Phát hiện “quái vật ngư lôi” nửa tỉ năm tuổi ở Mỹ
Một loài quái vật chưa từng được biết đến trước đây, sống vào 500-505 triệu năm trước, hứa hẹn trả lời nhiều câu hỏi về chính chúng ta.
Theo Sci-News, hóa thạch gây kinh ngạc của loài quái vật nửa tỉ năm tuổi đã được tìm thấy từ hệ tầng Marjum thuộc dãy núi House Range phía Tây bang Utah – Mỹ.
Nó vừa được các nhà khoa học đặt tên là Nuucichthys rhynchocephalus.
Quái vật ngư lôi Nuucichthys rhynchocephalus – Ảnh đồ họa: Franz Anthony
Với niên đại lên đến 500-505 triệu năm, nó thuộc về lớp quái vật kỳ dị, phong phú của thời kỳ bùng nổ sinh học kỷ Cambri, đánh dấu một bước nhảy vọt trong sự tiến hóa của động vật trên Trái Đất.
Ngay trước kỷ Cambri, động vật của Trái Đất mới chỉ là những cá thể đa bào sơ khai, nghèo nàn về loài và hình thái.
Để rồi trong thời kỳ này, tất cả đột ngột tiến hóa nhanh chóng thành một lớp quái vật muôn hình vạn trạng, gia tăng mạnh về dân số lẫn sự đa dạng.
Video đang HOT
Tuy hầu hết chúng đã tuyệt chủng sau đó, nhưng vẫn là những loài đã đặt nền móng cho thế giới động vật sau này.
Nuucichthys rhynchocephalus càng quý giá vô song đối với ngành cổ sinh vật học, bởi nó là một trong 4 đại diện hiếm hoi cho tổ tiên của động vật có xương sống thời kỳ này từng được phát hiện trên thế giới.
Động vật có xương sống ngày nay bao gồm cá, động vật lưỡng cư, bò sát, chim, thú – tức bao gồm cả chúng ta.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà cổ sinh vật học Rudy Lerosey-Aubril và Javier Ortega-Hernández từ Đại học Harvard (Mỹ) cho biết: “Động vật có xương sống ban đầu bắt đầu có đôi mắt to và một loạt các khối cơ mà chúng ta gọi là myotome, đặc điểm thể hiện rất rõ trong hóa thạch này”.
Loài mới này cũng có thân hình giống như một quả ngư lôi, về cơ bản có nhiều điểm tương đồng với cá ấu trùng – ví dụ một khoang giống như hệ thống mang thô sơ – nhưng không có vây và do đó có khả năng bơi hạn chế.
Nhưng theo TS Lerosey-Aubriltất cả những đặc điểm này rõ ràng chỉ ra một số mối quan hệ với động vật có xương sống, mặc dù loài sơ khai này vẫn chưa thực sự phát triển xương.
Các tác giả suy đoán rằng Nuucichthys rhynchocephalus có khả năng sống ở tầng nước cao của đại dương.
Vì lý do này và vì chúng không có các bộ phận khoáng hóa sinh học như xương hoặc vỏ nên chúng đặc biệt dễ bị phân hủy và thối rữa nhanh chóng sau khi chết, điều này giải thích tại sao chúng rất hiếm khi bị hóa thạch.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Royal Society Open Science.
Tuyệt tích 510 triệu năm, quái vật Cambri "hiện hình" nguyên vẹn
Một "Pompeii kỷ Cambri" vừa được tìm thấy ở Morocco, nơi các loài quái vật hơn nửa tỉ năm trước hiện về dưới dạng 3D hoàn hảo.
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia đã tìm thấy những hóa thạch hoàn hảo chưa từng thấy về bọ ba thùy, loài quái vật bé nhỏ nhưng rất quan trọng trên cây tiến hóa của sinh vật địa cầu.
Bộ xương ngoài cứng và dễ bị vôi hóa của bọ ba thùy thường được tìm thấy trước đây, nhưng những mẫu hóa thạch mới lại gây kinh ngạc bởi bảo tồn hoàn hảo cả các mô mềm, thậm chí các cấu trúc nhỏ như lông tơ cũng còn nguyên.
Các "quái vật đại dương" kỷ Cambri trong thảm họa núi lửa 510 triệu năm trước - Ảnh: SCIENCE
Theo Sci-News, khác với đa số hóa thạch thường là bộ xương hay một mặt của cơ thể được ép cứng hay "điêu khắc" vào đá, hóa thạch ở Morocco là một bức tượng 3D hoàn toàn sống động.
Điều hy hữu này là lãnh địa của bọ ba thùy ở khu vực High Atlas của Morocco được tạo nên bởi một sự kiện núi lửa tàn khốc 510 triệu năm trước.
Tro nóng bỏng từ núi lửa ập xuống đột ngột vùng biển nơi các con bọ ba thùy này đang bơi, bọc lấy chúng ngay lập tức, khiến toàn bộ cơ thể hóa thạch nhanh chóng theo đúng hình dạng lúc chúng đang cố gắng chạy trốn núi lửa.
Khuôn tro bảo quản từng bộ phận cơ thể, chân và thậm chí cả những cấu trúc giống như sợi lông chạy dọc theo các phần phụ.
Hóa thạch 3D được khai quật ở Morocco - Ảnh: SCIENCE
Đường tiêu hóa của những con quái vật cũng được tro lấp đầy, bảo quản nguyên hình dạng.
Ngoài ra, các nhà cổ sinh vật học còn tìm thấy những cấu trúc nhỏ như những chiếc đèn gắn trên vỏ ngoài con vật bằng một dải thịt đã hóa thạch.
Sử dụng công nghệ quét CT và mô hình máy tính các lát cắt X-quang ảo, các nhà nghiên cứu đã mô tả trên tạp chí Science một số chi tiết trước đây chưa từng biết về nhóm sinh vật kỳ dị này.
"Những phát hiện này được dự đoán sẽ dẫn đến những khám phá quan trọng về sự tiến hóa của sự sống trên hành tinh chúng ta" - GS Abderrazak El Albani, nhà địa chất học tại Đại học Poitiers (Pháp) - đồng tác giả, cho biết.
Kỷ Cambri (khoảng 541-485 triệu năm trước) là kỷ nguyên bùng nổ sinh học của Trái Đất, đánh dấu bằng việc các loài đa bào đơn giản ban đầu bỗng chốc trở nên vô cùng đa dạng và phức tạp trong thời gian ngắn.
Chúng là những quái vật hoàn toàn lạ lùng so với sinh vật hiện đại, hầu hết đã không còn con cháu trực tiếp vì các đại tuyệt chủng khốc liệt, nhưng vẫn đóng vai trò nền tảng cho sự sống của hành tinh ngày nay.
Sinh vật lạ bị "phong ấn" trong đá 478 triệu năm: Thủy tổ nhiều loài Một phiến đá cổ ở Morocco đã bảo tồn nguyên vẹn sinh vật có thể lấp đầy một khoảng trống tiến hóa quan trọng. Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Lorenzo Lustri từ Đại học Lausanne (Thụy Sĩ) đã truy tìm sinh vật tổ tiên của nhóm động...