Phát hiện rùa bạch tạng hiếm ở Australia
Theo hai chuyên gia về bảo tồn rùa, tỷ lệ rùa xanh sống sót sau khi nở là 1/1.000, trong đó những cá thể bạch tạng gần như không thể tồn tại đến tuổi trưởng thành.
Công việc thường ngày của Jessica Buckman và Jin Buck là giám sát và bảo tồn loài rùa xanh và rùa cạn trên 2 đảo Lady Ellitot và Lady Musgrave, theo Guardian . Họ đồng thời là nhà nghiên cứu làm việc trong lĩnh vực quản lý hệ sinh thái tại đảo Lady Elliot, thuộc rạn san hô Great Barrier, phía đông bắc Australia.
Jessica kể rằng cô đã quen với việc tìm thấy những con non đi lạc nhưng sinh vật nhỏ, màu hồng mà cô tìm thấy hôm 8/3 rất khác biệt – một con non bạch tạng mới nở đang gặp một chút khó khăn tìm đường ra khỏi tổ.
“Tôi đào một chút cát ra và thấy nó đang ở giữa cái hố. Tôi đã rất bất ngờ, thật đặc biệt khi được chứng kiến cảnh này”, Jessica nói.
Con rùa non bạch tạng đang cố tìm đường ra biển. Ảnh: BBC.
Đồng nghiệp của cô, Jim Buck, người đã làm công việc theo dõi rùa trên rạn san hô hơn 30 năm, ước tính rằng cứ 100.000 quả trứng được đẻ ra thì có một con bị bạch tạng.
Trong suốt thời gian làm công việc này, anh chỉ mới nhìn thấy một vài con như vậy và cũng giống Jessica, anh đã vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy một con rùa non bạch tạng.
Video đang HOT
Anh kể khi họ đến nơi, chiếc tổ chỉ còn lại hai con, một trong số đó đã chết và vẫn mắc kẹt trong vỏ trứng của mình.
Jim nói: “Rất khó để biết liệu có còn những con khác hay không vì chúng tôi không có mặt ở đó vào thời điểm chúng nở ra”.
Đảo Lady Elliot, nơi Jessica Buckman và Jin Buck làm công việc bảo tồn loài rùa. Ảnh: Lonely Planet.
Bạch tạng là một dạng rối loạn di truyền, đặc trưng bởi sự mất đi toàn bộ hoặc một phần sắc tố da, dẫn đến tình trạng da có màu trắng hoặc hồng.
Trong thế giới động vật, điều đó đồng nghĩa với tuổi thọ rất ngắn vì các cá thể bạch tạng không có khả năng tự ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù.
Trong những năm nghiên cứu về rùa của mình, Jim chia sẻ rằng anh chưa từng nhìn thấy một con rùa bạch tạng trưởng thành hoặc thậm chí nghe báo cáo về chúng.
Về tình trạng của con non mà họ phát hiện, Jessica cho biết thêm con vật đã có thể bò ra khỏi tổ và tiến đến mép nước cách đó khoảng 10 đến 15 m, dưới sự giúp đỡ của đôi chuyên viên.
Cô nói: “Chúng phải tự tìm đường xuống nước để hoà nhập vào một phần của thế giới và đó là cách chúng tìm ra vị trí của mình trên bản đồ sự sống”.
Tuy nhiên, cô không hy vọng mình sẽ gặp lại con vật. “Nhìn chung, tỷ lệ sống sót trung bình đối với rùa xanh đạt đến tuổi trưởng thành là 1/1.000, và những cá thể bạch tạng thậm chí có ít cơ hội hơn như vậy rất nhiều”, cô nói.
Đang ngủ, bé gái bị rắn nâu vua cực độc cắn
Một bé gái 9 tuổi tại Australia thoát chết sau khi bị rắn nâu vua cực độc cắn vào cả hai chân trong lúc ngủ.
Ngày 2/2, cô bé 9 tuổi - danh tính không được công bố - tại thành phố Alice Spring (Australia) đã phải nhập viện sau khi bị một con rắn nâu vua có nọc độc cực mạnh cắn vào cả hai chân.
Ông Jason Phillips, cha của cô bé, cho biết cô con gái nhỏ của ông đã bị rắn cắn trong phòng ngủ. "Chúng tôi nghe tiếng con bé hét lên vào lúc 21h30, khoảng một giờ sau khi nó đi ngủ. Chúng tôi không biết điều gì đã xảy ra và nghĩ rằng cô bé đã gặp ác mộng", ông Phillips cho biết.
Vị trí của thành phố Alice Springs, nơi vụ việc xảy ra. Ảnh: Google Maps.
Sau khi nghe cô bé nói chân mình bị đau, cha mẹ lật ga trải giường lên và phát hiện con rắn đang nằm trên nệm.
"Tôi hoàn toàn hoảng loạn", cha cô bé chia sẻ thêm.
Cha mẹ cô bé đã nhanh chóng đưa em đến phòng ngủ của họ và băng bó cho em trong khi chờ xe cấp cứu đến. Họ cũng nhốt con rắn bên trong phòng ngủ và gọi cho người bắt rắn chuyên nghiệp để xử lý.
Cô bé trên được đưa đến bệnh viện và được chăm sóc đặc biệt. Vết thương của em không quá nặng và dự kiến được xuất viện trong vài ngày tới.
Rắn nâu vua được xem là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Ảnh: Getty.
Con rắn trên sau đó được xác định thuộc loài rắn nâu vua. Loài rắn này còn biết đến với cái tên rắn Mulga, và là một trong những loài rắn có nộc độc mạnh nhất trên thế giới.
Một con rắn Mulga trưởng thành có thể dài 2-3 m và nặng đến 6 kg. Chúng có phạm vi sinh sống khá rộng và được tìm thấy ở hầu hết các bang của Australia.
Loài rắn này có điểm đặc biệt là thường nhắm đến con người khi họ đang ngủ say. Theo kênh Australian Geographic , trong mỗi vết cắn, loài rắn này tiết ra khoảng 150 mg nọc độc.
Nọc độc của loài này có khả năng gây đau đớn cực độ, gây phá vỡ tế bào và ảnh hưởng đến cả hệ thần kinh.
Người phát ngôn của bệnh viện St John, nơi cô bé trên được điều trị, cho biết họ cũng tiếp nhận một số trường hợp liên quan đến loài rắn này trong vài tháng qua.
Sự thật 'thiên thạch' khủng rơi trúng sân chơi trong trường học ở Australia NASA thăm dò một trường tiểu học ở Queensland sau khi nghe tin 'thiên thạch' rơi trúng vào khu vực sân chơi. Cư dân địa phương 'phát hiện' ra vật thể nghi là thiên thạch ở vùng phía Bắc Queensland, Australia. Hình ảnh của vật thể lạ chia sẻ và nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, thậm chí nó cũng hút...