Phát hiện sinh vật chưa từng thấy ở đáy sâu nhất Ấn Độ Dương
Ẩn dưới đáy sâu nhất Ấn Độ Dương là một loài sinh vật bí ẩn hoàn toàn mới, có thể là lần đầu tiên được nhìn thấy.
Tunicate là những sinh vật trong suốt như sứa.
Theo CNN, nhà thám hiểm người Mỹ, triệu phú Victor Vescovo đã có phát hiện mới trong chuyến lặn sâu xuống Rãnh Java (7.725 mét), là điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương.
Chuyến thám hiểm này là một trong 5 chuyến thám hiểm biển sâu do Discovery Channel ghi lại. Ở dưới đáy Rãnh Java, Vescovo và nhóm của mình đã nhìn thấy một con sứa có lẽ thuộc loài chưa từng được biết đến.
Họ đã ghi hình loài sinh vật này và mô tả “nó trông hết sức phi thường” và “không giống với bất cứ thứ gì từng thấy trước đây”.
Alan Jamieson, nhà khoa học hàng đầu tham gia chuyến thám hiểm, nói với CNN: “Ở đáy sâu có một loài sứa biển như vậy thật đáng kinh ngạc”.
Video đang HOT
Tunicate là loài động vật cùng họ với mực biển.
“Cả nhóm cố gắng chụp ảnh và ghi hình lại nhiều nhất có thể về thứ mình vừa thấy”.
Trở về khách sạn ở Bali, Jamieson đã lùng sục trên internet để tìm kiếm manh mối. Ông gặp nhóm các nhà khoa học Nhật Bản và hỏi họ về thứ mà mình tìm thấy.
“Chúng tôi đi đến kết luận rằng sinh vật này giống như loài tunicate”, Jamieson nói.
“Tunicate” là sinh vật trông giống một loại cây ma quái được tạo ra từ vụ va chạm với các hành tinh trong bộ phim khoa học viễn tưởng. Thực ra, đây không phải là cây mà là một loài động vật cùng họ với mực biển, chúng ăn thịt và có cách săn mồi vô cùng độc đáo.
Chúng cắm toàn thân sâu dưới đất, đợi chờ con mồi đi qua rồi há miệng để nuốt con mồi. Nhờ vô số sợi đốt có chất độc trong miệng, chúng khiến con mồi tê liệt và trở thành thức ăn.
Jamieson nói sinh vật này đã biến đổi để phù hợp với môi trường sống ở Rãnh Java.
“Sinh vật này biết mình có nguy cơ bị nhấn chìm bởi các hoạt động địa chất, nên chúng phát triển những xúc tu dài để nhấc mình lên khỏi đáy biển và trôi theo dòng nước”, Jamieson nói.
Theo Danviet
Chuyên gia : Máy bay MH370 đã được trục vớt?
Thậm chí, vị chuyên gia này còn đặt giả thuyết rằng hải quân Malaysia đã trục vớt toàn bộ hoặc một số phần của MH370.
MH370 có thể đã được trục vớt?
Noel O'Gara, người đã dành 5 năm nghiên cứu về vụ mất tích bí ẩn của MH370, tin rằng chính phủ Malaysia không thể không biết những chuyển động cuối cùng của chiếc máy bay.
"Nhiều khả năng MH370 vẫn nằm dưới biển, thuộc Ấn Độ Dương. Nếu không nó đã được trục vớt", O'Gara nói.
Vị chuyên gia đặt giả thuyết hải quân Malaysia đã trục với toàn hộ hoặc một số phần của MH370.
Một giả thuyết khác được ông O'Gara đưa ra là máy bay của Malaysia bị cướp khi đang quay đầu trở về Kuala Lumpur. "Nếu MH370 bị rơi bởi bất kỳ lý do gì, nó sẽ phải để lại dấu vết. Radar sẽ lần dấu và tìm thấy khu vực có mảnh vỡ trong vài giờ. Vì vậy tôi khẳng định lại một lần nữa, chính phủ Malaysia không thể không biết tọa độ cuối cùng của MH370", O'Gara quả quyết.
Cũng theo vị chuyên gia này, 4 nhân chứng chính có thể giúp xác định vị trí của máy bay.
Người đầu tiên là Mike McKay, công nhân dầu khí. McKay nhìn thấy một máy bay bốc cháy khi đang ở trên giàn khoan dầu ở Biển Đông.
Trong khi, Latife Dalelah, một nhân chứng khác, nói rằng đã nhìn thấy máy bay MHH370 trên mặt nước khi cô đang ở trên một chuyến bay khác.
Nhân chứng thứ ba, Kinda Tee, cho biết cô nhìn thấy một chiếc máy bay đang bốc cháy trên đường tới Phuket (Thái Lan).
Nhân chứng còn lại là ngư dân Malaysia, khẳng định rằng người này thấy máy bay rơi xuống biển.
Chiếc máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích ngày 8/3/2014 sau khi cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Nó mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu 40 phút sau khi khởi hành và biến mất khỏi màn hình radar. Nhiều cuộc tìm kiếm được tiến hành nhưng tới nay số phận của chiếc máy bay vẫn còn là ẩn số.
Theo Danviet
Mỹ bán gói trực thăng săn ngầm 2,6 tỉ USD cho Ấn Độ Mỹ đã thông qua thương vụ chuyển giao 24 trực thăng săn ngầm MH-60R cho Ấn Độ, tăng mạnh năng lực tuần tra biển trong lúc các đội tàu ngầm Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động ở Ấn Độ Dương. Trực thăng săn ngầm MH-60R . Theo động thái phản hồi đề nghị của Ấn Độ đưa ra vào năm ngoái,...