Phát hiện nhóm hành tinh ‘cô độc’ với số lượng nhiều nhất trong Dải Ngân hà
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ít nhất 70 hành tinh “cô độc”, chỉ những đối tượng “lang thang” không chủ đích trong dải Ngân hà mà không có sao trung tâm.
Mô phỏng một hành tinh ‘cô độc’ trong không gian ESO
Đây không phải lần đầu tiên các nhà thiên văn thế giới tìm thấy những hành tinh dạng này. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng hiếm gặp, cho đến mới đây.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Nature Astronomy, các nhà khoa học gần đây phát hiện một số lượng ấn tượng của các hành tinh “cô độc”: 70 hoặc hơn. Đây là con số đánh dấu nhóm lớn nhất các hành tinh thuộc dạng này của Dải Ngân hà. Phát hiện mới cũng có lẽ đánh dấu bước đi quan trọng trong nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của các đối tượng được gọi chung là “kẻ du mục bí ẩn của thiên hà”.
Video đang HOT
“Chúng tôi không hề biết rằng có nhiều hành tinh như thế ngoài kia”, theo bà Núria Miret-Roig, tác giả thứ nhất của báo cáo và đang công tác tại Đại học Vienna (Áo).
Đa số các hành tinh ngoài trái đất đều được phát hiện nhờ vào quá trình quan sát sao trung tâm của chúng. Vì thế, việc tìm ra những hành tinh “mồ côi” chẳng phải chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, nhờ dữ liệu thu được trong hơn 20 năm nghiên cứu, một nhóm các chuyên gia đã tìm thấy ít nhất 70 hành tinh cỡ sao Mộc. Chúng được tìm thấy ở tổ hợp Thiên Yết-Bán Nhân mã, cụm sao gần hệ mặt trời nhất.
Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện các hành tinh lang thang vào thập niên 1990, và khám phá mới cho phép nâng số hành tinh thuộc dạng này lên gần gấp đôi.
Việc tìm thấy thêm nhiều hành tinh “cô độc” sẽ giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc của chúng. Một số giả thuyết cho rằng chúng hình thành từ sự sụp đổ của một đám mây khí, vốn quá nhỏ để có thể hình thành sao đồng hành. Trong khi đó, theo những người khác, vì một lý do nào đó chúng bị sao trung tâm tống khứ khỏi hệ sao ban đầu.
Phát hiện hành tinh đầu tiên bên ngoài Dải Ngân Hà
Các nhà thiên văn gây chấn động khi thông báo phát hiện ra hành tinh đầu tiên bên ngoài Dải Ngân Hà, cách Trái Đất 28 triệu năm ánh sáng.
Phát hiện hành tinh đầu tiên bên ngoài Dải Ngân Hà
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Đài quan sát tia Chandra X-Ray của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA và kính thiên văn XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA để tìm ra hành tinh mới.
Hành tinh tiềm năng có kích thước bằng sao Thổ, có thể nằm trong thiên hà xoắn ốc Messier 51, hay còn gọi là thiên hà Xoáy nước, cách Trái đất 28 triệu năm ánh sáng. Thiên hà Xoáy Nước nằm trong chòm sao Lạp Khuyển, đây là một trong những thiên hà nổi tiếng trên bầu trời.
Tất cả khoảng 4.000 ngoại hành tinh trước đó đều nằm trong Dải Ngân hà và hầu hết đều cách chúng ta dưới 3.000 năm ánh sáng.
Rosanne Di Stefano, Trung tâm vật lý thiên văn của Đại học Harvard cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng mở ra khu vực hoàn toàn mới tìm kiếm thế giới khác bằng cách tìm thêm các ứng cử viên hành tinh với bước sóng tia X".
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết nếu hành tinh này được xác nhận, nó sẽ ở vị trí xa hơn hàng nghìn lần so với những hành tinh trong Dải Ngân Hà.
Tuy nhiên, cần thêm dữ liệu để xác nhận hành tinh, nhưng điều đó khó có thể xảy ra trong nhiều thập kỷ. Dựa trên dữ liệu hiện có, các nhà nghiên cứu cho biết hành tinh mới không thể mờ đi trong hệ thống nhị phân M51-ULS-1 do gió giật hay đám khí gây ra.
Julia Berndtsson, Đại học Princeton, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi hiểu mình đang đưa ra một tuyên bố thú vị và táo bạo, nhưng chúng tôi đã có những lập luận chặt chẽ. Chúng tôi hi vọng rằng các nhà thiên văn học khác sẽ xem xét phát hiện một cách cẩn thận".
Norbert Schartel, nhà khoa học Dự án XMM-Newton cho ESA chia sẻ rằng: "Tôi rất vui vì giờ đây tia X đóng một bước quan trọng trong việc tìm kiếm các hành tinh nằm ngoài biên giới của thiên hà chúng ta".
Rosanne Di Stefano cho biết: "Bây giờ chúng tôi đã có phương pháp mới để tìm kiếm các ứng cử viên hành tinh đang tồn tại trong các thiên hà khác. Chúng tôi xem xét tất cả các dữ liệu tia X có sẵn trong kho lưu trữ, chúng tôi mong rằng sẽ tìm thấy nhiều hơn nữa. Trong tương lai, chúng tôi thậm chí có thể xác nhận sự tồn tại của hành tinh mới".
Việc phát hiện những hành tinh mới trong những thiên hà khác mở ra hi vọng tìm kiếm sự sống, tìm kiếm 'Trái Đất' thứ hai trong tương lai.
Vật thể lạ tấn công sao Mộc gây ra tia sáng quan sát được từ Trái Đất Đây là khoảnh khắc ấn tượng mà các nhà thiên văn nghiệp dư nhìn thấy một vật thể bí ẩn đâm vào Sao Mộc. Vật thể lạ tấn công sao Mộc gây ra tia sáng quan sát được từ Trái Đất Sao Mộc thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư. Họ tập trung quan...