Phát hiện siêu tân tinh chói lòa nhất từ trước đến nay trong vũ trụ
Các nhà thiên văn học cho rằng họ vừa phát hiện một siêu tân tinh phát tán những luồng sáng chói lòa và phát ra nguồn năng lượng cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử nghiên cứu vũ trụ của nhân loại.
Một vụ nổ siêu tân tinh NASA
Những ngôi sao khổng lồ không chấm dứt cuộc đời một cách âm thầm, lặng lẽ. Cái chết của chúng đánh dấu bằng những vụ nổ ngoạn mục có thể làm lu mờ ánh sáng của cả thiên hà.
Giờ đây, các nhà thiên văn học đã tìm ra vụ nổ mạnh mẽ nhất mà nhân loại từng chứng kiến, đánh dấu sự giẫy chết của một ngôi sao (mà cũng có thể là hai ngôi sao) .
Siêu tân tinh, có tên SN2016aps, vào ngày 22.2.2016 đã lọt vào tầm quan sát của hệ thống PanSTARRS được đặi tại Đài quan sát Haleakala ở Hawaii. Nó xảy ra ở thiên hà cách Trái đất 4,5 tỉ năm ánh sáng.
Video đang HOT
Thế nhưng, phải đến mới đây đội ngũ chuyên gia do tiến sĩ Matt Nicholl của Đại học Birmingham (Anh) dẫn đầu mới xác định được SN2016aps tỏa ra ánh sáng gấp 500 lần so với các vụ nổ siêu tân tinh bình thường.
Theo các nhà thiên văn học, SN2016aps là sự kiện siêu tân tinh sáng nhất, tỏa ra năng lượng mạnh mẽ nhất và bao trùm khoảng không gian lớn nhất của vũ trụ mà con người từng quan sát được.
Báo cáo trên chuyên san Nature Astronomy, các chuyên gia cho rằng có thể liệt SN2016aps vào nhóm “ bội siêu tân tinh”, nếu dựa trên mức năng lượng và ánh sáng tỏa ra.
Đội ngũ nghiên cứu, có sự tham gia của Đại học Harvard và Ohio (Mỹ), thậm chí cho rằng hiện tượng trên nhiều khả năng là “siêu tân tinh đôi” vô cùng hiếm, chỉ siêu tân tinh nhiều khả năng được kích hoạt bởi hai ngôi sao khổng lồ.
Hai ngôi sao được cho đã kết hợp trước khi nổ tung và tạo ra vụ nổ sao lớn nhất từ trước đến nay.
“Siêu tân tinh đôi” cho đến nay chỉ tồn tại trong giả thuyết và chưa từng được xác nhận thông qua các quan sát thiên văn học trên thực tế.
Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia hy vọng nghiên cứu của họ sẽ góp phần vào nỗ lực tìm kiếm những ngôi sao già nhất trong vũ trụ, một khi kính viễn vọng không gian mới của NASA là James Webb được phóng lên quỹ đạo.
Siêu tân tinh có thể đang bắn phá bầu khí quyển trái đất
Nhà vật lý Amir Siraj và GS Abraham Loeb của ĐH Harvard nghi ngờ rằng một số đạn vũ trụ có thể đang tấn công bầu khí quyển của chúng ta khi di chuyển với tốc độ 3.000 km/giây.
Trái đất đang bị bắn phá hàng ngày bởi các viên đạn vũ trụ (thiên thạch) có chiều rộng khoarng 1 mm - 10 cm và hầu hết chúng bay vào bầu khí quyển với tốc độ nhanh hơn 17 km/giây. Tuy nhiên, với những viên đạn vũ trụ của siêu tân tinh di chuyển với tốc độ 3000 km/giây, sức công phá của chúng rất lớn sẽ gây nguy hiểm cho trái đất và có thể làm " bốc hơi" ngay lập tức tàu vũ trụ.
Nghiên cứu mới này nhằm tìm hiểu một trong những bí ẩn đang diễn ra trong vật lý thiên văn, về việc liệu siêu tân tinh có bắn ra các mảnh vỡ ở một phần tốc độ ánh sáng hay không và liệu những viên đạn vũ trụ này có bắn trúng chúng ta hay không.
Ảnh minh họa: Pixabay
Họ cũng cho rằng những viên đạn vũ trụ có thể được bắn ra từ những siêu tân tinh, khiến chúng tăng tốc nhanh hơn bình thường. Mặc dù trước đây lý thuyết này từng được đề xuất nhưng phương pháp tìm kiếm chưa chính xác.
Hai nhà khoa học trên phát triển một mô hình để theo dõi plasma nóng bắn ra từ những thiên thạch cực nhanh này khi chúng va đập vào bầu khí quyển của chúng ta.
"Chúng tôi thấy rằng một viên đạn vũ trụ tương đối sẽ tạo ra sóng xung kích có thể thu được bằng micro và cũng là một tia sáng bức xạ có thể nhìn thấy trong các bước sóng quang - cả hai kéo dài khoảng 1/10 của một mili giây. Khoảng 600 máy dò sóng được thiết lập trên một mạng lưới toàn cầu để thực hiện thủ thuật này" - nhà khoa học Amir Siraj nói với tạp chí Universe Today.
Gia Minh
Theo nld.com.vn/RT
Chuyện lạ: Giật mình giá trị "khủng" của hòn đá bé bằng quả trứng Không chỉ có mức giá không thể tưởng tượng nổi, hòn đá bí ẩn còn phát ra thứ ánh sáng ngoài vũ trụ dưới tia cực tím. Clip hòn đá dạ quang ngoài hành tinh: Người đàn ông may mắn Erik Rintamaki đã phát hiện ra những viên đá kì dị này trên bờ hồ Lake Superior, nằm giữa hồ Whitefish Point và...