Phát hiện sinh vật bí ẩn sống sâu 5.000m dưới đáy Thái Bình Dương, có lớp vỏ bằng kim loại
Việc phát hiện sinh vật này còn có nhiều ý nghĩa đối với khoa học nhằm đảm bảo sự cân bằng sinh thái dưới đáy biển khi con người khai thác khoáng sản.
Một sinh vật giáp xác nhỏ sống ở độ sâu gần 5.000 m dưới đáy biển Thái Bình Dương đã được khám phá và được đặt tên theo ban nhạc rock nổi tiếng Metallica của Mỹ.
Sinh vật có tên được lấy cảm hứng từ một ban nhạc rock
Sinh vật giống sâu này có tên khoa học Macrostylis metallicola, chỉ dài khoảng 6,5 mm và được phát hiện tại vùng Clarion Clipperton nằm giữa Hawaii và Mexico.
Macrostylis metallicola. Ảnh: DOI
Chúng có cấu tạo thích nghi với những nơi sâu nhất, tối nhất dưới đáy biển và được bao quanh bởi kết hạch mangan (manganese nodules) – một nguyên tố kim loại hình thành cách đây hàng triệu năm và rất phổ biến dưới đáy biển Thái Bình Dương.
“Âm nhạc mạnh mẽ của Metallica đã đi cùng tôi trong phần lớn cuộc đời”, nhà khoa học đáy biển sâu là tiến sĩ Torben Riehl của Viện Nghiên cứu Senckenberg và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Frankfurt, Đức cho hay.
Teen gọi của Macrostylis metallicola lấy cảm hứng từ một ban nhạc rock. Ảnh: Anna
Đó cũng chính là lý do mà ông đặt tên cho sinh vật mới mà mình phát hiện theo tên của ban nhạc rock này. Sinh vật không có mắt và màu sắc sống ở nơi tối tuyệt đối của đáy biển có áp suất cực lớn (gấp 400 lần áp suất khí quyển) đã có sự thích nghi vô cùng đặc biệt.
Cơ thể được bao bọc bởi lớp vỏ kim loại
Xung quanh cơ thể chúng được bao bọc bởi một viên bi hình cầu kim loại có kích thước bằng một quả cam với thành phần kim loại có giá trị cao như coban, đồng đỏ, mangan, nikel và những nguyên tố rất hiếm khác của Trái Đất.
Ảnh phóng to của Macrostylis metallicola. Ảnh: Peerj
Sự phát triển dân số đòi hỏi chúng ta cần có những nguồn khai thác khoáng sản mới và đáy biển là một nơi đầy tiềm năng cho con người khai thác.
Hậu tố khoa học Latin “- cola” được chuyển từ “inhabiting” nghĩa là “sống trong” để nói về môi trường sống đa kim của loài Metallica” tiến sĩ Riehl giải thích.
Macrostylis metallicola được bao bọc bởi 1 lớp vỏ kim loại. Ảnh: Peerj
“Bởi vì nguồn tài nguyên giàu có dưới đáy biển sâu của nơi đây, nó có lẽ sẽ sớm trở thành mỏ khai thác khoáng sản theo sự phát triển của nhu cầu vật liệu thô”.
“Hiểu được điều kiện môi trường cơ sở là vô cùng quan trọng để lên kế hoạch quản lý dựa trên khoa học và có chiến lược hợp lý nhằm đảm bảo đa dạng sinh thái cũng như hệ sinh thái trù phú được duy trì ổn định”.
“Rất ít người nhận thức được những nơi sâu thẳm dưới đại dương rộng lớn mênh mông cỡ nào và đây là nơi trú ngụ của những sinh vật kỳ lạ và chưa từng được khám phá – như sinh vật Metallica mới được phát hiện này”.
“Chúng là một phần của hệ sinh thái Trái Đất mà tất cả chúng ta cũng nằm trong đó”.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Peerj
Theo Trí Thức Trẻ
Phương pháp mới giúp xác định niên đại của đá
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra phương pháp mới để xác định niên đại của đá giúp xác định trữ lượng quặng và cải thiện hoạt động thăm dò khoáng sản trên toàn cầu.
Giáo sư Jian-xin Zhao, một trong những nhà nghiên cứu chính cho biết nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng cách phân tích một loại khoáng vật silicat được gọi là garnet, sau đó nó giúp hiểu được sự tích tụ của kim loại quý như vàng, đồng, kẽm chì, bạc và urani.
Các nhà khoa học của Đại học Queensland vừa phát hiện ra cách mới xác định niên đại của đá.
"Garnet trông hơi giống hạt của quả lựu, là một khoáng chất đầy thách thức cho đến nay nhưng rất phổ biến trong các hệ thống khoáng chất núi lửa. Nó hình thành khi magma nóng đi vào lớp vỏ của Trái đất và nó cho chúng ta manh mối về các thành tố tạo magma khác trong cùng khu vực. Bằng cách hiểu rõ hơn khi nào, ở đâu và tại sao hoạt động magma xảy ra, chúng ta sẽ có thể tìm thấy các điểm nóng giàu khoáng chất", Giáo sư Zhao nói.
Tiến sĩ Renjie Zhou, một trong những nhà khoa học cũng chia sẻ nhóm nghiên cứu hy vọng phương pháp mới này sẽ thiết lập tốt hơn mối quan hệ giữa các giai đoạn lịch sử của hoạt động magma và tích lũy khoáng sản.
"Nhiều mỏ khoáng sản quan trọng trên thế giới được hình thành trong các môi trường địa chất như Vành đai lửa của Thái Bình Dương là một khu vực hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa bao quanh vòng lòng chảo Thái Bình Dương, nơi magma nóng liên tục xâm nhập vào lớp vỏ", Tiến sĩ Zhou nói.
Bằng cách hiểu chính xác khi nào sự hình thành nhất định đã xảy ra, việc xác định các mỏ giàu khoáng sản dễ dàng hơn nhiều.
Các nhà nghiên cứu tin rằng khám phá này đến vào thời điểm quan trọng đối với ngành khai thác mỏ trên hành tinh của chúng ta.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Phys
Đá Phù thủy tái xuất sau khi mất tích ở Mỹ Tảng đá nặng 1 tấn rất được yêu thích ở một khu rừng quốc gia của bang Arizona vừa tái xuất "thần diệu" sau khi nhiều du khách báo tin nó mất tích tháng trước. Đá Phù thủy - tên của tảng đá màu đen với thạch anh trắng chạy dọc trên bề mặt được ghi nhận mất tích tại Rừng Quốc gia...