Phát hiện một số bức vẽ 3.000 năm tuổi trong quan tài chứa xác ướp của nữ tu sĩ
Các bức vẽ mô tả nữ thần Ai Cập Amentet – vị thần tôn giáo đại diện cho cái chết ở Bờ Tây sông Nile.
Theo Metro, lần đầu tiên, quan tài của một xác ướp có nguồn gốc tại khu vực Thebes thuộc về một nữ tu sĩ có tên là Ta-Kr-Hb được nâng lên mặt đất sau 100 năm.
Phát hiện một số bức vẽ 3.000 năm tuổi trong quan tài chứa xác ướp của nữ tu sĩ. Ảnh: Metro
Trước mối đe dọa từ những kẻ trộm cổ vật, quyết định kiểm tra xác ướp trước khi đưa tới Bảo tàng City Hall mới ở Perth, Scotland để bảo tồn là việc làm cần thiết.
Những người phụ trách bảo tàng đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy những bức vẽ ở cả trong và ngoài quan tài. Chúng mô tả nữ thần Ai Cập Amentet – vị thần tôn giáo đại diện cho cái chết ở Bờ Tây sông Nile, theo Mark Hall, người đứng đầu Bảo tàng và Phòng trưng bày nghệ thuật Perth.
Video đang HOT
Các chuyên gia kiểm tra và làm sạch quan tài trước khi chuyển tới bảo tàng mới. Ảnh: Metro
“Trước đây, chúng tôi không có lý do gì để nâng quan tài lên cao đến mức có thể nhìn thấy đáy của nó. Xác ướp cũng chưa từng được lấy ra để có thể nhìn thấy những gì phía dưới”, Hall cho hay.
Các bức vẽ dưới đáy và bên trong quan tài vẫn còn giữ được lớp sơn. Các phân tích cho thấy chúng có niên đại từ khoảng năm 760 đến năm 525 trước Công nguyên.
Các bức vẽ mô tả nữ thần Ai Cập Amentet. Ảnh: Metro
Được biết, hồi cuối năm ngoái, Ai Cập đã công bố 30 quan tài chứa xác ướp 3.000 năm tuổi do nước này tìm được, với nét chạm khắc và sơn tinh xảo gần như còn nguyên vẹn.
Đây cũng là lô quan tài số lượng lớn đầu tiên được đội ngũ khảo cổ của Ai Cập phát hiện sau nhiều năm chúng chỉ được các chuyên gia nước ngoài khám phá ra.
Các quan tài này được phát hiện trước đền Hatshepsut tại Thung lũng Quốc vương ở Luxor.
Bộ trưởng Cổ vật Khaled El-Enany cho biết những chiếc quan tài 3.000 năm tuổi được chôn tại nghĩ trang Al-Asasif “được bảo quản cực kỳ tốt với màu sắc gần như nguyên vẹn”.
Vũ Đậu (T/h)
Giải mã 5 xác ướp nghìn tuổi, phát hiện bất ngờ
Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập.
Theo một nghiên cứu mới nhất, xác ướp 4.000 năm tuổi có sự tích tụ cholesterol trong động mạch. Điều này có thể chứng tỏ bệnh tim có thể phổ biến hơn ở thời cổ đại hơn mọi người từng nghĩ.
Trong các nghiên cứu trước đây, khi kiểm tra động mạch cùng tim bằng cách sử dụng phương pháp chụp cắt lớp và chụp cắt lớp vi tính X-quang. Kết quả cho thấy phần nào bức tranh về bệnh tim có thể lan rộng thời điểm hàng nghìn năm trước.
Công trình nghiên cứu lần này được thực hiện trên 5 xác ướp cổ đại ở Nam Mỹ và Ai Cập đã phát hiện ra những vấn đề về tim mạch, đặc biệt là vơ vữa động mạch và tắc động mạch.
Xác ướp cổ nhất cách đây 4.000 năm tuổi
Để giải đáp điều này, Madjid và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu động mạch từ năm xác ướp có niên đại từ năm 2000 trước Công nguyên đến năm 1000 sau Công nguyên.Ông Mohammad Madjid, trợ lý giáo sư y học tim mạch tại Trường Y McG, thuộc Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Texas, cho biết đã nghiên cứu về bệnh tim mạch trong khoảng 20 năm qua và đặt câu hỏi liệu đó có phải là căn bệnh hiện đại.
Những xác ướp được nghiên cứu gồm xác ướp của ba người đàn ông và hai người phụ nữ, những người ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi.
Phân tích của họ cho thấy các tổn thương từ cholesterol, mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và dẫn tới những cơn đau tim. Đây là bằng chứng đầu tiên về tổn thương ở tim của người cổ đại.
Trong một nghiên cứu khác trên một xác ướp thời kỳ băng hà cho thấy người này có thể đã qua đời sau một cơn đau tim. Điều này chứng tỏ vấn đề tim mạch đã có từ cổ xưa.
Anh Minh
Theo Báo Đất Việt
Chuyện kỳ bí về xác ướp bị rạch từ cổ họng đến mang tai Xác ướp người đàn ông Grauballe 30 tuổi bị rạch từ cổ họng đến mang tai và có mái tóc đỏ, được cho là một phần của nghi lễ hiến tế. Vào giữa thế kỷ 20, các chuyên gia phát hiện một số xác ướp cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn tại một đầm lầy than bùn ở Jutland, Đan Mạch. Trong...