Phát hiện một thi thể mất đầu trên biển
Ngày 24/10, một nguồn tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện đảo Phú Qúy (Bình Thuận) đang thông báo truy tìm tung tích một nạn nhân là nam giới không xác định được độ tuổi.
Theo đó, khoảng 10h ngày 21/10, thuyền NT – 91051 TS do ông Phạm Văn C. (42 tuổi) trú thị trấn Đông Hải, TP Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận làm thuyền trưởng trong lúc hành nghề đánh bắt hải sản cách đảo Phú Quý 60 hải lý theo hướng Đông – Bắc, phát hiện một tử thi trôi trên biển. Các thuyền viên đã vớt xác nạn nhân lên thuyền và đưa vào cảng Phú Quý.
Ảnh minh họa.
Nạn nhân được xác định là nam giới đang trong quá trình phân hủy mạnh. Đáng chú ý, thi thể đã mất phần đầu, mất khung xương lồng ngực và xương bàn chân. Nạn nhân mặc quần Jean màu xanh, không có nhãn hiệu, dây thắt lưng màu nâu, không có nhãn hiệu. Tử thi đang trong thời kỳ phân hủy hoàn toàn nên không xác định được đặc điểm nhận dạng.
Trong túi quần Jean bên phải phía trước có 18 tờ tiền giấy nhân dân tệ của Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo báo Pháp luật TP HCM
Trưởng thôn trẻ người Raglai làm theo lời Bác
Tuổi đời còn khá trẻ nhưng Chamaléa Phước được người dân thôn Do quý mến gọi là "già làng"
Cuộc vận động học tập và làm theo lời Bác ở tỉnh Ninh thuận hiện nay đã đi vào chiều sâu và lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân, nhất là già làng, trưởng bản ở vùng đồng bào người Raglai. Nhiều tấm gương sáng trong cuộc vận động này đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự của địa phương.
Người dân xã Ma Nới đã có cuộc sống ổn định (Ảnh: báo Ninh Thuận)
Tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Chamaléa Phước, Trưởng thôn Do xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận được người dân quý mến gọi là "già làng". Với người dân ở xã Ma Nới, khái niệm "già làng", không chỉ là người cao tuổi mà phải là người có uy tín được dân tin tưởng, có thể giúp bà con hiểu và thực hiện đúng các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, cũng như hướng dẫn bà con sản xuất nông nghiệp và giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Chị Chamléa Thị Đen (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) nói: "Nhờ cán bộ thôn Chamaléa Phước hướng dẫn nên chúng tôi đã biết cách làm ăn, trước đây làm không hiệu quả".
Thôn Do được chính quyền xã Ma Nới đánh giá cao bởi phương pháp làm việc của cán bộ thôn và mối quan hệ gắn bó giữa cán bộ, đảng viên với quần chúng nhân dân địa phương. Mỗi khi có Nghị quyết mới của Đảng hay chủ trương, chính sách pháp luật Nhà nước cần triển khai trong nhân dân, Ban quản lý thôn đã khéo léo lồng ghép nội dung cần triển khai vào các buổi sinh hoạt cộng đồng. Cách làm này đã thu hút sự quan tâm của người dân và giúp người dân dễ hiểu.
Quan trọng hơn, chính cán bộ thôn, trong đó có anh Chamaléa Phước là những người gương mẫu thực hiện nên được dân tin tưởng và ủng hộ. Ông Mão Ngọc Than, người dân thôn Do, cho biết: "Từ cách làm việc nghiêm túc và sự quan tâm trân thành đối với người dân, anh Phước đã chiếm được sự tin tưởng của người dân, đó là lý do mà anh Phước luôn được bà con tín nhiệm bầu chọn, một nhiệm kỳ làm phó và 2 nhiệm kỳ làm trưởng. Không chỉ làm gương trước nhân dân, bản than anh Phước cũng chăm lo phát triển kinh tế, vừa tích cực với công việc nhà nước, vừa lo cho công việc gia đình".
Từ khi tuyến giao thông liên thôn được bê tông hóa, cuộc sống của người dân và bộ mặt thôn Do đổi thay đáng kể. Điều quan trọng hơn, đây là công trình thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao của người dân trong thôn khi tự nguyện hiến đất, tham gia ngày công lao động để tuyến đường được nhanh chóng hoàn thành, phục vụ lợi ích chung của cộng đồng.
Ông Chamléa Xanh, người dân xã Ma Nới nói: "Chamalea Phước là trưởng thôn vận động bà con Nhà nước nhân dân cùng làm làm đường, từ khi nhà nước đầu tư làm đường bê tông hóa, đi lại từ đó đến giờ đi lại dân cũng ổn định, đi không lầy lội, dân cũng mừng".
Do nhận thức còn hạn chế nên tỷ lệ sinh con thứ 3 ở thôn Do còn cao, tình trạng tảo hôn khá phổ biến. Đặt mục tiêu không để tình trạng này kéo dài, thông qua những buổi họp dân, sinh hoạt văn hóa, anh Phước đã lồng ghép các nội dung tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, hậu quả của nạn tảo hôn đến người dân một cách thiết thực dễ hiểu.
Bên cạnh đó, anh cùng với đội ngũ cộng tác viên dân số đến tận nhà dân để vận động và giải thích cho người dân hiểu tác hại của việc sinh nhiều con. Chính sự tích cực và phối hợp có hiệu quả giữa các ban ngành đoàn thể, sự ủng hộ của người dân đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong cách nghĩ cách làm của người dân.
Ông Cà Mau Viên, Phó Chủ tịch UBND xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận nhận xét về Chamaléa Phước: "Trưởng thôn Do, Chamalea Phước là người đảm việc nhà, tròn việc nước, đại diện cho địa phương tại thôn Do, giúp xã giải quyết các công việc tại thôn. Chúng tôi cũng đã thực hiện nhân rộng cách làm hay của của trưởng thôn Chamalea Phước".
Những việc làm của Trưởng thôn Do Chamalé Phước ở xã miền núi Ma Nới đã mang lại niềm tin cho người dân về vai trò của chính quyền ở cơ sở. Khi được hỏi về bản thân, Chamaléa Phước chỉ khiêm tốn nói rằng: Những việc làm của mình có đáng gì đâu. Mình sẽ tiếp tục làm theo lời Bác để đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho quê hương./.
CTV Văn Cảnh - Asah Xuyến
Theo_VOV
Hé lộ chân dung người thầy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp Cụ Võ Liêm Sơn là thầy dạy của các nhà cách mạng Trần Phú, Hà Huy Tập, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp... Cụ Võ Liêm Sơn là một nhà giáo yêu nước có tư tưởng tiến bộ. Trong những năm tháng làm việc tại Quốc học Huế, cụ đã truyền lòng yêu nước cho nhiều thế hệ học sinh tại ngôi trường...