Phát hiện quái vật Mesosaur lớn nhất từng được biết đến
Quái vật Mesosaur đã tung hoành tận vài chục triệu năm trước khi loài khủng long sơ khai nhất xuất hiện trên Trái Đất.
Theo Sci-News, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra những hộp sọ lớn và một số xương của của một loài mới thuộc dòng họ quái vật Mesosaur.
Loài mới này có kích thước gấp đôi so với những loài Mesosaur khác từng được tìm thấy trước đây, được bảo quản trong những phiến đá kỷ Nhị Điệp tại hệ tầng Mangrullo của Uruguay và hệ tầng Iratí của Brazil.
Quái vật Mesosaur
TS Graciela Pinẽiro từ Đại học Cộng hòa (Uruguay), trưởng nhóm khoa học, mô tả quái vật Mesosaur là một loài bò sát sống dưới nước có kích thước từ nhỏ đến trung bình, cơ thể thon dài và đuôi dài hơn phần còn lại của cơ thể.
Hộp sọ của chúng đặc trung bởi mõm dài, xương phần sọ rất mỏng và nhiều răng nhọn như kim.
Dòng họ quái vật này tồn tại trên Trái Đất khoảng 299-270 triệu năm về trước, tức từ đầu đến giữa kỷ Nhị Điệp.
Do vậy, chúng cổ xưa hơn loài khủng long rất nhiều, bởi những con khủng long sơ khai nhất chỉ ra đời trong kỷ Tam Điệp sau đó (251-200 triệu năm trước), trước khi trở thành các quái vật thống trị địa cầu vào kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng tiếp theo.
Chúng được các nhà khoa học xác định là một loài “khủng long trung gian”, vì vậy việc tìm hiểu về chúng có thể đem lại những manh mối rất quý giá về quá trình tiến hóa kỳ diệu giúp tạo nên thế giới khủng long.
Các phần hóa thạch Mesosaur vừa được tìm thấy ở Nam Mỹ cũng bao gồm những cá thể thuộc các giai đoạn phát triển khác nhau, từ bào thai đến con non và con trưởng thành, khiến cho bộ sưu tập này trở nên quan trọng.
Các mẫu vật Mesosaur từng được tìm thấy trước đây có chiều dài trung bình 70 cm. Còng loài mới này, chỉ riêng hộp sọ đã dài 15-20 cm, còn tổng chiều dài cơ thể ước tính lên tới 1,5 – 2,5 m.
Chúng có thể chỉ bằng những con cá sấu nhỏ thời hiện đại nhưng trong thế giới của kỷ Nhị Điệp cổ xưa, kích thước đó đã đủ biến chúng thành những quái vật khổng lồ.
Cũng như các Mesosaur khác, những con Mesosaur khổng lồ này được cho là đã biến mất trong quãng thời gian khó khăn xảy ra ở siêu lục địa Gondwana cổ đại. Nam Mỹ ngày nay là một phần của Gondwana.
Đó là một thời kỳ núi lửa hoạt động cuồng nộ, hạn hán ảnh hưởng, sa mạc hóa trên diện rộng… vào giữa kỷ Nhị Điệp, theo bài công bố trên tạp chí Fossil Studies.
Quái vật 514 triệu tuổ.i "hiện hình" nguyên vẹn ở Trung Quốc
Tại tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, các nhà khoa học phát hiện "vật thể lạ" giống trái sầu riêng tí hon, nhưng thật ra là một quái vật cổ đại.
Theo SciTech Daily, loài quái vật mới ở Vân Nam đã được đặt tên là Shishania aculeata, một động vật thân mềm kỷ Cambri với cơ thể phủ đầy gai giống gai sầu riêng thu nhỏ.
Shishania aculeata được tìm thấy trong một "mỏ hóa thạch" ở phía Đông tỉnh Vân Nam, hiện hình nguyên vẹn dù đã chế.t 514 triệu năm trước.
Hóa thạch loài quái vật mới ở Vân Nam - Ảnh: SCIENCE
Theo TS Guangxu Zhang từ Đại học Vân Nam (Trung Quốc), đồng tác giả, con quái vật trông rất đáng sợ này là một loài mới thuộc dòng họ sên dẹt.
Không giống như hầu hết các loài động vật thân mềm, con vật cổ xưa này không có vỏ bao phủ cơ thể, cho thấy rằng nó đại diện cho một giai đoạn rất sớm trong quá trình tiến hóa của động vật thân mềm.
Hồ sơ hóa thạch về động vật thân mềm thường rất hiếm hoi, bởi trừ khi bị "đóng băng" trong một sự kiện cực kỳ nhanh và đột ngột, các mô mềm này khó lòng biến thành hóa thạch.
Với niên đại lên tới nửa tỉ năm và là thời điểm đán.h dấu cuộc cuộc nổ sinh học quan trọng nhất của Trái Đất, mẫu vật này lại càng quý giá.
Hình ảnh tái hiện sinh vật cổ đại - Ảnh: SCIENCE
"Cố gắng làm sáng tỏ tổ tiên chung của những loài động vật khác biệt như mực và hàu trông như thế nào là một thách thức lớn đối với các nhà sinh vật học tiến hóa và cổ sinh vật học" - PGS Luke Parry từ Đại học Oxford (Anh), đồng tác giả, cho biết.
Hầu hết các nghiên cứu phải dựa trên các mô hình mang tính suy đoán từ các loài động vật thân mềm còn sống và điều đó không bao giờ đủ.
Vì vậy, Shishania aculeata đã đem về cho họ một "cánh cửa thời gian".
Một điểm độc đáo khác là dù không có vỏ cứng bảo vệ, con quái vật kỷ Cambri này sở hữu cơ thể đầy gai nhọn bằng kitin, một vật liệu cũng được tìm thấy trong vỏ cua, côn trùng và một số loại nấm hiện đại.
PGS Parry cho biết họ đã tìm thấy những chi tiết cực nhỏ bên trong các gai hình nón, bao gồm một hệ thống ống dẫn tinh vi, nơi tiết ra vật liệu để làm dày thêm các gai này trong cuộc đời chúng.
"Các thông tin vi mô như vậy là cực kỳ hiếm, ngay cả trong những hóa thạch được bảo quản đặc biệt" - PGS Parry nói.
Gai cứng và lông cứng được biết đến ở một số loài thân mềm ngày nay (như chiton), nhưng chúng được tạo thành từ vật liệu khoáng canxi cacbonat chứ không phải kritin hữu cơ như quái vật nhỏ này.
Tất cả các đặc điểm kỳ quặc nói trên cho thấy động vật thân mềm có thể có lịch sử tiến hóa phức tạp hơn nhiều so với những gì chúng ta thường nghĩ.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Science.
Quái vật chưa từng thấy 'trỗi dậy' giữa sa mạc Ai Cập, dài 15 m Một thành viên mới của dòng họ quái vật to lớn nhất từng bước đi trên các lục địa là được tìm thấy tại một ốc đảo ở sa mạc phía Tây Ai Cập. Theo Sci-News, hóa thạch con quái vật lộ diện với 5 đốt sống lưng và 12 phần phụ, giúp các nhà cổ sinh vật học ước tính nó phải...