Phát hiện những hiện tượng chảy máu này trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu hãy đi khám ngay
Chảy máu trong thai kỳ không phải là hiện tượng hiếm nhưng nếu mẹ bầu để ý thấy mình gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây, hãy ngay lập tức đi khám nếu không muốn sức khỏe của thai nhi và bản thân bị đe dọa.
Tốt nhất là không có bất kì hiện tượng chảy máu nào trong thai kỳ nên nếu nó xảy ra thì đây có thể là điều đáng báo động. Tuy nhiên, nó phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn mang thai. Chảy máu hoặc rỉ máu khi mang thai 3 tháng đầu khá phổ biến. Khoảng 20% phụ nữ bị ra máu trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ tiếp tục mang thai không biến chứng và cuối cùng sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh.
Khoảng 20% phụ nữ bị ra máu trong vòng 12 tuần đầu của thai kỳ (Ảnh minh họa).
Nếu bạn chảy máu, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị sẩy thai. Tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ, có nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng chảy máu khi mang thai. Tuy nhiên, tất cả chúng đều cần được bác sĩ kiểm tra càng sớm càng tốt.
Các nguyên nhân gây chảy máu trong tam cá nguyệt đầu
Xuất huyết làm tổ
Loại xuất huyết trong thời gian mang thai này thường xuất hiện 6-12 ngày sau khi thụ thai, gần thời điểm sắp đến kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và vào tử cung để “làm tổ” trên niêm mạc tử cung. Khi đó, mô hình thành quanh trứng (gọi là nguyên bào nuôi phôi) có thể gây tổn thương một số mạch máu trong tử cung của người mẹ, dẫn đến chảy một lượng máu nhỏ từ cổ tử cung xuống âm đạo. Xuất huyết làm tổ có thể là dấu hiệu sớm của việc mang thai ở khoảng 1/3 phụ nữ mang thai.
Xuất huyết làm tổ có thể kèm theo triệu chứng đau bụng nhẹ (Ảnh minh họa).
Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (APA), xuất huyết làm tổ có thể kèm theo đau bụng nhẹ, ít đau hơn khi hành kinh bình thường và bạn thậm chí có thể còn không nhận ra.
Mang thai ngoài tử cung
Thông thường, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra trong ống dẫn trứng và sau đó tế bào trứng sẽ di chuyển đến tử cung, tại đây trứng đã thụ tinh sẽ bám vào thành tử cung để phát triển thành một thai nhi hoàn chỉnh. Tuy nhiên, có những trường hợp tế bào trứng đã thụ tinh không di chuyển đến tử cung mà thay vào đó, chúng lại làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài nội mạc tử cung. Hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo hoặc đoạn kẽ). 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó.
Video đang HOT
Việc giữ được thai nhi là rất khó bởi trứng đã thụ tinh không thể sống sót được ở ngoài tử cung. Dấu hiệu đầu tiên của thai ngoài tử cung là chảy máu âm đạo nhẹ kèm theo đau vùng chậu. Bạn cũng có thể cảm thấy đau vai hoặc muốn đi cầu nếu máu rò rỉ từ ống dẫn trứng. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào vị trí máu tụ và dây thần kinh nào của bạn bị ảnh hưởng.
Nếu không được loại bỏ, các mô phát triển có thể gây vỡ ống dẫn trứng gây chảy máu nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy choáng, bị ngất xỉu và sốc.
Chửa trứng
Chửa trứng (thai trứng) xảy ra khi các tế bào thay vì phát triển thành nhau thai trong tử cung lại biến thành một cụm tế bào bất thường. Mặc dù thai trứng không phải là một bào thai thật sự nhưng nó vẫn gây ra các triệu chứng giống như thai kỳ bình thường. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể gây ung thư và có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài gây ra chảy máu hoặc ra máu ở âm đạo, các triệu chứng khác của chửa trứng là buồn nôn và nôn mửa và tử cung phát triển nhanh. Siêu âm có thể giúp phát hiện chửa trứng.
Thay đổi và nhiễm trùng ở vùng cổ tử cung
Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều máu hơn, và phần lớn lượng máu dồn về vùng chậu. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai tăng tiết dịch âm đạo. Điều này khiến họ dễ bị nhiễm trùng ở âm đạo hoặc cổ tử cung và thậm chí là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), những vấn đề có thể gây chảy máu trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều máu hơn, và phần lớn lượng máu dồn về vùng chậu (Ảnh minh họa).
Quan hệ tình dục hoặc xét nghiệm Pap cũng có thể gây chảy máu do lượng máu ở phần dưới tăng lên. Đây thường không phải là điều đáng lo ngại.
Xuất huyết dưới màng đệm
Còn được gọi là chảy máu dưới màng đệm hoặc tụ máu dưới màng đệm là sự tích tụ máu giữa niêm mạc tử cung và màng đệm hoặc màng ngoài của thai nhi bên cạnh tử cung hoặc dưới nhau thai. Điều này có thể gây chảy máu ở một số mẹ bầu.
Sự xuất hiện xuất huyết dưới màng đệm và chảy máu âm đạo làm tăng nguy cơ sảy thai của thai phụ. Bác sĩ có thể phát hiện ra tình trạng này khi siêu âm và kê thuốc để giúp cầm máu.
Sảy thai hoặc có dọa sảy thai
Nếu bạn bị ra máu trong giai đoạn đầu của thai kỳ, trước tiên phải loại trừ khả năng bị sảy thai. Bác sĩ sẽ theo dõi thai kỳ qua siêu âm để kiểm tra xem thai nhi có còn phát triển không và kê đơn thuốc cần thiết.
Dọa sảy thai là tình trạng thai vẫn còn sống nhưng bị bong một phần khỏi niêm mạc tử cung. Sản phụ có các triệu chứng chậm kinh và có các dấu hiệu của có thai, ra máu âm đạo đỏ tươi, tức bụng dưới hoặc đau âm ỉ vùng hạ vị. Trong một số trường hợp, tình trạng chảy máu sẽ tiếp diễn và cuối cùng dẫn đến sảy thai.
Mẹ bầu đi khám bị chê thai nhi còi, nguyên nhân do hành động nhạy cảm buổi đêm
Trong những lần khám thai trước, sức khỏe của thai nhi vẫn ổn định nhưng ở tuần thứ 36 thai kỳ, bác sĩ lại nói rằng con của Tiểu Ninh hơi bé so với tuần tuổi và nguyên nhân là do hành vi vào ban đêm này của chị.
Kể từ khi mang thai, mẹ bầu thường từ bỏ những thói quen xấu và đặc biệt chú ý tới các hành vi của mình để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, có những hành vi mẹ bầu cũng không thể kiểm soát được, nhất là khi đi ngủ. Tuy nhiên, chính những hành vi này lại là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển.
Tiểu Ninh và chồng đã nghe theo lời bác sĩ, vứt bỏ những thói quen xấu kể từ khi cô mang thai. Cụ thể, chồng cô không còn hút thuốc nữa và bản thân cô cũng không sử dụng tới mỹ phẩm.
Trong những lần khám thai trước, sức khỏe của thai nhi vẫn ổn định nhưng ở tuần thứ 36 thai kỳ, bác sĩ lại nói rằng con của Tiểu Ninh hơi bé so với tuần tuổi. Sau khi nghe bác sĩ nói xong, vợ chồng Tiểu Ninh vô cùng lo lắng. Bởi lẽ, Tiểu Ninh luôn ăn uống đúng bữa, chế độ dinh dưỡng phong phú và đã cải thiện một số thói quen xấu, vậy thì tại sao con của cô lại còi cọc được?
Tiểu Ninh vô cùng lo lắng khi biết con của cô nhẹ cân so với tuần tuổi.
Sau một hồi suy nghĩ, bác sĩ dè dặt hỏi Tiểu Ninh: " Chị có ngáy khi ngủ không?". " Cô ấy có ngáy. Trước kia không ngáy nhưng giờ mang thai thì thường xuyên ngáy ngủ", chồng Tiểu Ninh nhanh miệng trả lời.
Đến lúc này thì bác sĩ đã biết được nguyên nhân khiến con của Tiểu Ninh nhẹ cân hơn so với tuần tuổi. " Đứa trẻ nhẹ cân có thể là do chị ngáy ngủ. Vì ngáy ngủ sẽ làm tăng huyết áp, bé sẽ không được cung cấp đủ máu lên não và từ đó dẫn đến nhẹ cân", bác sĩ nói.
Sau đó, với sự hỗ trợ của bác sĩ, tình trạng ngáy ngủ của Tiểu Ninh đã được cải thiện và cô hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.
Tiểu Ninh sau đó đã hạ sinh một bé trai khỏe mạnh.
Dưới đây là 3 hành vi của mẹ bầu vào ban đêm gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ:
1. Ngáy ngủ
Ngáy ngủ sẽ làm bà bầu tăng huyết áp, nếu huyết áp tăng quá cao có thể khiến việc vận chuyển máu chậm bất thường, thậm chí là bị tắc nghẽn. Điều này khiến máu cung cấp tới thai nhi không đủ, dẫn đến thiếu oxy trong tử cung khiến trẻ chậm phát triển.
Ngoài ra, ngáy ngủ còn có thể đe dọa tới sức khỏe của mẹ bầu. Cụ thể, khi mang thai, kích thước của thai nhi không ngừng lớn hơn buộc tử cung cũng phải lớn hơn. Tuy nhiên, không gian giữa ngực và bụng lại không tăng lên khiến tử cung chèn ép vào đường hô hấp, từ đó đường hô hấp sẽ bị thu hẹp bất thường và phát ra tiếng ngáy khi ngủ.
Nếu tiếng ngáy nhỏ thì chứng tỏ đường thở không quá hẹp và ngược lại. Đường thở hô hấp quá hẹp sẽ gây nguy cơ ngưng thở khi ngủ, trong trường hợp nặng hơn sẽ gây ra tình trạng huyết áp cao, tiền sản giật. Tuy nhiên, nếu ngáy ít thì mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng.
2. Đổ nhiều mồ hôi
Đồ mồ hôi vào ban đêm sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Ảnh minh họa
Nhiều mẹ bầu thường mắc chứng đổ mồ hôi đêm, điều này là do khí huyết không đủ, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Nếu mẹ bầu ngủ không ngon giấc thì chắc chắn tinh thần không thoải mái, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, nếu thường xuyên đổ mồ hôi trộm khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám để điều trị kịp thời, bởi điều này có thể gây rối loạn nội tiết ở thai phụ, ảnh hưởng tới con yêu trong bụng.
3. Đi tiểu đêm thường xuyên
Thông thường, mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Nguyên nhân là do kích thước thai nhi tăng lên khiến bàng quang bị chèn ép, lượng nước tiểu vì vậy mà giảm xuống.
Nếu mẹ bầu thường xuyên đi tiểu đêm, điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu thường xuyên thức giấc vào ban đêm, chất lượng giấc ngủ giảm xuống gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thi nhi. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên ăn ít trái cây chứa nhiều nước, uống ít nước trước khi đi ngủ.
Mẹ bầu bổ sung ngay loại rau này vào thực đơn để ngăn ngừa dị tật ở thai nhi Ít ai biết rằng, loại rau có nguồn gốc từ châu Âu này lại chứa dưỡng chất cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh và ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Măng tây giúp ngăn ngừa dị tật ở thai nhi Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin...