Phát hiện một nơi ở Việt Nam khiến Bảo Thy bị “nghiện”: đi suốt ngày, lại còn dậy từ sáng sớm để leo núi như ai kia
Sau cú ‘nhầm’ biển Nha Trang thành Maldives, Bảo Thy thích nơi này đến mức đi du lịch liên tục.
Từng chia sẻ trên Facebook một vùng biển ở Việt Nam đẹp lung linh, Bảo Thy vô cùng ngạc nhiên và thích thú nói rằng “ Giờ Thy mới biết Việt Nam mình chụp lên đẹp nào có kém gì Maldives đâuuuuuu”. Quả thật, tấm hình này của Bảo Thy khiến cho ai cũng tò mò vì quá xuất sắc.
Sau một hồi “ truy lùng”, dân tình mới phát hiện ra đây chính là một vùng biển nằm ở Nha Trang. Khung cảnh thơ mộng với làn nước trong xanh, bãi cát trắng trải dài tại vùng vịnh Ninh Vân này quả thật chẳng thua kém gì các địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới.
Đáng nói hơn, sau đó, Bảo Thy thường xuyên quay trở lại nơi này để du lịch và nghỉ dưỡng. Trong chuyến đi mới nhất, cô còn cất công dậy từ rất sớm, lúc 4h30 để đi leo núi. Và kết quả thật mỹ mãn khi vừa được ngắm view đẹp, vừa có ảnh chụp “sống ảo” lung linh.
Việt Nam nhiều cảnh đẹp thế này, cần gì đi đâu xa chứ!
Video đang HOT
Nepal đón du khách trở lại "nóc nhà thế giới"
Các nhà thám hiểm đang mong chờ được đi trên những con đường mòn trên núi và chinh phục các đỉnh núi trong dãy Himalaya cuối cùng đã có thể thực hiện được điều này khi Nepal mở cửa chào đón khách nước ngoài trở lại sau bảy tháng đóng cửa.
Song đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nơi khiến tương lai của những người làm du lịch mạo hiểm tại Nepal vẫn mong manh.
Các nhà thám hiểm đang mong chờ được đi trên những con đường mòn trên núi và chinh phục các đỉnh núi trong dãy Himalaya cuối cùng đã có thể thực hiện được điều này khi Nepal mở cửa chào đón khách nước ngoài trở lại sau bảy tháng đóng cửa. Song đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở nhiều nơi khiến tương lai của những người làm du lịch mạo hiểm tại Nepal vẫn mong manh.
Du khách nước ngoài là nguồn thu chính của Nepal và việc đóng cửa toàn quốc đã tác động tới khoảng 800 nghìn lao động làm trong ngành du lịch.
Cho đến nay, việc mở cửa trở lại sẽ đi kèm với các quy định hạn chế và chủ yếu được giới hạn với những người leo núi hoặc thám hiểm "nóc nhà thế giới". Nepal là "nhà" của tám trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới, gồm Everest, Kanchenjunga, Lhotse, Makalu, Cho Oyu, Dhaulagiri, Manaslu và Annapurna. Trong đó Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bảo tháp Kathesimbu với đôi mắt trí tuệ của Đức Phật và những lá cờ cầu nguyện đầy màu sắc ở Kathmandu (Ảnh: LonelyPlanet)
Vụ trưởng Vụ Du lịch Nepal Rudra Singh Tamang nói: "Chúng ta sẽ không mở cửa đất nước cho tất cả du khách mà chỉ những người leo núi và chinh phục đỉnh núi có cấp phép trước đó. Chúng ta sẽ mở cửa cho nhóm du khách mà chúng ta biết chúng ta có thể xử lý và quản lý".
Không chỉ cần visa nhập cảnh, du khách cần phải có được giấy cấp phép ưu tiên, cung cấp chi tiết về hành trình của mình cho nhà chức trách quản lý, thuê một công ty cung cấp trang phục địa phương và có bảo hiểm y tế chi trả cả điều trị Covid-19. Du khách cũng được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Covid-19 trước khi tới Nepal. Khi tới Nepal, họ phải thực hiện cách ly một tuần trong một khách sạn ở thủ đô Kathmandu và sau đó xét nghiệm Covid-19 trước khi được phép leo núi.
Một cửa hàng cung cấp bình oxy cho người leo núi ở Kathmandu đang chuẩn bị các bình khí oxy khi chính phủ thông báo mở cửa hoàn toàn đón người leo núi trở lại Himalaya (Ảnh: AP)
Những người dẫn đường, người vận chuyển, người nấu ăn và giúp đỡ leo núi địa phương cũng sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm Covid-19 và chứng minh họ đang sống trong khu vực không có ca nhiễm Covid-19 nào trong vòng hai tuần.
"Chúng tôi đang cố gắng hồi sinh ngành công nghiệp du lịch vốn đang chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch, nhưng chúng tôi không muốn có bất cứ rủi ro nào. Chúng tôi vừa thử nghiệm với một nhóm khách nước ngoài và giờ chúng tôi có ý tưởng tốt về cách quản lý các du khách thám hiểm".
Mùa xuân là mùa leo núi khi các nhà leo núi tới Nepal để thử sức chinh phục những đỉnh núi cao nhất. Mùa thu là mùa ưa thích của những người yêu thích đi bộ trên những con đường mòn trên núi. Mùa leo núi vào mùa xuân đã bị hoãn hồi tháng 3 năm nay trong bối cảnh đại dịch Covid-19 lan rộng và hầu hết các quốc gia đã đóng cửa biên giới với bên ngoài.
Kể từ khi đại dịch bùng phát cho tới nay, Nepal đã ghi nhận 176.500 ca mắc Covid-19 và 984 ca tử vong. Quốc gia có hơn 30 triệu người này đang trong tình trạng thiếu giường bệnh và chính phủ đã yêu cầu các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ tự cách ly tại nhà.
Hy vọng mong manh cho du lịch mạo hiểm
Hồi đầu mùa thu, một nhóm nhà leo núi chuyên nghiệp từ Bahrain đã được cấp phép đặc biệt để leo núi Lobuche và núi Manaslu. Nhóm leo núi này đã tuân theo tất cả các quy định mới của chính phủ Nepal và không gặp vấn đề gì.
Một nhóm nhà leo núi chuyên nghiệp từ Bahrain được cấp phép thử nghiệm thám hiểm đỉnh Lobuche hôm 3-10 và không gặp trở ngại gì về an ninh y tế trong dịch Covid-19 (Ảnh: AP)
Cộng đồng leo núi tại Nepal đã ca ngợi sự thành công của chuyến leo núi này. Chính phủ Nepal đã quyết định sẽ mở cửa đón tất cả những người thám hiểm và leo núi có đủ điều kiện trong tháng 10.
Ông Tamang nói: "Chúng tôi cần mang đến một tia hy vọng nhỏ cho những người trong ngành du lịch mạo hiểm rằng vẫn còn một tương lai để hướng tới".
Đại dịch bùng phát khi Nepal đang chuẩn bị tăng gấp đôi số lượng khách du lịch theo chiến dịch của chính phủ tuyên bố năm 2020 là năm Tới thăm Nepal.
Người dân sống ở vùng núi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Họ thường làm việc vào mùa xuân và mùa thu để kiếm đủ tiền trang trải cho cả năm.
Một cửa hàng đổi tiền cho du khách ở khu phố vốn đông đúc du khách Thamel ở thủ đô Kathmandu giờ vắng vẻ, đìu hiu (Ảnh: AP)
Viễn cảnh những người đi bộ và leo núi mạo hiểm quay trở lại là một tin đáng mừng cho những người trong ngành du lịch mạo hiểm Nepal.
Anh Ang Tshering, đang làm cho công ty tour Asian Trekking ở Kathmandu cho biết: "Chúng tôi làm trong ngành du lịch mạo hiểm rất vui mừng vì đất nước cuối cùng đã mở cửa và chúng tôi đang bắt đầu nhận được nhiều cuộc gọi và yêu cầu từ các khách hàng nước ngoài".
Theo Ang, khách hàng có mối quan tâm đặc biệt tới mùa leo núi mùa xuân năm 2021, đặc biệt là chuyến chinh phục đỉnh Everest.
Những người cung cấp dịch vụ cho mảng du lịch mạo hiểm ở Nepal mong chờ ngày du khách trở lại. (Ảnh: AP)
Tuy nhiên, với việc Covid-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn mất một khoảng thời gian để mọi thứ trở lại bình thường
Vào một ngày gần đây tại trung tâm du lịch Thamel ở Kathmandu, hầu hết các cửa hàng, nhà hàng, quán rượu và khách sạn vẫn đóng cửa. Các cửa hàng thường bán áo khoác, lều, ủng đi bộ đường dài và thiết bị sinh tồn hầu hết đã đóng cửa và những cửa hàng còn mở cửa cũng trong cảnh đìu hiu.
Anh Bir Lama, người bán thiết bị leo núi và đi bộ đường dài, cho hay: "Kể từ hồi tháng 3 tới nay, chúng tôi chưa thấy khách hàng nào. Dù đang trả tiền thuê nhà, tiêu hết tiền tiết kiệm của mình, tôi vẫn giữ việc mở cửa hàng mở chỉ để bản thân không bị bế tắc".
Mỏm đá "lưỡi quỷ" nhô ra vực thẳm, không hàng rào bảo vệ vẫn hút du khách Mặc dù vùng vịnh này rất đẹp nhưng nó có một nơi gọi là 'lưỡi quỷ', được rất nhiều người yêu thích cảm giác mạnh tìm đến. Trolltunga hay còn được "lưỡi quỷ" là một tảng đá phẳng, nhô ra từ một vách đá có độ cao 1.000 mét so với mực nước biển. Vị trí chính xác của nơi này là ở...