Phát hiện ngôi đền cổ sớm nhất trong lịch sử loài người
Ngôi đền cổ có niên đại sớm hơn khoảng 6.000 năm so với kỳ quan Stonehenge, được các nhà nghiên cứu đánh giá là một trong những khám phá quan trọng nhất trong thời kỳ đồ đá mới.
Hình ảnh khu vực đền cổ Gotbekli Tepe.
Khu phức hợp ngôi đền đá cổ có tên Gotbekli Tepe có niên đại khoảng 11.500 năm nằm ở phía đông nam Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ, được cho là ngôi đền được biết đến sớm nhất trong lịch sử loài người.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv và Cơ quan Cổ vật Israel đã sử dụng phương pháp phân tích kiến trúc để khám phá ra bố cục của các cấu trúc đá tròn ấn tượng của Gotbekli Tepe lắp ráp với các cột đá vôi khổng lồ.
Theo nhà nghiên cứu Gil Haklay thuộc Cơ quan Cổ vật Israel và Giáo sư Avi Gopher thuộc Khoa Khảo cổ học và Văn minh Cận Đông cổ đại của Đại học Tel Aviv, ba trong số các cấu trúc tròn hoành tráng của Gotbekli Tepe lớn nhất có đường kính khoảng 20 mét.
“Gbekli Tepe là một kỳ quan khảo cổ học. Nó được xây dựng bởi các cộng đồng thời đồ đá mới cách đây 11.500 đến 11.000 năm, có các cấu trúc đá tròn khổng lồ và các cột đá khổng lồ cao tới 5,5 mét. Vì không có bằng chứng liên quan đến canh tác nông nghiệp hoặc thuần hóa động vật vào thời điểm đó, nơi này được cho đã được xây dựng bởi những người chuyên săn bắn hái lượm. Tuy nhiên, sự phức tạp về kiến trúc của nó rất khác thường đối với họ”, Giáo sư Gopher giải thích.
Được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà khảo cổ học người Đức là tiến sĩ Klaus Schmidt vào năm 1994, kể từ đó, Gotbekli Tepe là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận khảo cổ học. Trong khi các di tích thời đồ đá mới khác đã được nghiên cứu chuyên sâu thì vấn đề quy hoạch kiến trúc trong các thời kỳ này và sự phân nhánh văn hóa của nó vẫn còn bỏ ngỏ.
Hầu hết các nhà nghiên cứu đã đưa ra quan điểm cho rằng các hạng mục của đền thờ cổ Gotbekli Tepe tại khu vực khai quật chính được xây dựng thêm theo thời gian. Tuy nhiên, Haklay và Giáo sư Gopher lại cho rằng ba trong số các cấu trúc được thiết kế như một dự án duy nhất và theo một mô hình hình học mạch lạc.
“Bố cục của khu phức hợp được đặc trưng bởi hệ thống phân cấp không gian và biểu tượng phản ánh những thay đổi trong thế giới tâm linh và trong cấu trúc xã hội. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã sử dụng một công cụ phân tích là một thuật toán dựa trên ánh xạ độ lệch chuẩn, để xác định một mô hình hình học cơ bản điều chỉnh thiết kế. Nghiên cứu này giới thiệu thông tin quan trọng liên quan đến sự phát triển ban đầu của quy hoạch kiến trúc ở Levant (khu vực bao gồm Liban, Syria, Jordan, Israel và các vùng lãnh thổ của Palestine) và trên thế giới”, các nhà nghiên cứu cho biết.
“Trường hợp quy hoạch kiến trúc ban đầu này có thể đóng vai trò là một ví dụ tiêu biểu về những thay đổi văn hóa trong thời kỳ đầu của thời kỳ đồ đá mới. Phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng các biến đổi kiến trúc chính trong giai đoạn này, chẳng hạn như quá trình chuyển đổi sang kiến trúc hình chữ nhật, là các quá trình từ trên xuống dựa trên kiến thức được thực hiện bởi các chuyên gia.
Các phương pháp quy hoạch kiến trúc cơ bản và quan trọng nhất đã được nghĩ ra ở Levant vào cuối thời đại đồ đá như là một phần của văn hóa Natufian nguyên thuỷ và qua thời kỳ đồ đá mới. Nghiên cứu mới của chúng tôi chỉ ra rằng các phương pháp quy hoạch kiến trúc, quy tắc thiết kế trừu tượng và mô hình tổ chức đã được sử dụng trong giai đoạn hình thành này trong lịch sử loài người”, nhà nghiên cứu Haklay nói nhấn mạnh.
Nga sẽ tìm kiếm các công trình khổng lồ của người ngoài hành tinh
Kính viễn vọng Nga sẽ tham gia sứ mệnh tìm kiếm các công trình khổng lồ của người ngoài hành tinh.
Theo báo Sputnik, đài quan sát không gian vật lý thiên văn Spektr-M của Nga, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu vũ trụ trong phạm vi sóng milimet, còn có thể tìm kiếm các cấu trúc khổng lồ của các nền văn minh ngoài Trái đất.
Ông Alexander Panov, người đứng đầu trung tâm văn hóa và khoa học SETI thuộc Hội đồng Thiên văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tiết lộ điêu nay.
Dự án SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence) là tên gọi chung cho các dự án do các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau thực hiện nhằm tìm kiếm cuộc sống có trí tuệ ngoài trái đất.
Ông Alexander Panov nói: "Các cấu trúc như vậy sẽ tỏa sáng mạnh mẽ trong phạm vi hồng ngoại nếu nhiệt độ bên trong được duy trì cho hoạt động sống của các sinh vật.
Một phần của chương trình khoa học của kính viễn vọng Spectrum-M được tạo ra ở Nga (dự án Millimetron) nhằm thực hiện nhiệm vụ như vậy".
Nửa thế kỷ trước, nhà vật lý - lý thuyết người Mỹ Freeman Dyson lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về khả năng có các công trình kiến trúc thiên văn được xây dựng bởi các nền văn minh ngoài Trái đất.
Nhà khoa học Freeman Dyson đề xuất rằng, để nhận được tất cả năng lượng từ ánh sáng của các nền văn minh, có thể đặt ánh sáng đó vào trong một quả cầu. Ý tưởng này được gọi là Dyson Sphere hay Khối cầu Dyson.
Ông Alexander Panov nhắc nhớ tới một ứng cử viên nổi tiếng với các cấu trúc thiên văn như vậy - ngôi sao Tabby trong chòm sao Cygnus, các nhà khoa học ghi lại được những giai đoạn sáng chói khác thường của sao này.
Tuy nhiên, nhà khoa học Nga thừa nhận, không có bằng chứng nào cho thấy ngôi sao bị mờ đi do các vật thể nhân tạo.
Đài quan sát Spektr-M với kính viễn vọng không gian 10 mét được thiết kế để nghiên cứu các vật thể khác nhau của Vũ trụ.
Nhờ có nó, các nhà khoa học hy vọng sẽ có được dữ liệu về cấu trúc toàn cầu của Vũ trụ, cấu tạo và sự tiến hóa của các thiên hà, hạt nhân của chúng, sao và hệ hành tinh, bụi vũ trụ, cũng như các hợp chất hữu cơ trong không gian, các vật thể có trường hấp dẫn và điện từ siêu mạnh.
Theo baogiaothong.vn
Sự phi lý thách thức mọi khái niệm logic của những tảng cự thạch khổng lồ Bằng cách nào đó mà những nền văn minh cổ đại có thể di chuyển và lắp ghép những tảng cự thạch khổng lồ một cách hoàn hảo. Sự tồn tại của chúng là thách thức đối với khoa học. Việc những tảng cự thạch đó tồn tại và khớp được với nhau hoàn hảo một cách phi lý không phải bí ẩn...