Phát hiện nhóm tuổi teen sống bầy đàn
Một nhóm tuổi teen sống bỏ nhà sống lang thang, ăn chơi… nguy hiểm hơn chúng còn thuê khách sạn để ở và quan hệ với nhau kiểu bày đàn.
Khoảng 19h ngày 16/02, cán bộ trực tại trụ sở công an phường Hoa Lư tiếp 1 phụ nữ trung niên với dáng điệu khắc khổ đến trình báo về đứa con gái 17 tuổi của bà nhiều ngày nay không về nhà.
Khoảng 2 tiếng đồng hồ sau, 1 tổ tuần tra kiểm soát địa bàn phát hiện tại 1 nhà dân cho thuê trọ trên địa bàn phường có dấu hiệu khả nghi. Tiến hành kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong phòng có tổng cộng 8 người (5 nam, 3 nữ) đang ngủ.
Các đối tượng bụi đời trong vụ thiếu nữ 17 mất tích
Trong khi các chiến sỹ đang yêu cầu nhóm thanh niên trên về trụ sở Công an phường làm việc thì 1 người nam đã nhanh chân bỏ trốn. Tại trụ sở công an phường, thiếu nữ 17 tuổi được xác định là đứa con gái mất tích nhiều ngày nay của người đàn bà đi tìm con.
Video đang HOT
Qua điều tra, các chiến sỹ nắm được, 5 đối tượng nam đều sống cảnh “tứ hải vi gia” (bụi đời) trên địa bàn TP. Pleiku (tên bỏ trốn trước đó đã có tiền án về tội trộm cắp). Trong 3 người nữ thì có 2 em đang học lớp 9 và lớp 11 bị dụ bỏ nhà đi bụi, 1 đối tượng gái mại dâm (29 tuổi, công an đang hoàn tất hồ sơ gửi ra Trung tâm 05, 06).
Qua đấu tranh khai thác được biết: Các đối tượng bụi đời trên thường tiếp cận, tán tỉnh các học sinh nữ đang lứa tuổi thích đua đòi. Ban đầu bọn chúng thường dẫn các em đến những chốn ăn chơi đắt tiền, đưa tiền cho các em tiêu xài, mua sắm.
Sau khi đã thuyết phục được, chúng liền dụ các em vào nhà trọ, khách sạn để quan hệ như vợ chồng. Điều đáng lên án trong vụ này đó là các em gái đôi khi còn chấp nhận kiểu “quan hệ bầy đàn”.
Theo Bee.net.vn
'Mái nhà xanh' giúp trẻ giảm sốc lần đầu đi học
Nằm nép trong góc sân trường Măng non 1, quận 10, TP HCM là căn phòng nhỏ được bày trí bắt mắt với đủ loại tranh vẽ, vật dụng, đồ chơi hình con vật ngộ nghĩnh. Đây là không gian dành cho bé tập làm quen trước khi đi học.
Mô hình này có tên "Mái nhà xanh", nơi vui chơi dành cho các bé đến làm quen trường lớp, giúp bé không bỡ ngỡ mà có thể nhanh chóng hòa nhập trong lần đầu đi học.
Hiệu trưởng trường Măng non 1 Đặng Thị Ánh Mai cho biết, "mái nhà xanh" còn được gọi là ngôi nhà "giảm sốc" - bước trung gian chuyển các bé từ môi trường gia đình vào trường học. Ở đây, bé được vui chơi trong ngôi nhà nhỏ có bàn ghế, góc đọc truyện tranh và đủ loại đồ chơi: búp bê, bộ xếp hình... cùng nhiều tranh vẽ màu sắc trên tường. Không gian này sẽ tạo cho bé cảm giác vừa gần gũi, vừa được khám phá những điều mới mẻ, thú vị.
Các bé vui chơi tại sân trường mầm non Hoa Lư. Ảnh: Hải Duyên.
Trong thời gian bé vui chơi tại căn phòng này, giáo viên và phụ huynh sẽ quan sát và nắm bắt mức độ thích nghi của bé. Từ đó có những biện pháp, chế độ chăm sóc thích hợp để bé dễ hòa nhập với môi trường bên ngoài khi tách khỏi gia đình. Bố mẹ bận rộn, không có thời gian theo con đến "mái nhà xanh", có thể nhờ ông bà, người thân thay thế.
Nhiều trường mầm non trên địa bàn thành phố cũng lập "Mái nhà xanh" như: Hoa Lư (quận 1), Tuổi thơ 7 (quận 3), Rạng Đông 9 (quận 6)... với cách trang trí khác nhau. Một số trường không có khuôn viên rộng thì tận dụng cả góc cầu thang, mái hiên để tạo nên không gian cho các bé.
Theo Hiệu trưởng trường mầm non Hoa Lư Nguyễn Thị Kim Vân, các phụ huynh có thể cho con chơi tại "mái nhà xanh" với thời lượng tăng dần, từ 2 giờ đến 3 giờ hoặc nửa ngày. Sau khi bé đã quen thì cho đi tham quan lớp học của các anh chị lớp lớn. Bố mẹ cũng nên vào trong lớp cùng chơi với con. Đến khi bé hoàn toàn ổn định về mặt tâm lý mới cho đi học.
Cô hiệu trưởng giải thích: "Nếu chưa làm quen với trường lớp mà đường đột đi học, bé sẽ bị sốc và rối loạn tâm lý, từ đó dẫn đến sợ đi học, ghét cô giáo hoặc rơi vào trạng thái rối loạn quan hệ với gia đình, trầm cảm. Các bậc cha mẹ đừng nghĩ rằng, các bé sẽ vui khi đến trường mầm non vì có bạn và cô giáo. Bởi đây là môi trường hoàn toàn xa lạ, không khác gì công viên, siêu thị... và luôn cần có người thân bên cạnh bé thời gian đầu".
Không gian bên trong "mái nhà xanh" của trường măng non 1, quận 10 được trang trí với nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh. Ảnh: Hải Duyên.
Đồng quan điểm trên, bà Kim Thanh, Trưởng phòng giáo dục mầm non Sở Giáo dục TP HCM cho biết, các bé khi bắt đầu đi học thường có biểu hiện khóc nhiều, khó ăn, hay buồn nôn, sụt cân... Những việc này đều xuất phát từ tâm lý không ổn định của bé, sợ bị cha mẹ bỏ rơi. Do đó, đưa bé đến chơi tại "mái nhà xanh" là cách tốt để bé làm quen với môi trường bên ngoài, giúp ổn định tinh thần để dễ dàng hòa nhập với bạn bè và thói quen sinh hoạt trên lớp. Điều này còn góp phần quan trọng vào việc giảm áp lực cho giáo viên trong thời gian nhận các bé mới.
"Trẻ dưới 3 tuổi chưa biết cách tự thiết lập mối quan hệ với người xung quanh. Mọi thứ đều phụ thuộc vào cô giáo hoặc người thân. Vì vậy việc giảm sốc cho trẻ cũng phải thực hiện từ từ, cần tập cho bé những kỹ năng tự phục vụ cơ bản khi đi học chính thức", bà Thanh nói.
"Mái nhà xanh" được triển khai thí điểm tại các trường ở TP HCM từ năm 2007. Cho đến nay, mô hình này được thực hiện ở một số trường và đem lại hiệu quả ngoài mong đợi. Theo các giáo viên mầm non, tình trạng khóc nhiều, sợ đi học của những trẻ lần đầy tới trường giảm hẳn. Các em cũng hòa nhập nhanh hơn với nề nếp trên lớp. Đây là một hình thức "giảm sốc" được các chuyên gia tâm lý người Pháp nghiên cứu và hỗ trợ triển khai tại Việt Nam.
Hải Duyên
Theo VnExpess