Phát hiện nhiều mẫu thịt, rau củ quả tại thị trường Hà Nội không đảm bảo chất lượng
Theo Sở NN&PTNT TP.Hà Nội, qua kiểm tra, cơ quan này phát hiện nhiều mẫu thịt, rau củ quả không đảm bảo chất lượng, còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Tin tức trên báo Infonet, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2019, các đơn vị trực thuộc Sở đã lấy mẫu giám sát chất lượng an toàn thực phẩm đối với 1.412 mẫu nông lâm thủy sản. Hiện đã có kết quả phân tích của 824 mẫu. Trong đó, phát hiện 34 mẫu có vi phạm (chiếm tỷ lệ 4,1%).
Tỷ lệ thịt không đạt các chỉ tiêu vi sinh là 18/170 mẫu (chiếm 11,6%), tăng so với cùng kỳ năm 2018 (10,6%). 13/473 mẫu rau, củ, quả tươi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng (chiếm 2,7%), tăng so với cùng kỳ năm 2018 (1,5%). Tỷ lệ thủy sản vi phạm về chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 03/71 mẫu (chiếm 4,2%), giảm so với cùng kỳ năm 2018 (15,9%).
Với những mẫu vi phạm an toàn thực phẩm, đã tiến hành cảnh báo nguy cơ, yêu cầu khắc phục và truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân tại các cơ sở có mẫu vi phạm.
Ảnh minh họa.
Theo Cục BVTV (Bộ NN-PTNT), ở Việt Nam hiện có khoảng 1.700 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật với trên 4.000 sản phẩm thương mại có các tên gọi khác nhau. Đáng lưu ý, mỗi năm, nước ta chi ra khoảng 500 triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu, trừ cỏ và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Trong số này, chiếm gần 50% là thuốc trừ cỏ, tương đương khoảng 19.000 tấn; tiếp đó là các loại thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32%, tương đương 16.400 tấn. Với một lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tràn lan như hiện nay, trong đó có nhiều loại không rõ nguồn gốc, đang ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng.
Ngoài ra các hoá chất bảo vệ thực vật hiện nay có một số nhóm chính như Phospho hữu cơ, Chlor hữu cơ, Carbamat, thuốc diệt cỏ với hàng trăm tên thương mại và nguồn gốc xuất xứ khác nhau dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng và quản lý.
Trong khi đó, rau quả là thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hằng ngày của con người vì chúng có vai trò dinh dưỡng dặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng quá nhiều phân bón hoá học hoặc phun thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch, không tuân thủ thời gian cấm phun thuốc trước khi thu hoạch theo quy định, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không ro nguồn gốc, ngoài danh mục cho phép vẫn còn diễn ra thường xuyên.
Nếu thuốc bảo vệ thực vật tồn dư quá cao trong rau quả, thịt là tác nhân thường gặp trong các vụ ngộ độc thực phẩm, gây rối loạn thần kinh trung ương, mất ngủ, kém trí nhớ, mờ mắt, giảm thị lực, thính lực, suy nhược cơ thể, phụ nữ bị các tai biến sinh sản, các dị tật bẩm sinh ở trẻ em, gây ung thư và chết. Tình trạng nhiễm độc khác nhau tuỳ theo loại hoá chất và liều lượng mắc phải. Các hoá chất bảo vệ thực vật thường gây nhiễm độc qua đường hô hấp, qua đường tiêu hoá, qua da.
Do đó, người tiêu dùng nên chọn rau quả còn tươi, toàn vẹn, không bị trầy xước, có hình dạng bình thường, có màu sắc tự nhiên, giòn chắc, cầm nặng tay. Rau quả không bị héo úa, giập nát, hoặc dính các chất lạ hoặc mùi vị lạ. Tránh mua các loại rau quả gọt vỏ và xắt sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ vì có thể nước ngâm không đảm bảo vệ sinh hoặc có hoà lẫn hoá chất độc hại để giữ vẻ trắng, dòn của rau tươi.
Ngâm kỹ, rửa sạch, rửa từng lá, nhất là ở các kẽ lá cho thật sạch, gọt vỏ các loại quả ăn tươi. Riêng đối với các loại rau lá nhỏ như xà lách xoong, rau dền, bông cải thì nên pha vào nước rửa 1 – 2 muỗn cà phê muối để sâu bọ và côn trùng bò ra khỏi các kẽ lá.
Đối với các loại rau, củ, trái cây để nguyên củ rửa sạch trước khi gọt vỏ. Rau quả phải ngâm ngập trong nước sạch 15 – 20 phút, rửa nhiều lần (ít nhất 3 – 4 lần) trong chậu nước đầy để loại bỏ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật còn đong trên rau quả. Nấu chín và mở vung khi nấu cũng là cách tốt để loại trừ phần lớn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại qua đường bay hơi.
An Dương
Theo vietQ
Đã có kết quả vụ đầu độc bằng thuốc diệt cỏ ném trong bể nước ở Phú Thọ
Theo kết quả trả về từ Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), mẫu nước trong bể dương tính với chất Paraquat trong thuốc bảo vệ thực vật.
Ngày 25/7, Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã trả kết quả xét nghiệm mẫu nước trong bể của gia đình anh Đinh Đức Sơn, xã Cự Đồng, (huyệnThanh Sơn, tỉnh Phú Thọ).
Theo kết quả trả về, mẫu nước trong bể dương tính với chất Paraquat trong thuốc bảo vệ thực vật. Như vậy, đã có căn cứ để khẳng định nguồn nước của gia đình anh Sơn đã bị kẻ xấu bỏ thuốc trừ cỏ.
Anh Sơn đứng cạnh bể nước bị đầu độc bằng thuốc diệt cỏ. Ảnh. M.T
Ở một diễn biến khác, theo thông tin Phóng viên có được, cơ quan công an huyện Thanh Sơn đã mời người khả nghi lên làm việc tuy nhiên chưa đủ chứng cứ để đưa ra kết luận. Bên cạnh đó, vẫn đang chờ kết quả giám định mẫu nước đã gửi xuống Hà Nội để có thêm căn cứ, củng cố hồ sơ, phối hợp với công an tỉnh Phú Thọ làm sáng tỏ vụ việc.
Chia sẻ với Phóng viên, anh Sơn cho biết, từ khi có kết quả xét nghiệm mẫu nước anh càng thêm lo lắng bởi vợ anh vẫn bị tức ngực, khó thở sau khi về nhà. Trong một vài ngày tới, anh Sơn sẽ đưa vợ đi kiểm tra lại tại bệnh viện.
Anh Sơn cũng cho biết, cách đây khoảng 4 tháng gia đình anh Sơn cũng đã phát hiện 2 gói thuốc bảo vệ trong bể nước khiến các con nhỏ bị ngộ độc.
Như đã thông tin, ngày 14/7, gia đình anh Đinh Đức Sơn luộc rau thì phát hiện rau đổi màu. Do chủ quan nên anh Sơn không để ý và vẫn sử dụng bình thường, chiều cùng ngày sau khi ngủ dậy anh uống nước thì anh lại thấy nước có màu lạ nên bảo vợ đi kiểm tra nguồn nước. Đi kiểm tra nguồn nước, vợ anh Sơn giật mình vì thấy lọ thuốc trừ sâu trong bể.
Chiều hôm đó, vợ anh Sơn có biểu hiện bị ngộ độc như: đau bụng và váng đầu còn anh Sơn thì bị nôn khan. Con trai anh Sơn cũng có dấu hiệu tương tự nên được đưa đến bệnh viện Nhi Trung ương để kiểm tra sức khỏe. Sự việc ngày sau đó được gia đình nạn nhâ trình báo cơ quan công an địa phương.
Hiện vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Theo các chuyên gia, Paraquat thuộc nhóm chất diệt cỏ tác dụng nhanh và không chọn lọc, có tác dụng ăn mòn, phá hủy các tế bào như phổi, thận, gan, tim... Dù thuốc diệt cỏ Paraquat thuộc loại thuốc diệt cỏ rẻ tiền, không ảnh hưởng đến môi trường nhưng đối với con người lại cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần uống phải 10 - 15ml paraquat có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Do vậy, tỉ lệ tử vong của ngộ độc paraquat rất cao, trung bình từ 70 - 90%.
Như Trường
Theo phapluatplus
Loại Glyphosate khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng Chiều nay (10/4), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã chính thức công bố Quyết định 1186/QĐ-BNN-BVTV ngày 10/4 của Bộ NN&PTNT về về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet Glyphosate là hoạt chất thuốc...