Phát hiện phòng ăn được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên
Daily Mail đưa tin, tại thành phố cổ Zeugma (Thổ Nhĩ Kỳ) các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hai căn phòng được khắc bằng đá, có niên đại từ thế kỷ thứ 2 hoặc thứ 3 trước Công nguyên.
Phát hiện phòng ăn được xây dựng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
Theo phân tích của các khảo cổ học, họ tin rằng những căn phòng tìm thấy đã được sử dụng như một “phòng ăn”. Đồng thời, bản thân ngôi nhà thuộc về một gia đình có ảnh hưởng, nó cùng được dùng để tổ chức tiệc tối ở đây từ nhiều thế kỷ trước.
Các phòng tìm thấy được trang trí hoa văn khảm tinh xảo. Người đứng đầu cuộc khai quật, một nhà khảo cổ học từ Đại học Ankara – Kutalmis Gerkay nhận mạnh điều này chứng tỏ rằng chủ nhân của tòa nhà là những người có trí thức và óc thẩm mỹ.
Hiện công việc nghiên cứu trong các căn phòng đang tạm dừng do nhóm của Gerkay đang bận rộn gia cố các vết nứt nguy hiểm trên trần nhà. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ hy vọng sẽ hoàn thành cuộc khai quật vào cuối năm nay để du khách có thể nhìn ngắm tàn tích.
Tại khu vực này, nhiều bức tranh khảm, bích họa và công trình kiến trúc cổ khác trước đây đã được tìm thấy (các cuộc khai quật đã được tiến hành từ năm 2004).
Video đang HOT
Theo các nhà khảo cổ học, thành phố cổ này được người Hy Lạp thành lập vào năm 300 trước Công nguyên, cách không xa dãy núi Taurus và sông Euphrates, ban đầu được gọi là Seleucia.
Vào thời kỳ phát triển đỉnh cao, vào khoảng năm 64 trước Công nguyên có khoảng 80 nghìn cư dân sinh sống ở đây. Thành phố đã bị chinh phục bởi người La Mã, những người đã đổi tên nó thành Zeugma.
Cận cảnh xưởng đúc tiền lâu đời nhất của thế giới phát hiện ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra xưởng đúc tiền cổ nhất thế giới được biết đến ở Trung Quốc.
Khung cảnh xưởng đúc tiền lâu đời nhất của thế giới phát hiện ở Trung Quốc nhìn từ trên cao xuống
Khám phá được thực hiện trong cuộc khai quật ở thành phố Quan Trang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xưởng đúc tiền xu đầu tiên trên thế giới hoạt động từ năm 640 đến 550 trước Công Nguyên.
Xưởng đã tạo ra những đồng xu bằng kim loại đầu tiên, đặt tên là đồng xu thuổng vì chúng giống với công cụ làm vườn hơn 2.600 năm trước.
Các nhà khảo cổ cho biết địa điểm xưởng có cấu trúc tổ chức chặt chẽ, có khả năng sản xuất hàng loạt đồng tiền kim loại đầu tiên, góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc của tiền.
Tại địa điểm khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện ra một phần xưởng đúc đồng với hàng chục khuôn đúc tiền xu, các mảnh tiền xu và mảnh vụn kim loại. Những điều này xác nhận đây là xưởng đúc tiền xu cổ xưa.
Phân tích các phát hiện cho thấy xưởng đúc tiền có tổ chức cao, sản xuất đồng tiền lẻ theo kiểu tiêu chuẩn hoá.
Đồng xu thuổng là phiên bản thu nhỏ của công cụ làm vườn.
Tiền xu là loại tiền kim loại lâu đời nhất được biết đến ở Trung Quốc. Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Hao Zhao từ Đại học Trịnh Châu, cho biết: "Xưởng đúc Guanzhuang bắt đầu vào khoảng năm 770 trước Công nguyên, nhưng lúc đầu nó chủ yếu sản xuất các đồ phục vụ nghi lễ, vũ khí và công cụ. Khoảng 150 năm sau, các hoạt động đúc tiền xuất hiện ở xưởng đúc này".
Bằng cách sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon, các chuyên gia phát hiện xưởng đúc Guanzhuang hoạt động vào khoảng giữa năm 640-550 trước Công Nguyên. Những đồng xu tìm thấy ở địa điểm này là loại lâu đời nhất về tiền kim loại từng phát hiện ở Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu hy vọng địa điểm mới nằm ở tỉnh Hà Nam có thể làm sáng tỏ niên đại của tiền và cách phát triển.
Nghiên cứu trước đây cho rằng tiền xu lần đầu tiên được sử dụng từ các thương gia, giúp cho việc mua bán, vận chuyển và đong đếm của cải trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, xưởng đúc tiền Guanzhuang nằm sát rìa ngoại thành, gần cổng vào khu hành chính nội thành. Điều này có thể chỉ ra rằng chính phủ đã tham gia vào lịch sử ban đầu của tiền tệ.
Tiến sĩ Zhao cho biết: "Tạo ra tiền xu là một trong những đổi mới tài chính mang tính cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại".
Phát hiện tàu La Mã cổ đại chứa đầy rượu vang ở Italy Các nhà khảo cổ học ở Sicilia (Italy) vừa phát hiện một con tàu La Mã cổ đại dưới biển Địa Trung Hải, ngoài khơi Palermo. Con tàu chứa đầy bình rượu vang nằm ở độ sâu 92 m.