Phát hiện nghĩa địa khủng long lớn nhất thế giới
Địa điểm này thuộc thành phố Medicine Hat, ở phía Đông Nam tỉnh Alberta, Canada. Phần lớn xương được tìm thấy ở đây đều là xương của loài khủng long ăn cỏ có sừng Centrosaurus apertus.
Centrosaurus apertus là loài thuộc nhóm khủng long sừng, sinh tồn cho đến cuối kỷ Phấn trắng (cách đây khoảng 145 triệu năm). Khủng long Centrosaurus apertus phần lớn sinh sống ở lục địa Bắc Mỹ, nơi có khí hậu nhiệt đới với nhiều tán cây rừng rậm rạp vào thời đó. Với hàm răng chắc khỏe, chúng có thể ăn mọi loại lá cây cứng nhất một cách dễ dàng.
Trước đây, các nhà khoa học đã phát hiện xương của loài này ở một số vùng địa tầng, nhưng phát hiện mới này chứng minh cho giả thuyết loài khủng long Centrosaurus apertus có tập tính di trú theo bầy đàn với số lượng có thể lên đến hàng nghìn con.
Video đang HOT
Phần lớn xương được tìm thấy ở đây đều là xương của loài khủng long ăn cỏ có sừng Centrosaurus apertus.
Trong cuốn sách của Tiến sĩ nghiên cứu khoa học David Eberth có tựa đề “New Perspectives On Horned Dinosaurs” (Những phát hiện mới về loài khủng long có sừng) có nói rằng: “Những bằng chứng xương khủng long với số lượng lớn này chứng tỏ loài khủng long này và các loài khác thường xuyên bị các cơn bão nhiệt đới ở Alberta cách đây khoảng 76 triệu năm làm cho bị tuyệt chủng dần”.
Trước đó, các nhà khoa học cho rằng các loài động vật thời này bị chết trong khi băng qua một con sông chảy xiết và mất hoàn toàn khả năng đối kháng với dòng lũ.
Tiến sĩ David Eberth nói thêm rằng: “Trận lũ quét chắc hẳn phải rất lớn và có sức tàn phá khủng khiếp thì mới có thể khiến xác khủng long chất thành đống. Sự sống có chăng chỉ là vài con may mắn thoát chết và sống bằng việc ăn xác thối đồng loại”.
“Những cơn bão nhiệt đới là lý giải hợp lý nhất để chúng ta giải thích được có số lượng lớn xương tập trung tại một địa điểm. Hơn nữa, với những hóa thạch tìm thấy ở những vùng địa tầng thuộc công viên Dinosaur Provincial Park (thuộc Alberta), khu vực Drumheller (ở thị trấn Drumheller, Alberta) và Grande Prairie (tây bắc Alberta), chứng tỏ, các loài khủng long và động vật khác đã biết cách tìm chỗ ẩn nấp khôn khéo trước những tai họa của tự nhiên”.
Theo Khampha
Phát hiện loài khủng long bạo chúa siêu lớn
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện hóa thạch của một loài khủng long bạo chúa mới có trọng lượng lên tới 4 tấn.
Ngày 22/11, tạp chí Nature Communications của Mỹ đăng tải thông tin cho biết các nhà khoa học vừa phát hiện ra hóa thạch của loài khủng long mới có tên là Siats meekerorum có trọng lượng lên tới 4 tấn và chiều dài như một chiếc xe container ở vùng Utah từng tồn tại cách đây 98 triệu năm.
Các nhà khoa học cho rằng loài Siats meekerorum này chắc hẳn đã từng thống trị các loài khủng long khổng lồ trước khi suy tàn và mở đường cho sự trỗi dậy của các loài khủng long bạo chúa mới, trong đó có loài T-rex nổi tiếng.
Loài khủng long bạo chúa Siats meekerorum mới được phát hiện
Theo chuyên gia cổ sinh vật học Lindsay E. Zanno thuộc Đại học Bắc Carolina, loài khủng long khổng lồ mới được phát hiện này tồn tại ở cuối thời kỳ Cretaceous, khi Trái đất đang chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn về môi trường và sự xâm lấn của một vùng biển nội đại đã chia cắt khu vực miền tây nước Mỹ ngày nay.
Bà Zanno cho rằng đây là một ví dụ tuyệt vời về sự thay đổi liên tục của hệ sinh thái trên Trái đất. Bà nói: "Đây là thời kỳ nhiệt độ tăng lên, mực nước biển tăng lên, và hình thành nên một eo biển lấn dần vào khu vực Bắc Mỹ, chia khu vực này thành nhiều đảo lớn ở cuối thời kỳ Cretaceous."
Trong thời kỳ đó, những tổ tiên của khủng long bạo chúa T-rex này có kích thước khá nhỏ, nhưng với sự ấm lên của khí hậu, chúng nhanh chóng tiến hóa về kích thước để trở thành những quái vật khổng lồ mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh hoặc các viện bảo tàng.
Với kích thước và các đặc điểm khác của loài khủng long này, các nhà nghiên cứu tin rằng chúng thống trị hệ sinh thái trong giai đoạn giữa của thời kỳ Cretaceous, thời kỳ mà chúng ta hay gọi là "Thời đại Khủng long".
Nhà nghiên cứu Peter Makovicky cho biết ngoài kích cỡ và ngoại hình, có nhiều yếu tố khác liên quan đến loài khủng long mới được phát hiện này khiến họ rất phấn khởi.
Một trong những yếu tố đó là loài Siats meekerorum đã lấp khoảng trống 30 triệu năm tiến hóa ở Bắc Mỹ, một thời kỳ mà các nhà khoa học hầu như không biết chút gì về các loài khủng long trên lục địa này.
Theo các nhà nghiên cứu, cái tên "Siats meekerorum" của loài khủng long mới này ám chỉ một quái vật ăn thịt khổng lồ trong thần thoại của thổ dân Utes sống tại khu vực này. Họ cũng hy vọng sẽ tìm thêm được nhiều bằng chứng hơn nữa về sự tồn tại của nhiều loài khủng long khác tại khu vực này trong các cuộc khai quật sau.
Theo CNN
Phát hiện loài 'vua máu' họ hàng với khủng long bạo chúa Các nhà khoa học ở Utah (Mỹ) vừa cho biết họ đã phát hiện được một loài khủng long mới có họ hàng với loài khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex). Đó là loài động vật ăn thịt lớn với cái sọ dày và hàm răng to bén được mệnh danh là 'vua máu', theo Reuters ngày 7.11. Loài khủng long mới phát...