Phát hiện ra hành tinh ngoài hệ Mặt trời có hoạt động núi lửa giống Trái đất
Nhiệt độ bề mặt của hành tinh ấy dường như ấm hơn một chút so với Trái đất và nó nằm trong vùng có thể ở được, còn được gọi là vùng Goldilocks.
Nơi ấy các điều kiện có thể phù hợp với nước ở dạng lỏng và có khả năng tồn tại sự sống.
Mô phỏng về hành tinh LP 791-18 D vừa được quan sát
LP 791-18 D – một ngoại hành tinh (hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời), có kích thước gần bằng Trái đất, cùng tồn tại trong thiên hà của chúng ta và quay quanh một ngôi sao mờ, đang đưa ra bằng chứng thuyết phục về hoạt động núi lửa bên ngoài hệ Mặt trời.
Việc phát hiện ra hành tinh này được thực hiện bằng cách sử dụng vệ tinh khảo sát ngoại hành tinh chuyển tiếp (TESS) của NASA, kính viễn vọng không gian Spitzer (hiện đã ngừng hoạt động) và các đài quan sát trên mặt đất.
Một ngoại hành tinh giống mặt trăng Io của sao Mộc
Các nhà khoa học đã suy luận rằng hành tinh đá này có khả năng được bao phủ bởi núi lửa, giống như mặt trăng Io của sao Mộc, được biết đến với hoạt động núi lửa mạnh nhất hệ Mặt trời. Mặc dù chưa thể quan sát trực tiếp hoạt động núi lửa của hành tinh mới được phát hiện, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng tương tác hấp dẫn với một hành tinh lân cận lớn hơn khiến nó trải qua hoạt động núi lửa bề mặt do nhiệt thủy triều.
Quỹ đạo của hành tinh được xác định ở giữa quỹ đạo hai hành tinh khác trong hệ thống. Hành tinh phía trong lớn hơn Trái đất khoảng 0,2 lần, trong khi hành tinh phía ngoài (LP 791-18 C) lớn hơn khoảng 2,5 lần.
Nhóm nghiên cứu giải thích rằng trong mỗi quỹ đạo, các hành tinh D và C đi qua rất gần nhau. Mỗi lần đi ngang qua hành tinh khối lượng lớn hơn, C tạo ra một lực hấp dẫn lên hành tinh D, làm cho quỹ đạo của nó có dạng hình elip. Trên đường elip này, hành tinh D bị biến dạng một chút khi quay quanh ngôi sao. Những biến dạng có thể tạo ra ma sát bên trong hành tinh D đủ để làm nóng đáng kể bên trong nó và tạo ra hoạt động núi lửa trên bề mặt. Điều này tương tự như cách sao Mộc và một số mặt trăng khác ảnh hưởng đến vệ tinh Io (xem thêm bài Con người chuẩn bị ngắm rõ dung nhan mặt trăng nhiều núi lửa nhất hệ Mặt trời tại đây).
Video đang HOT
Giáo sư thiên văn học Ian Crossfield của Đại học Kansas, một trong những tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, giải thích: “Vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng quan sát trực tiếp nào về núi lửa ngoại hành tinh, nhưng hành tinh này là một ứng cử viên đặc biệt có khả năng”.
Nếu hành tinh này có hoạt động địa chất như suy đoán của nhóm nghiên cứu, thì nó có thể duy trì một bầu khí quyển. Với bầu khí quyển, nhiệt độ ở phía nửa đêm của hành tinh có thể cho phép nước ngưng tụ trên bề mặt.
Đáng chú ý nơi biên giới ngày đêm
Hành tinh độc đáo này không quay, hay chính xác là bị khóa thủy triều với sao mẹ, với một mặt vĩnh viễn là ánh sáng ban ngày và mặt kia chìm trong bóng tối. Đồng tác giả nghiên cứu Bjorn Benneke, người đứng đầu nhóm thiên văn học tại Đại học Montreal cho biết: “Ở phía ban ngày, trời quá nóng đối với nước ở dạng lỏng, vì vậy có khả năng rất khô và nóng – có thể là sa mạc. Về phía ban đêm, có thể có một sông băng lớn”.
Tuy nhiên, khu vực đáng chú ý nhất là gần điểm ranh giới, nơi ngày và đêm gặp nhau. Ở đây, sông băng ban đêm tan chảy có khả năng tạo thành bề mặt nước lỏng. Benneke cho biết thêm có khả năng tình trạng núi lửa sẽ xảy ra trên khắp hành tinh, ngay cả dưới lớp băng vào ban đêm.
Nằm cách hệ Mặt trời khoảng 86 năm ánh sáng, hành tinh này lớn hơn Trái đất một chút và quay quanh một ngôi sao lùn đỏ. Ngôi sao lùn này nhỏ hơn và mát hơn đáng kể so với mặt trời của chúng ta và hành tinh này hoàn thành quỹ đạo hình elip quanh sao mẹ chỉ trong 2,8 ngày. Nhiệt độ bề mặt của hành tinh dường như ấm hơn một chút so với Trái đất và nó nằm trong vùng có thể ở được, còn được gọi là vùng Goldilocks, nơi các điều kiện có thể phù hợp với nước ở dạng lỏng và có khả năng tồn tại sự sống.
Stephen Kane, nhà vật lý thiên văn hành tinh của Đại học California, Riverside cho biết: “Tôi tưởng tượng ra một bề mặt gồ ghề, non trẻ của hành tinh sau hàng triệu năm hoạt động liên tục của núi lửa. Vì hiệu ứng hấp dẫn không quan tâm đến ngày và đêm, nên tôi cũng ngờ rằng hoạt động núi lửa trải đều trên bề mặt hành tinh”.
Kane nói thêm rằng hành tinh vẫn đang giải phóng khí từ bên trong nó, cho thấy sự hiện diện của bầu khí quyển. Tuy nhiên, do môi trường khắc nghiệt của nó, hành tinh này khó có thể ở được, mặc dù không thể loại trừ khả năng có dạng sống thích nghi với những điều kiện như vậy.
Một câu hỏi lớn trong sinh vật học vũ trụ, lĩnh vực nghiên cứu rộng rãi về nguồn gốc sự sống trên Trái đất và cả vũ trụ, là liệu hoạt động kiến tạo hoặc núi lửa có cần thiết cho sự sống hay không. Đồng tác giả Jessie Christiansen, nhà khoa học nghiên cứu tại Viện Khoa học ngoại hành tinh của NASA cho biết: “Ngoài khả năng cung cấp bầu không khí, các quá trình này có thể khuấy động các vật liệu mà nếu không có gì tác động thì chúng sẽ chìm xuống và bị mắc kẹt trong lớp vỏ, gồm cả những thứ mà chúng ta cho là quan trọng đối với sự sống, ví dụ như carbon”.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về hoạt động núi lửa và thời gian của các quá trình thoát khí trên hành tinh. Kane nhấn mạnh rằng sao Kim, hành tinh chị em của Trái đất, chỉ mới được xác nhận là có hoạt động núi lửa gần đây nhờ việc thăm dò và khám phá các thiên thể lân cận của chúng ta được tăng cường.
Tìm hành tinh có kích thước bằng Trái Đất có thể đang có sự sống trong không gian
Một hành tinh đang bị bao phủ bởi núi lửa, có kích thước bằng Trái Đất đã được phát hiện ngoài vũ trụ, chứa đầy dấu hiệu hỗ trợ cho sự phát triển của sự sống.
Nếu không có thảm họa, điều gì sẽ xảy ra trong 500 năm nữa?
Các nhà thiên văn học của NASA đã phát hiện ra một ngoại hành tinh có kích thước bằng Trái Đất, có thể được bao phủ bởi núi lửa,. Được gọi là LP 791-18 d, hành tinh này có thể trải qua các vụ phun trào núi lửa thường xuyên như mặt trăng Io của Sao Mộc - thiên thể hoạt động núi lửa mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta - bởi vậy nhiều người còn gọi nó là một ngọn núi lửa khổng lồ có kích thước bằng Trái Đất.
Io là vệ tinh tự nhiên nằm phía trong cùng trong số bốn vệ tinh Galileo của Sao Mộc và với đường kính 3.642 km, là vệ tinh lớn thứ tư bên trong Hệ Mặt Trời. Nó được đặt theo tên Io, người nữ tư tế của Hera và sau đó trở thành tình nhân của thần Zeus.
Björn Benneke, đồng tác giả và giáo sư thiên văn học tại iREx, người đã lên kế hoạch và giám sát nghiên cứu cho biết: "Mặt ban ngày có lẽ sẽ quá nóng để nước lỏng tồi tại trên bề mặt. Nhưng với số lượng hoạt động núi lửa mà chúng tôi nghĩ đang tồn tại trên khắp hành tinh, có thể cho phép nước ngưng tụ ở mặt ban đêm cũng như duy trì bầu khí quyển".
Việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất luôn thu hút trí tưởng tượng của nhân loại. Qua nhiều thời đại, các nhà thiên văn học đã quan sát bầu trời đêm, tự hỏi liệu có thế giới nào khác có thể ở được ngoài thế giới của chúng ta hay không. Khám phá đáng chú ý này đưa chúng ta đến gần hơn một bước để trả lời câu hỏi muôn thuở: liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ không?
Làm sáng tỏ những bí mật về núi lửa: Ngọn núi lửa khổng lồ, tương tự như các ngọn núi lửa trên hành tinh của chúng ta, nó mang đến cái nhìn thoáng qua về các quá trình địa chất năng động hình thành nên các thế giới xa lạ. Sử dụng các kỹ thuật quang phổ tiên tiến và phân tích dữ liệu, các nhà khoa học đã phát hiện ra các dấu hiệu không thể nhầm lẫn của hoạt động núi lửa đang hoạt động. Những phát hiện này đặt ra những câu hỏi hấp dẫn về khả năng sinh sống tiềm năng của những môi trường như vậy.
Một môi trường đầy hứa hẹn cho sự sống: Hoạt động núi lửa được phát hiện trên thế giới có kích thước bằng Trái Đất này cho thấy sự hiện diện của một hệ sinh thái độc đáo. Các dòng dung nham, khí thải và môi trường xung quanh giàu khoáng chất có thể cung cấp mảnh đất màu mỡ cho sự xuất hiện và duy trì các dạng sống.
Điều tra bằng tia hồng ngoại: Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA đã đóng một vai trò quan trọng trong khám phá mang tính đột phá này. Được trang bị máy dò hồng ngoại, Spitzer cho phép các nhà thiên văn học phát hiện bức xạ nhiệt yếu phát ra từ các cấu trúc núi lửa. Bằng cách phân tích ánh sáng phát ra, các nhà khoa học có thể suy ra thành phần của khí núi lửa và hiểu sâu hơn về các quá trình địa chất đang diễn ra.
Các nhà thiên văn học đã tìm thấy và nghiên cứu hành tinh này bằng cách sử dụng dữ liệu từ TESS của NASA (Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh) và Kính viễn vọng Không gian Spitzer, cũng như một bộ đài quan sát trên mặt đất. Một bài báo về hành tinh này - dẫn đầu bởi Merrin Peterson, tốt nghiệp Viện Nghiên cứu Ngoại hành tinh Trottier (iREx) có trụ sở tại Đại học Montreal - đã được xuất bản vào ngày 17 tháng 5 của tạp chí khoa học Nature.
TESS và cuộc săn tìm ngoại hành tinh
Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) đã cách mạng hóa lĩnh vực thăm dò ngoại hành tinh. Với con mắt tinh tường về các hệ sao xa xôi, TESS đã phát hiện ra một kho tàng các ứng cử viên hành tinh tiềm năng cho sự sống, bao gồm cả thế giới có kích thước bằng Trái Đất được bao phủ bởi núi lửa. Bằng cách quan sát các biến thể tinh tế của ánh sáng sao khi hành tinh đi qua ngôi sao chủ của nó, TESS đã cung cấp dữ liệu vô giá để hỗ trợ phát hiện và mô tả đặc điểm của các ngoại hành tinh.
Tầm quan trọng của hành tinh núi lửa có kích thước bằng Trái Đất: Việc phát hiện ra một ngọn núi lửa có kích thước bằng Trái Đất đặt ra những câu hỏi hấp dẫn về các quá trình liên quan đến sự hình thành và tiến hóa của các hành tinh. Sự hiện diện của một cấu trúc núi lửa khổng lồ như vậy cho thấy một lịch sử đầy biến động và có khả năng làm sáng tỏ thành phần khí quyển, điều kiện bề mặt của hành tinh và sự tương tác giữa các quá trình địa chất và sinh học.
LP 791-18 là một hành tinh bị khóa thủy triều với sao mẹ - nó luôn chỉ quay về phía sao mẹ với một mặt duy nhất, giống như cách Mặt Trăng bị khóa thủy triểu với Trái Đất. Vì vậy nó có hai mặt, một mặt ban ngày, một mặt ban đêm. Cả hai mặt đều được bao phủ bởi vô số núi lửa. Nhưng với những dấu hiệu đặc biệt cho thấy sự tồn tại của núi lửa, điều kỳ diệu có thể xảy ra.
Triển vọng tương lai
Mở đường cho việc khám phá xa hơn: Phát hiện đột phá này là minh chứng cho những bước tiến đáng kinh ngạc trong nghiên cứu ngoại hành tinh. Nó nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của việc tiếp tục khám phá, mở rộng ranh giới kiến thức và hiểu biết của chúng ta.
Tóm lại, việc phát hiện ra một ngọn núi lửa có kích thước bằng Trái đất bùng nổ với các dấu hiệu của sự sống trong không gian là một bước ngoặt trong hành trình tìm hiểu sự bao la của vũ trụ.
Nó mở ra những con đường mới để khám phá khả năng sinh sống tiềm năng của môi trường ngoài Trái Đất và khơi dậy trí tưởng tượng của chúng ta về sự đa dạng của sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta. Những nỗ lực hợp tác của Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA và TESS đã đưa chúng ta đến gần hơn với việc trả lời câu hỏi cơ bản: chúng ta có đơn độc trong vũ trụ không?
Con người chuẩn bị ngắm rõ dung nhan mặt trăng nhiều núi lửa nhất hệ Mặt trời Tàu vũ trụ Juno của NASA sẽ bay qua mặt trăng núi lửa Io của Sao Mộc vào hôm nay 16.5 (theo giờ Mỹ) và sau đó là bay qua hành tinh khí khổng lồ. Mặt trăng Io và sao Mộc Quãng đường bay ngang qua mặt trăng của sao Mộc lần này sẽ là lần bay sát bề mặt nhất cho đến...