Phát hiện nhiều món đồ lạ trong giỏ đồ của con gái, mẹ tức giận mắng là “tên trộm” nhưng rồi phải hối hận
Các con có trót lấy đồ của người khác, cha mẹ cũng đừng vội mắng bé là kẻ trộm. Cha mẹ thông thái sẽ có cách xử lý khiến con hiểu chuyện mà không tổn hại tới tâm lý trẻ.
Rất nhiều trẻ em trong gia đình có sự giáo dục tốt nhưng vẫn đôi lúc nảy sinh thói tắt mắt, tự tiện lấy đồ của người khác. Sau khi cha mẹ phát hiện sẽ rất tức giận nghĩ rằng con mình đang ăn cắp nên thẳng tay đánh đòn.
Cha mẹ dạy con là đúng, nhưng liệu cách xử lý cứng nhắc và mạnh bạo này có hiệu quả? Trên thực tế, đôi khi trẻ em vẫn không thể phân biệt giữa các khái niệm “ quyền sở hữu” và “ăn cắp”.
Theo các chuyên gia tâm lý, nói dối và ăn trộm là những hành vi phổ biến ở trẻ mới lớn khi chưa phân biệt được đúng sai. Những vấn đề này xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi. Và thật không phù hợp khi dùng những từ “ăn trộm”, “ăn cắp” để chỉ 1 hành vi của đứa trẻ.
Bé Na hiện 5 tuổi, đang học ở 1 trường mẫu giáo gần nhà. Cô bé tính tình vui vẻ, hòa đồng và quen rất nhiều bạn. Sẽ không có gì đáng nói cho tới một ngày kia, mẹ của Na bất ngờ phát ra trong giỏ của con có rất nhiều món đồ lạ: Những chiếc kẹo cao su, con vịt nhỏ, lợn bông, búp bê tóc vàng, chiếc khăn tay thêu hoa… Và tất cả những thứ này mẹ Tiểu Mễ chắc chắn mình không hề mua cho con gái.
Vậy tại sao cô bé lại có những thứ này? Mẹ đã nhẹ nhàng hỏi: “Na, những món đồ chơi này ở đâu ra vậy?”.
Cô bé cũng hồn nhiên trả lời mẹ: “Xếp hình là ở lớp học, con vịt là của bạn Lạc Lạc… Con thích hết các thứ nên đã lấy nó!”.
Trước câu trả lời ngây ngô của con gái, mẹ Na rất tức giận. Cô từng dạy con không được tự tiện lấy đồ của người khác rồi, vậy mà bé vẫn làm trái. Hành vi này có khác gì một tên trộm đâu?
Mẹ Tiểu Mễ phát hiện con có rất nhiều món đồ chơi lạ. (Ảnh minh họa)
Mẹ đã chỉ tay và mắng Na như vậy trong lúc nóng giận. Và cô bé bật khóc nói: “Không, con không phải tên trộm. Con không muốn đi tù. Con sẽ trả lại mà!”.
Lúc này, người mẹ mới nguôi ngoai và nhận ra mình thoáng chốc bị cơn giận làm mất kiểm soát. Cô hối hận ôm con gái vào lòng rồi giảng giải.
Video đang HOT
Tại sao trẻ em thích “trộm đồ”?
Hầu hết trẻ em đi lấy đồ của người khác chưa có ý thức về tính sở hữu, các bé chỉ có ý thức về nhu cầu: “Con không có thứ đó”, “Con yêu thứ đó”, “Con muốn có thứ đó”… Và nhu cầu này thúc đẩy trẻ em hành động.
Theo Thạc sĩ Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Kim Mã, Hà Nội) cho biết: “Trẻ dưới 6 tuổi chưa ý thức rõ ràng về sự sở hữu. Những bé này khi vào siêu thị tự tiện lấy đồ không bị coi là ăn trộm và thường những nơi này yêu cầu trẻ phải có người lớn đi kèm mới được vào. Đôi khi trẻ đã quen được bố mẹ cho tiền hay sai đi mua đồ, nên thấy tiền, không cần biết của ai, là lấy đi mua”.
Cha mẹ nên làm gì để giải quyết vấn đề này?
1. Hỏi lý do
Điều đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện con lấy đồ của người khác là hỏi lý do. Hãy chú ý tới cách trò chuyện, thật nhẹ nhàng để các con mở lòng.
2. Kiểm soát cảm xúc và giúp con nhận sai
Trẻ em lấy đồ của người khác, đừng nói rằng con “ăn cắp”. Khi đó, con sẽ thấy xấu hổ hoặc sợ hãi, thật sự là một vết đen trong tâm lý đứa trẻ.
Thay vì thế, cha mẹ nên kiềm chế cảm xúc để giảng giải cho con: Nếu món đồ chơi yêu thích của con bị mất, con có buồn không? Con có vội vã đi tìm không? Con có ghét bạn nào đã lấy của con không?…
Hãy sử dụng những lời lẽ nhẹ nhàng nhưng đanh thép để con hiểu hành vi của mình là sai. Sau khi để con nhận lỗi, cha mẹ còn cần hướng dẫn con đưa ra cách xử lý: đem trả đồ, xin lỗi, bồi thường…
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Nguồn Sina và tổng hợp
Theo Helino
Nghiên cứu về mối quan hệ gắn kết giữa người và chó
Mới đây, các nhà nghiên cứu đã xuất bản hai cuốn sách nói về loài chó, mang tới cho độc giả những kiến thức sâu rộng và cụ thể hơn đối với người bạn trung thành của con người.
Nhiều giống chó dễ gặp vấn đề về sức khỏe do giao phối cận huyết
Người bạn thân thiết
Chó là loài động vật có sự gắn bó sâu sắc với con người và dần trở thành người bạn đồng hành tận tụy bên chúng ta. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã xuất bản hai cuốn sách, nhằm nêu ra những đặc điểm cụ thể hơn về tình bạn đặc biệt này.
Quyển sách đầu tiên mang tên "Dog is love" (Chó là tình yêu) chứng minh rằng, loài chó còn làm được nhiều hơn là chỉ vâng lời con người. Điều quan trọng là, chúng luôn yêu chúng ta. Cuốn sách còn lại có tên "Our dog,
ourselves" (Chó của chúng ta, bản thân chúng ta) lại cung cấp một cái nhìn rộng hơn về tất cả sự phức tạp và mâu thuẫn của mối quan hệ giữa người và chó.
Ông Clive Wynne, một nhà nghiên cứu tâm lý học hành vi chó và Giám đốc sáng lập của Tổ chức hợp tác khoa học chó tại Đại học bang Arizona, Mỹ chia sẻ, ông luôn dành một tình yêu đặc biệt đối với loài chó.
Tuy nhiên, ông từng phải mất nhiều năm để tin rằng, tình cảm của loài người dành cho chó cũng được chúng đáp lại. Trong "Chó là tình yêu", độc giả đã được đồng hành cùng ông Wynne trên hành trình khoa học khám phá tâm lý loài chó và sẽ được dẫn dắt đi từ hoài nghi đến tin tưởng. Theo đó, chó không chỉ yêu quý con người, mà sự khát khao mong được kết nối với con người khiến chúng trở nên độc đáo.
"Nhiều nhà khoa học không thích nói về đời sống tình cảm của động vật, đặc biệt là tình yêu. Khái niệm này "có vẻ quá vụng về và thiếu chính xác", ông Wynne nhận định. Mặc dù cho rằng, loài người có nguy cơ nhân cách hóa chó, nhưng vị giám đốc này cũng thừa nhận, tình yêu của con người là cách duy nhất để lý giải được tại sao chó luôn gắn bó và tận tụy với chúng ta.
"Chó là tình yêu" mang tới những lý thuyết về cách chó được thuần hóa đến nghiên cứu hành vi, sinh học và di truyền học, cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng, những người bạn chó của chúng ta có cảm xúc. Theo ông Wynne, gen di truyền của loài chó khiến chúng được yêu thương và việc được tiếp xúc sớm với con người hoặc thậm chí là các động vật khác cũng sẽ giúp củng cố mối liên hệ đó.
Mặt khác, cuốn sách "Chó của chúng ta, bản thân chúng ta" lại cho phép độc giả được khám phá toàn diện hơn về mối quan hệ giữa người và chó.
Bà Alexandra Horowitz, người đứng đầu Phòng thí nghiệm nhận thức chó của Trường Đại học Barnard tại New York và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất New York Times mang tên "Inside of a Dog" (Sâu thẳm trong một chú chó), đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về văn hóa loài chó - cách mọi người nhận nuôi, đặt tên, huấn luyện, nuôi nấng, đối xử, nói chuyện và nhìn nhận chúng.
Bà Horowiz đã khám phá từng khía cạnh cụ thể, bao gồm cả sự cố định mà con người dành cho chó khi sử dụng các phụ kiện như phụ kiện, trang phục, cho đến thuốc xịt cơ thể.
Hai nhà nghiên cứu Horowitz và Wynne nhất trí rằng, con người có thể làm tốt hơn cho loài chó
Nhân giống thuần chủng ảnh hưởng tới sức khỏe chó
Bên cạnh đó, tác giả Horowitz cũng giải quyết mặt tối hơn và đặt ra một số câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc: Chúng ta có nên xem chó là tài sản không? Liệu việc triệt sản chó có phải là cách đúng đắn để đối phó với tình trạng sinh đẻ nhiều? Và cuối cùng là có nên sử dụng chó để phục vụ cho mục đích nghiên cứu?
Tuy nhiên, cả hai cuốn sách đều đề cập đến một vấn đề: Nhân giống chó. Ban đầu, chó được nhân giống cho các mục đích cụ thể, ví dụ như săn mồi hoặc thương mại. Tuy nhiên, theo bà Horowitz, vào cuối những năm 1800, "sự nhấn mạnh đã trở thành sự thuần khiết".
Ngày nay, những con chó thuần chủng được lấy giống từ một nhóm động vật nhỏ thường xảy ra sự giao phối cận huyết. Một cây gia đình thuần chủng có thể tiết lộ rằng, "bố của con chó này cũng là ông nội của nó", ông Wynne viết. Bởi vì nhóm gen trong mỗi giống đều có mối quan hệ rất gần nên việc gặp phải các khiếm khuyết di truyền là điều không hiếm. Do đó, chó đốm rất dễ bị điếc và rối loạn đường tiết niệu, còn giống chó chăn cừu Đức dễ gặp các vấn đề về hông.
Bên cạnh đó, không ít đặc điểm vật lý nhất định của một số giống chó cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe của chúng. Đơn cử như, chó bull (chó mặt bò) nằm trong bụng mẹ thường có kích cỡ đầu quá to. Bởi vậy, chó mẹ sẽ cần được bác sĩ thực hiện phẫu thuật, hỗ trợ chúng trong quá trình sinh đẻ.
Chó pug (chó mặt xệ) và những giống chó mặt tịt khác thường gặp phải chứng khó thở. Các tiêu chuẩn nhân giống - điều quyết định ngoại hình của một giống, "sẽ mang tới bệnh tật và dị dạng", bà Horowotz viết. Bà cũng khẳng định, chính con người đã khiến chúng bị bệnh.
Hai nhà nghiên cứu Horowitz và Wynne đều nhất trí rằng, con người có thể làm tốt hơn cho loài chó. Điều này có thể có nghĩa là thay đổi luật lệ chi phối quyền sở hữu chó và cách chúng ta đối xử với chúng, suy nghĩ lại về những tác động của chúng ta đối với việc nhân giống thuần chủng, cũng như tìm ra những cách tốt hơn nhằm kiểm soát tình trạng sinh sản quá nhiều và đối phó khi thú cưng đi lạc.
Bên cạnh đó, ông Wynne cũng đề xuất một số thay đổi để có thể cải thiện cuộc sống của những con chó sống trong trại và tỷ lệ chúng được nhận nuôi.
Ông Wynne nhận định: "Chúng ta nên giúp những chú chó của mình có cuộc sống phong phú và thỏa mãn hơn. Chó thích hợp làm bạn đồng hành, nhưng nhiều con đã dành phần lớn cuộc đời một mình chỉ để chờ đợi sự trở lại của con người.
Điều tàn nhẫn nhất mà bạn có thể làm đối với một sinh vật có tính xã hội cao là nhốt chúng cả ngày ở nơi chúng không thể tương tác với bất cứ ai". Tuy nhiên, điều này đã trở thành tiêu chuẩn ở nhiều nước.
Kim Dung
Nguồn Science News
Theo giaoducthoidai.vn
Séc: Một phụ nữ Việt bị hành hung, cướp tiền tại cửa hàng tạp hóa Hung thủ lợi dụng khi cửa hàng vắng khách, tiến đến gần quầy thanh toán tiền, giả vờ mua kẹo cao su, chờ khi người phụ nữ bán hàng mở máy tính tiền đã tấn công dã man, đánh vào mặt người này. Cảnh sát Séc. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo video và thông tin trên trang web của Cảnh sát Séc tydenikpolicie.cz, cảnh sát...