Phát hiện sáo 12.000 năm tuổi làm từ xương chim
Một nhóm nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những chiếc sáo hiếm gặp từ thời tiền sử, có niên đại hơn 12.000 năm, được làm từ xương của các loài chim, theo kết quả được công bố trên Scientific Reports.
Theo nghiên cứu, 7 chiếc sáo, hay còn gọi là aerophone, được tìm thấy tại địa điểm Eynan-Mallaha ở miền bắc Israel, thuộc về người Natufian, sống vào khoảng năm 13.000 trước Công nguyên và 9.700 trước Công nguyên. Natufian là một trong số những người săn bắn hái lượm cuối cùng trong lịch sử ở vùng Levant, hay Cận Đông.
Tal Simmons – nhà khoa học pháp y tại Trường Pháp y Virginia Commmonwealth, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết nhóm đã xác định được 1.112 xương từ 59 loài chim tại địa điểm khảo cổ.
“Mặc dù sáo hay ‘aerophone’ bằng xương đã được tìm thấy từ các địa điểm khảo cổ khác trên thế giới, nhưng khá hiếm và chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu. Đây là những chiếc đầu tiên được xác định từ vùng Cận Đông và có niên đại vào khoảng năm 12.000 năm trước”, Simmons nói. Đặc biệt hơn, những chiếc sáo này tạo ra âm thanh của những con chim tại địa điểm này.
Nguồn ảnh: phys.org
Video đang HOT
Phát hiện mới đánh dấu lần đầu tiên phát hiện một nhạc cụ thời tiền sử từ khu vực Cận Đông, và là nhạc cụ cổ nhất được biết đến nay có thể bắt chước tiếng chim.
Một chiếc sáo mà nhóm Simmons tìm thấy còn nguyên vẹn, với các lỗ bấm và đầu ngậm. Khi thổi sáo tạo ra tiếng the thé, rất giống tiếng chim săn mồi từ một khoảng cách xa, theo các nhà nghiên cứu.
“Cả 7 chiếc sáo đều được tạo ra bằng cách dùng những mẩu đá nhỏ tạo rãnh và cạo lên xương của hai loài chim, chim mòng két và chim sâm cầm. Tất cả chúng đều cho thấy vết mòn cho thấy nhạc cụ đã được sử dụng”, Simmons nói. Âm thanh mà chúng tạo ra rất giống với tiếng của hai loài chim săn mồi mà những người sống tại vùng Cận Đông săn bắt, cụ thể là chim cắt lùn và cắt hỏa mai.
Các nhà nghiên cứu tin rằng những chiếc sáo này có thể đã được sử dụng trong săn bắn, liên lạc hoặc tạo ra âm nhạc trong các hoạt động tâm linh. “Những nhạc cụ này làm sáng tỏ vai trò của âm nhạc trong văn hóa Natufian và mối quan hệ của người dân Natufian với các loài chim săn mồi”, Simmons nói. “Có thể họ dùng tiếng sáo để dụ những con chim đến để săn bắt. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một nỗ lực để giao tiếp hoặc giao tiếp về mặt tâm linh với những con chim săn mồi – loài rất quan trọng đối với người Natufian và các nền văn hóa Cận Đông.”
Các nhà khảo cổ trước đây đã tìm thấy các bộ sưu tập gồm nhiều móng vuốt của chim ăn thịt trong khu vực này, có thể đã được người tiền sử đeo như đồ trang sức trong nghi lễ và thậm chí có thể là vật tổ.
Những chiếc sáo hiện nằm trong bộ sưu tập động vật học tại Đại học Hebrew ở Jerusalem.
Phát hiện 'choáng' từ hai xưởng ướp xác lớn nhất Ai Cập
Hai xưởng ướp xác có niên đại hơn 2.300 năm tiết lộ những chi tiết thú vị trong công nghệ đưa con người và động vật trở thành 'bất tử' theo quan niệm cổ đại, bao gồm 'dịch vụ tùy chọn' với các mức giá khác nhau.
Theo Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập, đó là hai xưởng ướp xác lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được khai quật từ trước tới nay, một xưởng dùng để ướp xác người, xưởng còn lại chuyên ướp xác động vật.
Cả hai được xây dựng vào khoảng cuối triều đại XXX (năm 380 trước Công nguyên đến năm 343 trước Công Nguyên) và đầu thời đại Vương quốc Ptolemy được cai trị bởi Alexandros III của Macedonia (Alexandre Đại Đế), tức năm 332 trước Công Nguyên.
Chúng đều tọa lạc ở nghĩa trang cổ Saqqara thuộc tỉnh Giza - Ai Cập.
Một bức phù điêu mô tả một công đoạn trong quá trình ướp xác - Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Theo Heritage Daily, quan niệm của người Ai Cập cổ đại cho rằng ướp xác là để "ka" - một từ để chỉ thứ giống như linh hồn trong quan niệm hiện tại - có thể trở lại cơ thể sau khi chết một thời gian, từ đó bắt đầu cuộc tái sinh.
Những thứ được khai quật từ ướp xác người cho thấy việc đạt được "cuộc sống vĩnh cửu" sẽ có mức giá khác nhau, tức chi phí cho mỗi kiểu ướp xác là khác nhau và người ta có thể tùy vào túi tiền để lựa chọn công nghệ chứ không phải mọi người cũng được ướp theo cùng một kiểu!
Xưởng này là một tòa nhà hình chữ nhật xây bằng gạch bùn, bên trong có nhiều buồng được ngăn cách với nhau, mỗi buồng có giường dài 2 m, rộng 1 m. Trong xưởng vẫn còn một số đồ gốm, dụng cụ, bình nghi lễ, vải lanh và nhựa đen được dùng khi ướp xác.
Xưởng ướp xác động vật cũng có mô hình tương tự, với sảnh và lối vào trung tâm được lót bằng đá vôi, bên trong còn nhiều bình gốm, hài cốt động vật cùng các công trình chuyên dụng khác.
Cuộc khai quật lần này cũng tiết lộ 2 ngôi mộ được trang trí công phu, một người thuộc Vương triều thứ XVIII (khoảng năm 1.400 trước Công Nguyên) tên Menjebu, được ghi chú là quan tư tế của nữ thần Qadesh.
Ngôi mộ còn lại xa xưa hơn, của người tên "Ni-Hesbast-Pa" từ Vương triều thứ V (khoảng năm 2.400 trước Công Nguyên), nắm giữ các chức danh hành chính và tôn giáo quan trọng, được ca ngợi là "tu sĩ của các vị thần".
Ngoài ra người ta còn thấy một nhóm tượng đã mô tả moojt cặp vợ chồng, những bức tượng gỗ và đá mô tả các cá nhân khác, tượng thần Osiris, các mảnh vỡ của con dấu đất sét, một chiếc quan tài gỗ nhiều màu của thời Tân Vương Quốc (Vương triều thứ XVIII trở đi).
Cuộc thi săn mèo hoang khiến dư luận New Zealand dậy sóng Dư luận New Zealand đã phản đối việc tổ chức săn mèo hoang trong một cuộc thi săn bắn, khiến ban tổ chức phải hủy bỏ hạng mục này. Dư luận New Zealand đã dậy sóng sau khi Trường Rotherham ở Đảo Nam quyết định tổ chức cuộc thi săn và giết mèo hoang dành cho trẻ em. Trước sự phản đối kịch...