Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm trên núi Bạch Mã
Sáng 20/3, ông Nguyễn Vũ Linh, Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, đơn vị vừa phát hiện một số loài động vật quý hiếm lần đầu tiên xuất hiện tại Bạch Mã.
Theo đó, qua công tác tuần tra bảo vệ, các nhân viên của Vườn Quốc gia Bạch Mã đã phát hiện và ghi hình được một cá thể lửng lợn Đông Dương tại khuôn viên bưu điện Bạch Mã cũ, đoạn Km 19 đường lên đỉnh Bạch Mã. Trước đó, một cá thể lửng lợn Đông Dương khác cũng được phát hiện ở khu rừng Bạch Mã, cách vị trí trên khoảng 2km.
Cá thể lửng lợn Đông Dương quý hiếm được phát hiện tại khuôn viên bưu điện Bạch Mã.
Lửng lợn Đông Dương (tên khoa học Arctonyx collaris dictator) là phân loài của loài lửng lợn (Arctonyx collaris) phân bố ở khu vục bán đảo Đông Dương. Ở Việt Nam loài này được tìm thấy và được gọi với những cái tên khác như chồn hoang, con cúi, gấu lợn. Tên lửng lợn được đặt do đặc điểm mũi của loài này giống như của lợn rừng.
Trong một thời gian dài, do nạn săn bắt trái phép dẫn đến suy giảm về số lượng nên Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã xếp loài lửng lợn Đông Dương vào thể loại loài bị đe dọa trong sách đỏ IUCN năm 2008.
2 cá thể mang Trường Sơn tại đỉnh núi Bạch Mã được du khách nước ngoài ghi lại hình ảnh.
Video đang HOT
Mới đây, tại khu vực trước mặt khách sạn Phong Lan (Km 18 500) trên đỉnh Bạc Mã, du khách người nước ngoài đã chụp được hình ảnh 2 cá thể mang Trường Sơn (tên khoa học Muntiacus truongsonenis, là loài thú móng guốc thuộc họ hươu nai Cervidae, phân họ Muntiacinae, giống Muntiacus).
Cá thể gà lôi quý hiếm tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Cũng tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, một đàn gà lôi trắng đã được nhân viên ghi hình lại sau khi đàn gà này xuất hiện tại Hải Vọng Đài. Đàn gà lôi trắng này có 6 con, gồm cả con đực và con cái.
Lãnh đạo Vườn Quốc gia Bạch Mã cho biết, thời gian gần đây liên tục xuất hiện nhiều loại động vật quý hiếm thuộc diện nguy cấp như mang Trường Sơn, lửng lợn Đông Dương, gà lôi, voọc chà vá chân nâu… tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Hiện Vườn Quốc gia Bạch Mã đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn các loài động vật này. Đồng thời tiếp tục tiếp nhận, chăm sóc, tái thả những động vật quý hiếm để tiếp tục bảo tồn, phục hồi, đa dạng hóa hệ sinh thái động vật tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Loài chim hiếm bậc nhất thế giới, không thể bị nhốt vì lý do đặc biệt
Với bộ lông sặc sỡ, đây là một trong những loài chim quý và đẹp nhất thế giới.Chim Resplendent Quetzal (nuốc nữ hoàng) là một trong những loài chim quý, đẹp nhất thế giới.
Chúng sở hữu bộ lông màu xanh lục bảo lấp lánh tuyệt đẹp và phần lông ở ức là màu đỏ thẫm. Lông đuôi ở loài chim này có chiều dài gấp đôi phần thân, cộng thêm màu sắc bắt của chim nên cũng dễ hiểu vì sao nó được người xưa xem là loài chim có vẻ đẹp "tuyệt trần".
Chim Quetzal thường ăn tạp, chúng hầu như ăn bất cứ thứ gì, bao gồm trái cây, quả mọng, côn trùng, thằn lằn, ếch và bất cứ loài động vật nhỏ nào khác mà chúng bắt được. Tuy nhiên, theo Ủy ban Bảo tồn Chim Hoa Kỳ, thức ăn chúng thích nhất là quả bơ dại cỡ nhỏ, chúng sẽ nuốt cả quả vào sau đó sẽ nhả hạt ra sau khi đã ăn hết phần thịt quả.
Đặc biệt, đối với người Maya và Aztec, loài chim Quetzal được xem là biểu tượng thiêng liêng. Nó được cho là tượng trưng cho thần linh nên người dân không được phép giết hại chúng.
Giai cấp thống trị Aztec và Maya thường sẽ bắt những con chim Quetzal đực để lấy lông đuôi làm mũ đội đầu rồi thả chúng ra.
Những chiếc lông vũ bị rụng hoặc được nhổ lấy đã trở thành một loại tiền tệ có giá trị, chính vì thế mà loài chim Quetzals thành tên gọi của đơn vị tiền tệ của Guatemala, bắt đầu từ năm 1925.
Chim Quetzal sống trong rừng mây trên núi từ miền Nam Mexico đến miền Tây Panama. Không ít người tìm đến những khu vực này với hy vọng có cơ hội chiêm ngưỡng loài chim quý này.
Tuy nhiên, những người yêu chim Quetzal không thể bắt rồi đem nhốt chúng vào lồng để ngắm mỗi ngày. Nguyên do là bởi loài chim này rất yêu tự do. Chúng thà tuyệt thực đến chết cũng không chịu bị giam cầm trong những chiếc lồng sơn son thếp vàng. Vậy nên, chim Quetzal còn được gọi là "chim tự do".
Loài chim Quetzal thuộc họ Trogonidae, nổi bật với bộ lông sặc sỡ. Chúng thường mổ vào gỗ mềm hoặc cây mục để tạo lỗ làm tổ.
Do nạn chặt phá rừng, săn bắt trái phép cũng như tác động của biến đổi khí hậu nên quần thể chim Quetzal suy giảm khá nhiều. Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê số lượng hiện tại của loài chim quý này là còn khoảng 50.000 cá thể và xếp vào tình trạng "Gần bị đe dọa".
Tái thả đại bàng đầu nâu quý hiếm về tự nhiên Ngày 19/3, đại diện Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật của Vườn đã thả cá thể đại bàng đầu nâu quý hiếm về môi trường tự nhiên vào chiều 18/3. Chim đại bàng đầu nâu quý hiếm được tái thả về tự nhiên. (Ảnh: VQG Cúc Phương) Tham gia tái thả...