Phát hiện nhiều đàn linh trưởng ở Quảng Bình
Ở vùng rừng tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nhà chức trách phát hiện thêm nhiều đàn vượn đen má trắng, chà vá chân nâu mới, có giá trị cho bảo tồn và khoa học.
Một số cá thể chà vá chân nâu được phát hiện tại khu vực đường Hồ Chí Minh. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
Ngày 27/7, Chi cục kiểm lâm Quảng Bình cho hay, trong đợt khảo sát mới đây tại khu vực rừng Động Châu – khe Nước Trong (xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy), đoàn khảo sát của Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Việt và Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phát hiện một số đàn linh trưởng mới.
Đoàn phát hiện ở 7 tiểu khu về phía tây rừng Động Châu – khe Nước Trong có 58 đàn vượn đen má trắng siki và 2 đàn khác ở ngoài khu vực khảo sát. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là khu vực có số lượng đàn và cá thể vượn đen má trắng siki nhiều nhất Bắc Trung Bộ.
Video đang HOT
Ngoài ra, dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoàn ghi nhận thêm 9 đàn chà vá chân nâu với số lượng từ 98 đến 108 cá thể.
Việc phát hiện thêm các đàn linh trưởng mới này được đánh giá là có giá trị lớn với bảo tồn và khoa học.
Rừng Động Châu – khe Nước Trong rộng gần 20.000 ha, được đánh giá là vùng đa dạng sinh học với những loài động thực vật đặc hữu chỉ đứng sau Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Tại rừng Động Châu – khe Nước Trong, các nhà khoa học từng ghi nhận nhiều loài bị đe dọa, đặc hữu hoặc quý hiếm như trĩ sao, khướu đầu xám, khướu mỏ dài, chích chạch má xám, mang lớn, mang Trường Sơn, thỏ vằn, vượn đen má trắng, chà vá chân nâu, voọc Hà Tĩnh, ếch cây Trường Sơn…
Hoàng Táo
Theo VNE
Ngắm "nữ hoàng" linh trưởng qua ống kính của nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh
Không phải là người Đà Nẵng, nhưng bằng tình yêu thiên nhiên hơn 2 năm qua anh đã len lõi từng góc rừng Sơn Trà ghi lại môi trường sống của loài Vọoc chà vá chân nâu. Hy vọng qua cuộc triển lãm sẽ nhen nhóm tình yêu của con người với loài Vọoc này và coi nó như một báu vật của Đà Nẵng.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh tại rừng Sơn Trà
Nhân kỷ niệm ngày Đa dạng sinh học Thế giới 22-5, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet), Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Đà Nẵng và Nhiếp ảnh gia về Thiên nhiên hoang dã Nguyễn Trường Sinh phối hợp tổ chức triển lãm ảnh "Đời sống của Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà", chính thức diễn ra 15 giờ 30 chiều nay (17-5) tại khuôn viên Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp Đà Nẵng, số 46 đường Bạch Đằng, Quận Hải Châu (Đà Nẵng). Triển lãm kéo dài đến ngày 22-5.
Cuộc triển lãm trưng bày gần 150 bức ảnh chụp của 23 tác giả là những nhiếp ảnh gia yêu thích và quan tâm đến công tác bảo tồn loài Voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà, được mệnh danh là "nữ hoàng" linh trưởng quí hiếm này. Các tác giả gồm Nguyễn Trường Sinh, Thái Hồng Kỳ, Hoàng Hà, Phan Ngọc Hợi, Phùng Đức Dũng, Đặng Thu Thủy, Đặng Hữu Hùng, và nhiều nhiếp ảnh gia khác của Thành phố Đà Nẵng. Trong đó Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh đến từ TP Hồ Chí Minh đã đưa ra ý tưởng và tài trợ toàn bộ cuộc triển lãm này. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh đã bỏ ra hơn 2 năm từ 2014 đến 2016 để chụp hàng ngàn bức ảnh phản ánh sinh động về đời sống hoang dã của loài của loài Voọc chà vá chân nâu tại Bán Đảo Sơn Trà. Anh Nguyễn Trường Sinh cho biết, sau cuộc triển lãm này ông sẽ triển khai biên tập và xuất bản cuốn sách ảnh về đời sống hoang dã của Voọc chà vá chân nâu tại Bán Đảo Sơn Trà Đà Nẵng.
Nói về ý tưởng của cuộc triển lãm, nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh cho biết hiện nay trong bối cảnh số phận của các loài linh trưởng Việt Nam, đặc biệt là các loài Voọc chà vá chân nâu đối diện với nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao, vì vậy cuộc triển lãm ảnh có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về một loài linh trưởng, nhằm tôn vinh vẻ đẹp độc đáo của loài Voọc chà vá chân nâu, báu vật của bán đảo Sơn Trà, nhằm kêu gọi cộng đồng xã hội, người dân cùng: "Chung tay bảo vệ Vọọc chà vá chân nâu".
Theo số liệu điều tra, cả nước hiện nay có khoảng trên dưới 1000 cá thể Voọc chà vá chân nâu, phân bổ rải rác từ các cánh rừng từ Nghệ An đến KonTum, trong đó các nhà bảo tồn phát hiện có đến trên 300 cá thể tập trung sinh sống tại Bán Đảo Sơn Trà Đà Nẵng trên một diện tích gần 4.300 hecta. Đây là nơi có mật độ sinh sống cao nhất trên thế giới của loài Voọc chà vá chân nâu.
Sau đây một số hình ảnh đời sống loài Vọoc chà vá chân nâu tại rừng Sơn Trà qua ống kính cảu nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh:
Hoàng Dũng
Theo_Người lao động
Triển lãm ảnh "Đời sống của voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà" Từ 17-22/5, tại Đà Nẵng diễn ra triển lãm ảnh "Đơi sông cua voọc cha va chân nâu ơ Sơn Tra". Hình ảnh đời sống loài Vọoc chà vá chân nâu tại rừng Sơn Trà qua ống kính cảu nhiếp ảnh gia Nguyễn Trường Sinh (Ảnh: Báo NLĐ) Triển lãm ảnh do Sơ Tài nguyên môi trường, Liên hiêp cac Hôi Văn học...