Phát hiện ra nguyên nhân trận động đất lớn nhất trên sao Hỏa
Vào tháng 5/2022, trạm InSight của NASA ghi nhận động đất cỡ 4,7 độ trên sao Hỏa. Kể từ đó, các chuyên gia đã nghiên cứu nguyên nhân có thể gây ra trận động đất này.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Khác với phần lớn động đất sao Hỏa ngừng hẳn trong vòng một giờ, dư chấn từ trận động đất vào hôm 4/5/2022 tiếp tục trong 6 giờ, biến nó thành trận động đất mạnh và dài nhất từng được ghi lại trên hành tinh khác.
Động đất do InSight phát hiện nhiều khả năng gây ra bởi việc giải phóng áp lực hàng tỷ năm bên trong vỏ sao Hỏa. Áp lực này hình thành và phát triển do nhiều phần của hành tinh nguội đi và co lại ở tốc độ khác nhau.
“Chúng tôi vẫn chưa hiểu đầy đủ tại sao một số phần của hành tinh dường như có áp lực cao hơn khu vực khác, nhưng chúng tôi sẽ tìm hiểu sâu hơn. Một ngày nào đó, thông tin này có thể giúp chúng tôi xác định nơi an toàn để con người sinh sống trên sao Hỏa và nơi cần tránh”, Benjamin Fernando, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở Đại học Oxford, Anh, cho biết.
NASA phát hiện Sao Hỏa từng có khí hậu thuận lợi cho sự sống
Theo một nghiên cứu mới công bố ngày 9/8, xe tự hành Curiosity của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện bằng chứng đầu tiên cho thấy Sao Hỏa từng có khí hậu đan xen giữa mùa khô và mùa mưa tương tự như ở Trái Đất.
Điều này cho thấy 'Hành tinh Đỏ' khả năng từng là môi trường thích hợp cho sự sống.
Tàu đổ bộ InSight chuẩn bị hạ cánh xuống bề mặt Sao Hỏa, tháng 11/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Hàng tỷ năm trước, các dòng sông và hồ rộng lớn được cho là đã trải dài trên bề mặt Sao Hỏa trước khi hóa thành sa mạc khô cằn như hiện nay. Những bằng chứng đầu tiên được tìm thấy kể từ năm 2012, sau khi xe tự hành Curiosity đã khám phá ra miệng núi lửa Gale khổng lồ - nơi trước đây được cho là có một hồ nước và một núi trầm tích khổng lồ cao gần 6 km ở ngay trung tâm.
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature, khi leo lên sườn núi trầm tích vào năm 2021, xe tự hành Curiosity đã tìm thấy các mỏ muối hình lục giác trong đất có niên đại gần 4 tỷ năm trước và xác định đây là những vết nứt trên nền đất bùn khô - dấu hiệu của một hồ nước đã bị cạn. Theo ông William Rapin, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và là tác giả chính của nghiên cứu, đây chính là bằng chứng hữu hình đầu tiên cho thấy Sao Hỏa có khí hậu theo chu kỳ. Việc các mùa mưa và mùa khô diễn ra thường xuyên giống như ở Trái Đất cho thấy Sao Hỏa có thể có các điều kiện cần thiết để hình thành sự sống.
Xe tự hành Curiosity đã phát hiện ra sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ được coi là nền tảng của sự sống trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, các hợp chất này cần những điều kiện thích hợp để trở thành tiền thân của sự sống. Ông Rapin giải thích trong thế giới quá khô hạn, những phân tử này không bao giờ có cơ hội hình thành. Nếu Sao Hỏa từng có sự sống, thì đó có thể là những vi sinh vật đơn bào nguyên thủy.
Ông Ashwin Vasavada, chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA chia sẻ trong suốt hơn 11 năm, các nhà nghiên cứu đã miệt mài tìm kiếm các bằng chứng cho thấy Sao Hỏa thời cổ đại có thể là môi trường hỗ trợ sự sống của vi sinh vật nhờ xe tự hành Curiosity. Giờ đây, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về các điều kiện có thể đã thúc đẩy nguồn gốc của sự sống. Theo chuyên gia này, việc phát hiện ra địa hình cổ đại như vậy không bao giờ có thể thực hiện được trên Trái Đất, nơi các mảng kiến tạo liên tục xáo trộn bề mặt và làm mất những dấu vết còn sót lại của quá khứ. Do đó, việc nghiên cứu Sao Hỏa - nơi không có các mảng kiến tạo - có thể giúp các nhà khoa học giải quyết bí ẩn về cách thức sự sống bắt đầu hình thành trên "Hành tinh xanh" của chúng ta.
Phát hiện 'rung chuyển' ở hành tinh mà NASA tin chắc có sự sống Trước khi bị quỷ bụi làm tắt nguồn, robot InSight của NASA đã có phát hiện để đời ở hành tinh láng giềng của Trái Đất. Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Geophysical Research của NASA đã nghiên cứu trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong 4 năm InSight, tàu đổ bộ thăm dò Sao Hỏa của NASA,...