trong số đó không thể tìm thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Socotra cách Sanaa, thủ đô của Yemen khoảng 650 km, và được Unesco công nhận là di sản thế giới năm 2008.
5. Madagascar, châu Phi
Madagascar là một thành phố đẹp, độc với 90% sinh vật hoang dã sinh sống tại đây nơi mà bạn sẽ không tìm được ở nơi nào khác trên thế giới. Madagascar được rừng rậm bao phủ, là nơi sinh sống của các loài động vật bị đe dọa, những bãi cát trắng phau, núi đá vôi. Người dân trên đảo nói tiếng Pháp và có mức thu nhập chỉ dưới 2 đô la một ngày.
6. Sandhills, Nebraska
Sandhills được biết đến ở Hoa Kỳ như một vùng đất nông nghiệp bằng phẳng, trải dài với những cánh đồng ngô và trang trại. Dân số ở Sandhills khá thấp vì địa hình bằng phẳng, thêm vào đó, thế hệ trẻ cũng đang dần rời bỏ nơi đây để chuyển đến các thành phố lớn hơn.
Sự nóng lên toàn cầu cũng làm nơi đây gặp phải tình trạng hạn hán và cháy rừng. Mặc dù, đây có thể không phải là một nơi dành cho khách du lịch, nhưng nếu bạn là một nhiếp ảnh gia, bạn có thể đến và chụp được vô số bức ảnh về thiên nhiên và đời sống thực vật ở đây.
Khám phá 7 quần đảo lớn nhất thế giới Bài viết dưới đây sẽ mang đến những lựa chọn cho chuyến du lịch khám phá tới những hòn đảo có diện tích lớn với vẻ đẹp mê hoặc lòng người. 1. Đảo Greenland - Đan Mạch Với tổng diện tích 2.130.800 km2, Greenland là đảo lớn nhất trên thế giới, thuộc chủ quyền của Đan Mạch, nằm gần Bắc Mỹ . Dân...