Phát hiện răng sữa 48.000 năm tuổi
Chiếc răng nanh cổ xưa thuộc về đứa trẻ 11-12 tuổi giúp hé lộ thông tin mới về cuộc sống của người Neanderthal ở châu Âu.
Răng sữa 45.000 – 48.000 năm tuổi của người Neanderthal. Ảnh: Phys.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bologna và Đại học Ferrara phát hiện răng sữa 45.000 – 48.000 năm tuổi gần Riparo del Broion, cụm đồi Berici, Veneto, Phys hôm 18/9 đưa tin. Chiếc răng nanh thuộc về một đứa trẻ 11-12 tuổi người Neanderthal. Đây là phát hiện mới nhất về người Neanderthal ở miền bắc Italy.
Video đang HOT
“Những kỹ thuật khảo sát thực địa chất lượng cao giúp chúng tôi tìm thấy chiếc răng. Sau đó, chúng tôi sử dụng công nghệ ảo để phân tích hình dạng, bộ gene, quá trình hóa thạch và tính phóng xạ của chiếc răng. Chúng tôi xác định rằng nó thuộc về một đứa trẻ. Đứa trẻ này cũng là một trong những người Neanderthal cuối cùng ở Italy”, Matteo Romandini, tác giả chính của cuộc nghiên cứu, nhà khoa học tại Đại học Bologna, chia sẻ.
Phân tích gene hé lộ, chủ nhân chiếc răng ở Veneto là họ hàng của nhóm người Neanderthal từng sống ở Bỉ. Điều này biến địa điểm khảo cổ ở Veneto trở thành khu vực quan trọng giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình người Neanderthal dần tuyệt chủng ở châu Âu.
“Chiếc răng nhỏ này đặc biệt quan trọng. Khi đứa trẻ sống ở Veneto mất răng, các cộng đồng người Homo Sapiens đã xuất hiện tại Bulgaria, nơi cách đó cả nghìn km”, Stefano Benazzi, giáo sư Đại học Bologna, cho biết.
Nhóm nghiên cứu vẫn đang phân tích những gì tìm được xung quanh Riparo del Broion. Tuy nhiên, kết quả sơ bộ cho thấy người xưa từng sống ở đây trong thời gian dài vì có những dấu tích của hoạt động săn bắt và mổ thịt động vật lớn.
“Việc chế tạo công cụ chủ yếu từ đá lửa cho thấy người Neanderthal có khả năng thích nghi tuyệt vời, khai thác một cách chuyên môn và có hệ thống những nguyên liệu thô sẵn có trong vùng”, Marco Peresanti, giáo sư Đại học Ferrara, thành viên nhóm nghiên cứu, nhận xét. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Journal of Human Evolution.
Phát hiện vòng tròn gỗ hàng nghìn năm tuổi
Vòng tròn gỗ cổ xưa với đường kính gần 20 m được xây dựng từ thời Đồ Đá mới và mang đặc điểm thiên văn học.
Địa điểm phát hiện dấu tích vòng tròn gỗ đường kính 20 m thời Đồ Đá mới. Ảnh: Ancient Origins.
Các nhà khảo cổ từ công ty Era - Arqueologia tìm thấy tàn tích của một cấu trúc cổ xưa được coi là phiên bản gỗ của vòng tròn đá Stonehenge (Anh) tại di chỉ Perdigões, tỉnh Évora, Portugal News hôm 6/8 đưa tin. Các chuyên gia đã tiến hành khai quật di chỉ này từ 23 năm trước.
Perdigões lưu giữ dấu tích của nhiều hào rãnh rộng hình tròn và đồng tâm. Người xưa sử dụng nơi này từ giữa thời Đồ Đá mới (khoảng năm 3400 trước Công nguyên) đến giai đoạn đầu của thời Đồ Đồng (năm 2000 trước Công nguyên).
Cấu trúc mới phát hiện có đường kính gần 20 m và nằm ở trung tâm của các hào rãnh hình tròn, theo nhà khảo cổ António Valera, trưởng nhóm nghiên cứu. Công trình này gồm hàng loạt cọc gỗ dựng thành hình tròn, lối dẫn vào bên trong hướng theo điểm hạ chí, thể hiện tính thiên văn học.
"Vòng tròn gỗ liên kết Perdigões với một số công trình tương tự thời Đồ Đá mới ở những nơi khác thuộc châu Âu", Valera cho biết. Phát hiện mới cũng chỉ ra, cư dân Perdigões thời kỳ này có mối liên hệ với các nền văn hóa ở xa, đồng thời cho thấy các khu vực tại châu Âu kết nối sâu sắc hơn nhiều so với những gì giới khoa học từng nghĩ.
"Việc phát hiện vòng tròn gỗ làm tăng thêm giá trị khoa học vốn đã rất lớn của di chỉ Perdigões, nhất là với các nghiên cứu về châu Âu thời kỳ Đồ Đá mới", Valera nhận xét.
Con người đeo vòng cổ vỏ sò 120.000 năm trước Vòng vỏ sò có thể giúp người đeo thể hiện danh tính, địa vị xã hội hoặc phản ánh một niềm tin cổ xưa. Những mảnh vỏ sò cổ xưa trong hang Qafzeh. Ảnh: CNN. Các nhà khoa học phát hiện vỏ sò bên dưới những ngôi mộ của người tiền sử trong hang Qafzeh tại Israel, gần biển Địa Trung Hải. Thí...