Phát hiện ra cơ chế khác lạ khiến muỗi luôn ‘đánh hơi’ được người
Cho dù bạn dùng thuốc đuổi muỗi, mặc áo dài tay hay dùng cây sả, những con muỗi vo ve luôn biết cách tìm đường quay lại với bạn.
Theo tờ The Guardian ngày 18/8, các nhà nghiên cứu cho biết họ đã tìm ra cơ chế đằng sau khả năng này của muỗi.
Con người tỏa ra một loại hỗn hợp gồm mùi cơ thể, nhiệt và CO2. Hỗn hợp này khác nhau ở mỗi người và được muỗi sử dụng để tìm ra “bữa ăn” tiếp theo của chúng.
Mặc dù hầu hết các loài động vật có một bộ tế bào thần kinh cụ thể để phát hiện từng loại mùi, nhưng muỗi có thể nhận biết mùi thông qua một số con đường khác nhau,.
Video đang HOT
Bà Meg Younger, trợ lý giáo sư sinh học tại Đại học Boston và là một trong những tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Cell, nói: “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng cách muỗi mã hóa các mùi thực sự khác biệt so với những loài khác”.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Rockefeller (New York) từng rất bối rối khi muỗi bằng cách nào đó vẫn có thể tìm thấy người để hút máu sau khi họ loại bỏ toàn bộ dòng protein cảm nhận mùi của con người khỏi bộ gien của muỗi.
Sau đó, nhóm nghiên cứu kiểm tra các thụ thể mùi trong râu của muỗi. Các thụ thể này liên kết với các chất hóa học trôi nổi trong môi trường và truyền tín hiệu đến não thông qua các tế bào thần kinh.
Bà Younger cho biết: “Chúng tôi cho rằng muỗi sẽ tuân theo nguyên tắc trung tâm của phản ứng khứu giác, đó là chỉ có một loại thụ thể trong mỗi tế bào thần kinh. Thay vào đó, những gì chúng tôi đã thấy là các thụ thể khác nhau có thể phản ứng với các mùi khác nhau trong cùng một tế bào thần kinh”.
Điều này có nghĩa là mất một hoặc nhiều thụ thể không ảnh hưởng đến khả năng ngửi mùi của muỗi. Các nhà nghiên cứu nói rằng hệ thống dự phòng này có thể đã phát triển thành một cơ chế sinh tồn.
Bà Younger nói: “Muỗi Aedes aegypti là loài chuyên đốt người và người ta tin rằng chúng tiến hóa để đốt người vì con người luôn ở gần nước ngọt và muỗi đẻ trứng ở nước ngọt. Về cơ bản, chúng ta là bữa ăn hoàn hảo của muỗi, vì vậy muỗi có động lực tìm kiếm con người vô cùng mạnh mẽ”.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho biết, hiểu được cách não muỗi xử lý mùi của con người có thể giúp can thiệp vào hành vi đốt và giảm lây truyền các bệnh do muỗi, chẳng hạn như sốt rét, sốt xuất huyết và sốt vàng.
Bà Younger nói: “Chiến lược chính để kiểm soát muỗi là thu hút chúng vào bẫy để loại bỏ chúng khỏi quần thể muỗi đốt. Nếu chúng ta có thể sử dụng kiến thức này để hiểu mùi của con người được thể hiện như thế nào trong râu và não của muỗi, chúng ta có thể phát triển các hỗn hợp mà muỗi thấy hấp dẫn hơn cả con người. Chúng ta cũng có thể phát triển các chất đuổi muỗi nhằm vào các thụ thể và tế bào thần kinh mà muỗi chuyên dùng để phát hiện mùi của con người”.
Tiến sĩ Marta Andres Miguel tại Đại học College London cho biết: “Đây là một khám phá đáng chú ý không chỉ từ quan điểm sinh học cơ bản, mà còn từ quan điểm kiểm soát bệnh tật. Khám phá này mở ra những con đường mới để phát triển công cụ mới kiểm soát muỗi, hoặc để thu hút chúng vào bẫy, hoặc xua đuổi chúng và tránh để chúng đốt con người”.
WHO khuyến khích các nước châu Phi xin tài trợ vaccine phòng sốt rét
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã khuyến khích các nước châu Phi nộp đơn xin tài trợ theo chương trình hỗ trợ quốc tế trị giá gần 160 triệu USD từ năm 2022-2025 của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vaccine cho trẻ em có nguy cơ cao mắc bệnh và tử vong do sốt rét.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa sốt rét cho trẻ em tại Yala, Kenya ngày 7/10/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, WHO cho biết các nước châu Phi có thể tiếp cận vaccine ngừa sốt rét RTS, S/AS01 (RTS, S) do hãng GSK Plc phát triển và đã được thử nghiệm ở Ghana, Kenya và Malawi, thông qua GAVI.
Vaccine RTS, S có tác dụng đặc biệt chống lại ký sinh trùng Plasmodium falciparum nguy hiểm nhất và phổ biến nhất trên lục địa châu Phi. Ở những nơi thử nghiệm, vaccine này đã giúp giảm đáng kể số trẻ em phải nhập viện vì sốt rét ác tính và giảm số trẻ em tử vong ở nhóm tuổi đủ điều kiện sử dụng vaccine này.
GAVI cho biết thời hạn nộp đơn cho giai đoạn đầu tiên là tới tháng 9 và được dành cho các quốc gia hiện đang thí điểm vaccine và ưu tiên cho việc tiếp tục chương trình tiêm chủng vaccine phòng sốt rét. Sau đó, chương trình sẽ mở rộng cho các quốc gia đủ điều kiện đang có bệnh sốt rét hoành hành và kết thúc vào tháng 1/2023.
WHO nhận định khi vaccine được đưa vào sử dụng, tỷ lệ nhập viện vì sốt rét đã giảm đáng kể, cũng như giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên, nguồn cung sẽ bị hạn chế cho tới khi hoạt động sản xuất tăng lên. Nhu cầu hàng năm ước tính cho vaccine phòng sốt rét là từ 80 triệu đến 100 triệu liều.
Nắng nóng 'thống trị' các trang báo Anh Chủ đề 'nắng nóng' xuất hiện trên trang nhất hầu hết các tờ báo nổi tiếng ở Anh vào hôm nay 19-7. Nắng nóng trở thành chủ đề chiếm sóng các mặt báo ở Anh vào ngày 19-7 - Ảnh: THE GUARDIAN Thông tin về đợt nắng nóng "bể đầu" ở Anh trong tuần này đều được đưa lên trang nhất của các...