Phát hiện nơi bị bỏ hoang hơn 20 năm ở Hội An, giờ thu hút cực đông khách đến thăm, nằm giữa đồng lúa xanh
Sau nhiều năm bị “bỏ quên”, nhờ quang cảnh thiên nhiên xung quanh, địa điểm này dần thu hút đông du khách khi đến Hội An, Quảng Nam.
Nhắc đến Hội An, hầu hết mọi du khách sẽ nhớ ngay đến một phố cổ mộng mơ mang nét cổ kính, yên bình. Những điểm đến luôn nằm trong danh sách phải ghé thăm hàng đầu của du khách khi đến Hội An có thể nhắc tới như phố cổ Hội An, rừng dừa Bảy Mẫu, bãi biển An Bàng… Tuy nhiên thời gian gần đây, có một địa điểm nữa, đã bị bỏ hoang từ lâu song bỗng thu hút đông đảo du khách tới tìm hiểu. Cách trung tâm thành phố khoảng 5km, nằm giữa cánh đồng lúa bao la, đây chính là lò gạch cũ Duy Vinh.
Ảnh MiA
Lò gạch Duy Vinh vốn là địa điểm quen thuộc với những người bản địa. Nó nằm cô độc giữa cánh đồng thuộc thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Công trình chỉ cao hơn 10m, rộng khoảng 4m, đã không còn được sử dụng và bị bỏ hoang nhiều năm. Từ thành phố Hội An, du khách để tìm đến đây chỉ cần lái xe khoảng 20 phút.
Từ năm 2018, địa điểm lò gạch bắt đầu thu hút sự chú ý của một lượng du khách nhất định. Sau dịch Covid-19, từ năm 2022 trở đi, khi du lịch trong nước dần phục hồi trở lại, điểm đến này lại trở thành một cái tên đáng chú ý với nhiều du khách thích trải nghiệm, khám phá và chụp ảnh check-in.
Cũng theo chia sẻ của người dân bản địa, khi lượng khách đến lò gạch tăng cao, chính quyền địa phương lo ngại về độ an toàn của công trình, vì vậy đã đóng cửa lò gạch 1 thời gian. Sau này, lò gạch đã được nâng cấp, sửa chữa, gia cố. Đồng thời xung quanh khu vực kết hợp thêm nhiều loại hình du lịch nông trại, từ đó đảm bảo an toàn và đem tới nhiều trải nghiệm hơn cho khách tham quan.
Lò gạch cũ nằm giữa cánh đồng lúa mênh mông, thu hút nhiều du khách đến tham quan, check-in (Ảnh Traveloka)
Lò gạch cũ Duy Vinh nổi bật với những mảng tường cũ kỹ, bong tróc, lộ ra từng lớp gạch đỏ au. Nhiều chỗ thậm chí còn mọc cả cây ở trên. Tổng thể cổ kính tạo nên dáng vẻ sừng sững, hiên ngang như tòa thành cổ đại.
Chiếc lò gạch tưởng chừng đơn sơ này lại có thiết kế khá lạ mắt. Các bậc thang được xây theo hình xoắn ốc từ chân đến đỉnh, vốn dĩ là những bậc thang dùng làm lối vào ra cho những người thợ đốt gạch trước kia. Nhiều du khách cũng gọi vui rằng đây là những “Nấc thang lên thiên đường”. Bước chân lên bậc thang, du khách có thể thấy bên dưới là cánh đồng lúa xanh mướt, ngước lên trên là bầu trời trong xanh, cảm giác lâng lâng trên không rất thú vị.
Vì đã trải bao năm tháng nên cũng có những bậc thang phủ rêu, rất dễ trơn trượt. Vì thế, mỗi khi di chuyển du khách lưu ý phải đặc biệt cẩn thận, đi chậm và nhẹ nhàng. Nếu nhận thấy dấu hiệu của sự nứt vỡ, nên tránh xa khu vực đó ngay.
Những bậc thang trên lò gạch chính là địa điểm check-in của nhiều du khách (Ảnh Traveloka)
Theo một số nhiếp ảnh gia địa phương, mỗi mùa, khu vực lò gạch cũ lại mang một nét đẹp riêng. Mùa hè, cánh đồng lúa tràn ngập màu xanh bát ngát còn mùa đông, đồng trũng, in bóng rõ nét chiếc lò gạch, cầu tre…. Tại đây, du khách có thể chụp hình, check-in, kết hợp thưởng thức ly cà phê hay trò chuyện với những người nông dân ra đồng sớm. Tất cả đều cực kì thích hợp cho một chuyến đi “chữa lành”.
Bạn Thùy Linh 28 tuổi, du khách từ Quảng Ninh nhận xét: “Điểm đến này tuy không có nhiều hoạt động dịch vụ nhưng mang lại những giá trị tinh thần, giúp bản thân mình xua tan cảm giác mệt mỏi cũng như làm sống lại năm tháng tuổi thơ lớn lên từ vùng đồng quê”.
Video đang HOT
Lò gạch cũ Duy Vinh hoàn toàn phù hợp cho một chuyến du lịch “chữa lành”, tìm về với thiên nhiên yên bình (Ảnh ST)
Thời tiết ở Quảng Nam mang đậm nét đặc trưng của miền Trung, có một mùa nắng và có một mùa mưa. Vì thế du khách nên đi vào mùa nắng để có thể có chuyến đi trọn vẹn cùng những bức ảnh đẹp. Cụ thể, du khách nên chọn thời gian từ tháng 2 cho đến tháng 8. Đây là thời điểm đẹp nhất để khám phá lò gạch cũ Duy Vinh. Đa phần sẽ có thời tiết nắng ráo, ít mưa, không khí trong lành. Việc tham quan công trình cũng sẽ được an toàn hơn.
Ngược lại, nên tránh đi vào tháng 9 cho đến tháng 2 năm sau, vì được biết đây là mùa mưa bão ở miền Trung. Mưa rả rích cả ngày, thậm chí còn có những thời điểm lũ lụt rất lớn.
Thời điểm lý tưởng nhất để đến tham quan lò gạch Duy Vinh là vào mùa nắng, khô ráo (Ảnh Eco Tour)
Cách trung tâm thành phố Hội An chỉ 5km nên có nhiều phương tiện như ô tô, xe khách, taxi hay xe máy cho du khách lựa chọn. Xe máy là phương tiện được chọn lựa nhiều nhất, vì đi phượt đến lò gạch cũ cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Len lỏi giữa cánh đồng lúa xanh rì, băng qua con đường làng yên bình là đến được với lò gạch. Cung đường này được đánh giá là tương đối dễ đi.
Xã đảo được ví như "viên ngọc thô" nằm tách biệt ở tỉnh miền Trung, gần Hội An mà nhiều người chưa biết
Nhiều du khách không khỏi trầm trồ bởi ở xứ Quảng còn có một xã đảo mang tiềm năng du lịch lớn, bên cạnh phố cổ Hội An đã rất nổi tiếng trước đó.
Nhắc đến những địa phương thuộc khu vực miền Trung nước ta mang thế mạnh về du lịch, phần đông du khách sẽ nghĩ ngay tới Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam hay Bình Thuận. Trong đó, Quảng Nam được đánh giá là địa phương đặc biệt bởi vừa sở hữu những nét văn hoá cổ kính truyền thống, tiêu biểu là phố cổ Hội An, vừa "ẩn giấu" nhiều điểm đến mang nhiều tiềm năng du lịch, đang chờ du khách khám phá.
Điểm đến sau đây - một xã đảo, là một trong những nơi được mệnh danh là "viên ngọc thô" của xứ Quảng. Đó là xã đảo Tam Hải, thuộc huyện Núi Thành, cách Tam Kỳ hơn 30km về phía Đông Nam. "Đây là một điểm đến độc đáo với bãi biển xanh biếc trải dài, hàng dừa xiêm rợp bóng và những phiến đá kỳ vĩ xếp chồng lên nhau", một du khách nhận xét trên diễn đàn du lịch.
Ảnh Du lịch Tam Hải
Trang chủ của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhấn mạnh, xã đảo Tam Hải thật sự là một "viên ngọc thô" xinh đẹp của xứ Quảng. Sở hữu vị trí tách biệt với khu vực bên ngoài bởi dòng sông Trường Giang, diện tích của xã đảo chỉ vào khoảng 1.500ha, 3 mặt giáp biển, 1 mặt giáp sông. Cũng chính bởi đặc điểm về vị trí này mà có hơn 50% diện tích nơi đây là mặt nước.
Ngoài nước, diện tích xã đảo còn được bao phủ bởi những rừng dừa xanh mát. Điều này được thể hiện rõ qua những câu nói đùa của người dân bản địa, rằng: "Khi tôi sinh ra đã thấy dừa trước ngõ". Cây dừa nơi đây vốn được trồng với số lượng lớn nhằm chắn gió, chắn sóng cho các hộ gia đình. Từ đó, người dân cũng hình dành nghề đan xơ dừa độc đáo, duy trì trong suốt hàng trăm năm lịch sử và cho đến tận bây giờ.
Xã đảo Tam Hải nhìn từ trên cao với bến phà và diện tích lớn là rừng dừa (Ảnh Du lịch Tam Hải)
Tại Tam Hải hiện nay có nhiều khu danh thắng hay địa điểm tham quan còn hoang sơ, giữ được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp được tạo hoá ban tặng. Tuy nhiên do chưa được đầu tư du lịch bài bản, nên so với những cái tên khác cùng địa phương như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, xã đảo này ít được du khách biết tới hơn.
Để tới được Tam Hải, du khách chỉ có một cách duy nhất là đi bằng đường thuỷ, chọn đi phà hoặc thuyền máy từ cửa sông Kỳ Hà. Quãng đường không quá dài song khi đặt chân tới Tam Hải, du khách sẽ cảm nhận được không khí khác biệt hoàn toàn tại nơi đây.
Khung cảnh bình dị thường thấy ở xã đảo Tam Hải (Ảnh Du lịch Tam Hải,
1. Tham quan danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa
Đến với xã đảo Tam Hải, trải nghiệm đầu tiên du khách được gợi ý, chắc chắn sẽ là tham quan danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Trong đó, Bàn Than là khối núi nhô ra phía biển, hình dạng bằng phẳng. Còn Hòn Mang và Hòn Dứa là 2 đảo tách rời, nằm cách Bàn Than khoảng vài trăm mét về phía Đông Nam.
Các danh thắng nằm ở phía Đông Bắc xã đảo, được các chuyên gia đánh giá có niên đại lên đến khoảng 400 triệu năm. Cảnh quan chủ yếu tại đây là những dải đá, bãi đá xếp chồng lên nhau, tạo thành nhiều hình thù đặc biệt nhờ sự tác động của sóng và gió nơi biển khơi.
Những bãi đá hình thù độc đáo ở Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa (Ảnh Du lịch Tam Hải)
Đại diện lãnh đạo địa phương cho biết, bao bọc quanh các Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa còn là hệ san hô rộng hơn 90ha với 100 loài. Chính bởi những đặc điểm tự nhiên trên, công tác bảo tồn hệ sinh thái, môi trường tại đây luôn được duy trì và phát huy bền vững. Tháng 2 vừa qua, danh lam thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa đã chính thức được nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia do nhà nước trao tặng.
2. Du lịch làng bích hoạ Tam Hải
Làng bích hoạ Tam Hải là điểm đến nổi tiếng tiếp theo ở xã đảo Tam Hải mà du khách nên ghé thăm. Cũng theo thông tin trên trang thông tin của Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, ngôi làng được lấy cảm hứng từ làng bích hoạ tại Tam Kỳ.
Những bức tranh trên tường những ngôi nhà quanh làng cũng tái hiện lại cuộc sống làng chài hay những chi tiết liên quan đến đại dương. Chúng được thực hiện bởi các sinh viên trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng trong dịp ghé thăm Tam Hải. Từ đó, những bức tường cũ kỹ, kêu phong hay có phần đơn điệu được khoác lên mình chiếc áo mới, sống động hơn, màu sắc hơn và trở thành điểm check-in thu hút du khách.
Ảnh Nhà có Hai người
Ghé thăm làng bích hoạ, du khách còn có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân bản địa. Hay tìm được những hộ dân phục vụ hải sản tươi sống với giá cả phải chăng.
3. Hoà mình vào không gian biển cả hoang sơ
Sẽ thật thiếu sót nếu nếu như đến Tam Hải mà du khách lại không hoà mình vào không gian của biển cả hoang sơ, hít thở bầu không khí trong lành. Có một trải nghiệm biển cũng được nhiều du khách trẻ yêu thích, đó là chèo thuyền kayak.
Một số hình ảnh về không gian biển cả cùng đời sống bình dị ở xã đảo Tam Hải được du khách ghi lại (Ảnh Nhà có Hai người, Nguyễn Viết Thương)
Xã đảo được ví như "viên ngọc thô" của xứ Quảng mang tiềm năng du lịch lớn, khá gần phố cổ Hội An Xã đảo Tam Hải được ví như "viên ngọc thô", nằm biệt lập ở khu vực gần Hội An, chưa nhiều người biết đến và luôn khiến du khách có dịp tới đây không khỏi trầm trồ. Nhắc đến những địa phương thuộc khu vực miền Trung nước ta mang thế mạnh về du lịch, phần đông du khách sẽ nghĩ ngay tới...