Phát hiện một loại gen liên quan đến mùi… hôi nách
Một nghiên cứu gần đây từ Đại học Bristol đã khám phá ra sự thật rằng, mùi hôi nách của hay không phụ thuộc vào một gen cụ thể có tên là ABCC11.
Ảnh minh họa.
Có rất nhiều cách mà người châu Á khác với các chủng tộc khác, và một trong số đó là họ thường không cần sử dụng chất khử mùi để khử mùi cơ thể.
Không phải vì họ không quan tâm đến mùi cơ thể của mình, mà là vì tình trạng đặc biệt của họ.
Không ai sinh ra đã có mùi hôi nách vì cơ thể chúng ta thực sự tiết ra mồ hôi không mùi, sau này bị vi khuẩn xâm nhập và đó là nguyên nhân của mùi hôi. Nhưng một nghiên cứu gần đây từ Đại học Bristol đã khám phá ra sự thật rằng việc nách của bạn có mùi hay không phụ thuộc vào một gen cụ thể có tên là ABCC11.
Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng gen này chỉ chịu trách nhiệm về độ đặc của ráy tai, khiến nó trở nên khô hoặc ướt. Nhưng trên thực tế, người ta phát hiện ra rằng 80% đến 95% người Đông Á có ráy tai khô, trong khi người Châu Phi và Châu Âu có ráy tai ướt. Và đáng ngạc nhiên là tính nhất quán của ráy tai có liên quan đến mùi của nách.
Hóa ra, người châu Á có một tình trạng di truyền đặc biệt, đó là thiếu gen ABCC11. Điều này khiến ráy tai của họ thường bị khô vì thiếu chất nuôi vi khuẩn.
Điều tương tự cũng xảy ra với mồ hôi của họ: Nó không có mùi vì vi khuẩn luôn ở trạng thái “đói” bởi cơ thể của người châu Á không sản xuất chất này để làm thức ăn.
Tuy nhiên, phần lớn các chị em phụ nữ vẫn tiếp tục sử dụng chất khử mùi, ngay cả khi họ không có “gen nặng mùi” này.
Các nhà khoa học di truyền cho rằng, áp lực từ xã hội là lý do tại sao một số người trong chúng ta tiếp tục tuân theo các thói quen vệ sinh không cần thiết khác nhau chỉ đơn giản là vì “mọi người khác đang làm điều đó”.
Điểm danh một vài vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải khi cơ thể có mùi
Cơ thể xuất hiện mùi, các vị trí nhạy cảm trên cơ thể đều là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe liên quan mà không hoàn toàn xảy ra do vệ sinh cơ thể kém.
Video đang HOT
Thực tế, cơ thể bất kì ai cũng có mùi, đây là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra và mỗi người đều có mùi đặc trưng riêng của mình. Tuy nhiên, một số vấn đề gặp phải khi cơ thể xuất hiện mùi có thể khiến bạn trở nên ngại ngần, xấu hổ.
Do đó, mọi người thường có thói quen nhanh chóng tìm ra cách giải quyết vấn đề để mùi của bản thân bằng cách tìm đến các loại chất khử mùi, xà phòng có hương thơm hay nước hoa.
Rất nhiều người lo lắng rằng cho dù đã thường xuyên tắm rửa, thậm chí áp dụng nhiều phương pháp để ngăn chặn mùi trên cơ thể nhưng mùi trên cơ thể vẫn không được thuyên giảm. Do đó, một vài vấn đề sức khỏe khiến cơ thể xuất hiện mùi mà không phải do vệ sinh kém. Dấu hiệu mùi cơ thể có thể là dấu hiệu cảnh bảo một vài nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý khác.
1. Khi cơ thể có mùi
Bản chất mỗi người đều có mùi cơ thể riêng, tuy nhiên nếu cơ thể xuất hiện mùi hôi, khó chịu, khiến bạn cảm thấy ngại và xấu hổ khi tiếp xúc với người khác thì đây là dấu hiệu sức khỏe cảnh báo rằng cơ thể bạn đang thiếu hụt magie.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho thói quen vệ sinh, tắm rửa của bạn không đem lại hiệu quả giúp sạch mùi cơ thể.
Magie là chất khoáng có khả năng giúp làm giảm mùi hôi trên cơ thể. Khi bạn nạp quá nhiều cafeine, đường và các loại thực phẩm chế biến khác sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt lượng magie cần thiết.
Khi cơ thể xuất hiện mùi hôi khó chịu - Ảnh Internet
Ngoài ra, khi cơ thể thiếu khoáng chất này thì còn kèm theo một số triệu chứng khác như: chuột rút, co giật, thường xuyên xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa ran. Để kiểm tra cơ thể cơ bị thiếu hụt magie hay không, bạn cần thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản giúp kiểm tra nồng độ magie trong máu.
2. Tình trạng hôi nách xảy ra khi bị căng thẳng
Căng thẳng xảy ra có thể khiến bạn bị hôi nách, trong đó cơ thể có hai tuyến mồ hôi chính là Eccrine và Apocrine. Mỗi tuyến mồ hôi sẽ có nhiệm vụ riêng của mình.
Tuyến Eccrine được phân bố trên toàn bộ cơ thể, trong đó được tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tập luyện thể thao, thời tiết nóng bức, tuyến mồ hôi này sẽ tiết ra mồ hôi làm mát cơ thể. Tuyến Eccrine có chứa thành phần chủ yếu là nước và muối.
Tuyến còn lại là tuyến mồ hôi Apocrine, tuyến mồ hôi này chủ yếu xuất hiện ở nách. Tuyến tiết ra chất dịch màu trắng đục, khi chất dịch này tiếp xúc với vi khuẩn sẽ khiến cơ thể có mùi hôi. Tình trạng căng thẳng sẽ kích thích tuyến Apocrine hoạt động và tiết ra nhiều chất dịch hơn. Hệ quả điều này khiến nách của con người phát ra mùi gây khó chịu.
3. Hơi thở có mùi hôi
Hơi thở hôi mùi, thực tế có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Việc này có thể xảy ra khi bạn lười vệ sinh răng miệng, ăn các loại thực phẩm nặng mùi. Tuy nhiên, ngay cả khi đã thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế tối đa việc ăn các loại thực phẩm, thức ăn gây mùi nhưng tình trạng mùi của cơ thể vẫn không thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu bạn mắc phải một số bệnh như sau:
Hơi thở có mùi khiến bạn tự ti trong giao tiếp - Ảnh Internet
- Bệnh thận: Nếu thận của bạn đang gặp vấn đề, điều này khiến cho chức năng lọc chất thải không còn đạt được hiệu quả. Do đó làm tích tụ nhiều chất thải trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính khiến hơi thở của bạn nặng mùi cho dù đã cố gắng cải thiện.
- Bị viêm amidan: Tình trạng viêm amidan cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho người mắc bệnh có mùi hôi miệng khó chịu. Tình trạng này xảy ra do miệng sản sinh nhiều vi khuẩn hơn so với mức bình thường khiến hơi thở trở nên nặng mùi.
- Mùi cơ thể xảy ra khi bị viêm xoang: Viêm xoang làm khoang mũi bị nhiễm trùng và tạo ổ mủ. Dịch từ mủ khi tích tụ lâu ngày sẽ tràn xuống họng, gây nên mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến mũi dễ có mùi hôi hơn cũng có thể do xoang mũi, họng gần với khoang miệng. Dấu hiệu xuất hiện mùi hôi từ mũi là triệu chứng gây ra các bệnh như sỏi amidan, bị sâu răng, bị viêm xoang hoặc mắc hội chứng chảy dịch mũi sau hay polyp mũi.
4. Gặp vấn đề sức khỏe khi bị hôi tai
Khi xuất hiện quá nhiều ráy tai hoặc tai phát ra mùi hôi khó chịu, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bên trong tai bạn đang bị nhiễm trùng.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến tai hôi là do tai xuất hiện các u nang bã nhờn, lông mọc ngược. Nếu mắc phải tình trạng này thì bạn cần tìm đến bác sĩ để vệ sinh và nhận điều trị đúng cách tránh tình trạng nhiễm trùng diễn ra.
5. Tóc xuất hiện mùi hôi
Tóc hôi cảnh báo vấn đề sức khỏe như bị mất cân bằng nội tiết tố, nấm,... - Ảnh Internet
Thường xuyên gội đầu, thậm chí gội đầu sạch nhưng tóc của bạn vẫn xuất hiện mùi khó chịu. Dấu hiệu này có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, đối với sự tấn công của một số loại vi khuẩn, điều này cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc bốc mùi.
Một số bệnh về da phát triển trên da đầu như: vảy nến, gàu, viêm da tiết bã nhờn, nấm da,... Các bệnh này đều có thể gây ra triệu chứng tóc xuất hiện mùi hôi, ngoài ra còn kèm theo cảm giác bị ngứa.
6. Chân bốc mùi cảnh báo vấn đề sức khỏe
Bàn chân, nơi tập trung nhiều tuyến mồ hôi trên cơ thể và hoạt động trong mọi thời điểm. Do đó tình trạng tiết mồ hôi thường xuyên khi bạn đi giày, đi tất tạo thành nơi lý tưởng cho các vi khuẩn tạo ra mùi sinh sôi và phát triển.
Lưu ý rằng khi tình trạng này không được kịp thời khắc phục, bạn sẽ có thể mắc một số bệnh như nấm, chân lực sĩ và các bệnh này gây nhiễm khuẩn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khi chân xuất hiện mùi nặng, cảm giác bị ngứa ngáy trong thời gian dài thì bạn cần đến bệnh viện da liễu để thực hiện thăm khám.
Tình trạng mùi hôi trên cơ thể không phải đột nhiên xuất hiện. Cơ thể xuất hiện mùi hôi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe cần cảnh giác. Hi vọng bài viết trên giúp ích cho bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cơ thể có mùi hôi và tìm địa điểm thăm khám để điều trị bệnh đúng cách.
Anh nghiên cứu gen cá ngựa vằn để điều trị sẹo Đại học Bristol, Anh đang tiến hành một chương trình nghiên cứu trị giá 1,5 triệu bảng nhằm cải thiện cuộc sống của những người bị ảnh hưởng bởi sẹo. Nguồn: Independent Dự án kéo dài 5 năm sẽ tìm cách xác định các gen gây ra sẹo để giúp phát triển các phương pháp điều trị trong tương lai. Các nhà nghiên...