Phát hiện một ca nhiễm, Bệnh viện Việt Đức xét nghiệm 1.400 người
Một người chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xét nghiệm dương tính nCoV, 1.400 người phải cách ly ở viện.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội chiều 30/9 cho biết ca nhiễm là người đàn ông 49 tuổi, quê ở huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, chăm sóc người thân tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ ngày 19/9. Trước khi vào viện, người này có kết quả test kháng nguyên âm tính tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 29/9, bệnh viện Việt Đức xét nghiệm PCR cho ông trước khi ra viện, kết quả nghi ngờ, sau đó CDC Hà Nội khẳng định dương tính.
Hiện chưa rõ nguồn lây của ca nhiễm này. CDC Hà Nội đã tạm thời phong tỏa tòa nhà D của bệnh viện. 1.400 người gồm người nhà, bệnh nhân, nhân viên y tế trong tòa nhà được lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại viện. Hai đầu phố Phủ Doãn (cổng bệnh viện) được rào chắn.
Cổng số 8 của bệnh viện trên phố Phủ Doãn được đóng kín chiều 30/9. Ảnh: Tất Định
Chiều 30/9, CDC Hà Nội thông báo tìm người đã đến làm việc, khám chữa bệnh hoặc chăm sóc người bệnh tại tầng 8, nhà D của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Những người đã đến viện kể từ ngày 19/9 đến 30/9, cần liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc gọi điện thoại 0969.082.115/ 0949.396.115 của CDC để được hỗ trợ.
Từ 22-29/9, Hà Nội ghi nhận dưới 10 ca nhiễm một ngày, 4 ngày liên tiếp không có ca trong cộng đồng. Tính từ ngày 29/4 đến 12h ngày 30/9, Hà Nội ghi nhận 3.973 ca nhiễm (không tính số ca mắc tại các bệnh viện tuyến trung ương), trong đó 1.601 ca cộng đồng, 2.372 ca tại khu cách ly.
Các nhân viên y tế, nhân viên cửa hàng thuốc gần bệnh viện được lấy mẫu xét nghiệm, chiều 30/9. Ảnh: Tất Định
Tính đến chiều 29/9, thành phố đã tiêm được gần 7 triệu mũi vaccine Covid-19, trong đó 5,8 triệu mũi 1 và hơn 1,1 triệu mũi 2.
Video đang HOT
Sau hai tháng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, thành phố Hà Nội áp dụng Chỉ thị 15 từ 6h ngày 21/9. Thành phố cho phép hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống bán mang về, người dân được tập thể dục.
Vấn đề văn hóa: Dư chấn 'biển người' đêm Trung thu Hà Nội
Hình ảnh "biển người" đi chơi Tết Trung thu trên đường phố tối hôm qua 21/9 tại Hà Nội đã để lại những dư chấn mạnh mẽ với dư luận xã hội.
Cần phải nhớ rằng, Thủ đô Hà Nội vừa mới nới lỏng một số hoạt động từ sáng 21/9, thực tế vẫn đang thực hiện Chỉ thị 15 sau 2 tháng có những hành động mạnh mẽ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chắc chắn, chúng ta cần phải xây dựng gấp văn hóa ứng xử với COVID-19, kẻ dường như vô hình nhưng tai họa không hề là ẩn họa. Sự hồn nhiên trong mỗi con người, trong mỗi gia đình, trong mỗi nhóm người... không nên chỉ được nhìn nhận là ý thức kém nữa, mà là văn hóa cộng đồng đã và đang ở mức cần báo động.
Các chuyên gia đánh giá, "kể cả khi Hà Nội trở về được trạng thái bình thường mới cũng không thể nói chúng ta hết nguy cơ". Những rủi ro, nguy cơ bùng dịch COVID-19 ở Hà Nội vẫn rất lớn.
Hình ảnh "biển người" đổ ra đời vui Tết Trung thu tối 21/9 tại Hà Nội, dù Thủ đô đang thực hiện Chỉ thị 15.
Hình ảnh những tuyến phố trung tâm Hà Nội đêm Trung thu như "biển người" đón đội tuyển U23 Việt Nam giành ngôi Á quân giải U23 Châu Á 2018 ngày nào, đã khiến nhiều người chết lặng. Lo lắng, bức xúc về hình ảnh "biển người" là tâm trạng không tránh khỏi. Và cái giá trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19 nhìn từ dòng người tối 21/9 tại Hà Nội có thể phải trả rất đắt. Không ai mong muốn điều đó xảy ra và tất cả nguyện cầu Thủ đô sẽ "bình an"!
Thành quả chống dịch hoàn toàn bị xô đổ bất cứ lúc nào nếu chúng ta chủ quan
Nhà báo Ngô Bá Lục, Phó TBT tạp chí Sân khấu không che giấu lo lắng: Sau một thời gian cực dài giãn cách chống dịch, các doanh nghiệp đã cạn vốn, các loại ngân sách cũng đã vơi. Sức người đều đã kiệt, chúng ta đã thực sự báo động đỏ về sức người sức của, "lỡ thằng giặc COVID-19 quay lại Thủ đô (đúng ra là nó vẫn đang tồn tại, chỉ là đang tạm lắng sau một thời gian Thủ đô có những hành động rất quyết liệt), thì chúng ta sẽ làm thế nào khi mọi thứ từ vật chất, sức lực đến tinh thần đều đã cạn? Chúng ta đã quá mệt mỏi vì COVID-19, nó không khác gì bị giặc chiếm đóng vì đúng là mọi sinh hoạt của chúng, từ đời sống, tài chính, sức khoẻ và ngay cả mạng sống của chúng ta, đều bị COVID-19 điều khiển, có khác nào thời bị giặc ngoại xâm đô hộ. Thế nên, thành quả chống dịch của chúng ta cũng giống như thành quả cách mạng thời chiến, nó cũng vẫn mong manh và hoàn toàn bị xô đổ bất cứ lúc nào nếu chúng ta chủ quan.
Anh dẫn ra những số liệu về COVID-19 mà Bộ Y tế đã công bố, mốc không ai mong muốn 1 triệu ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng bị rút ngắn lại. Trong khi đó, số bệnh nhân nặng đang được điều trị tích cực là 5.133, số người chết kể từ đầu mùa dịch đến nay đã hơn 17.000 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Những tuyến đường tại trung tâm Hà Nội như khu vực Hồ Gươm ken đặc người xe trong tối 21/9/2021
Nhà có hai con nhỏ nhưng Ngô Bá Lục cho biết, suốt hơn 2 tháng qua chưa ra khỏi nhà 1 ngày. Là con trai, lại vốn là những đứa trẻ hiếu động, thích thể thao và rất nghịch, tuy nhiên, chúng ý thức được hậu quả của đại dịch và vui vẻ chấp nhận ở nhà mà chưa một lần đòi hỏi ra ngoài. Nhà báo Ngô Bá Lục chia sẻ thêm đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, nhưng hôm qua (21/9) vẫn không mảy may suy nghĩ là ra đường đón Trung thu hay xả hơi gì cả, dù nhu cầu vẫn có. Đơn giản là chúng ta đang thực hiện Chỉ thị 15, trong đó có quy định, tụ tập ngoài trời không quá 10 người và mỗi người phải cách nhau 2 mét.
"Tôi đơn giản chỉ là chấp hành Chỉ thị của Chính phủ. Bởi vì, nếu nhà tôi ra đường tối Trung thu, tôi chắc chắn 100% rằng sẽ vi phạm Chỉ thị. Cho nên xác định ra đường nghĩa là vi phạm Chỉ thị 15, tôi lựa chọn ở nhà", nhà báo Ngô Bá Lục nói về lý do anh không ra đường vào đêm Trung thu.
Không những thế, nhiều người còn vô tư không đội mũ bảo hiểm, "kẹp 4"
Nhà báo Ngô Bá Lục nhấn mạnh, ý thức con người vẫn là một trong những yếu tố chủ chốt, quan trọng nhất trong cuộc chiến chống đại dịch này. Bởi ngay kể cả khi chúng ta đã tiêm 2 mũi vaccine thì vẫn có thể bị nhiễm virus và lây cho người khác. Thế nên, ngay cả khi chúng ta đã được trang bị thứ vũ khí mạnh mẽ là vaccine thì chúng ta vẫn luôn cần phải có ý thức để bảo vệ sức khoẻ bản thân và cộng đồng.
Không lẽ cái gương tày liếp Sài Gòn chưa đủ làm người Hà Nội biết sợ?
Ở một góc nhìn khác, nhà báo Trần Trọng An, Phó TBT Tạp chí Gia Đình Mới nhận định, người Hà Nội có lẽ đã... hiểu sai việc được xét nghiệm, được tiêm vaccine đồng nghĩa với việc "được an toàn". Với biến chủng Delta, chiếc khẩu trang mong manh không đủ để ngăn sự lây lan của virus trong không khí đặc quánh người thế này.
"Chỉ có những cá nhân bất chấp và chính sách bất cập mới để xảy ra hiện tượng như vậy", nhà báo Trần Trọng An nêu quan điểm.
"Không thể lấy lý do là phép thử để cổ xuý cho chuyện người dân Hà Nội ra đường đi chơi tối qua. Nếu muốn thử thì phải phân làn, phân tuyến và tổ chức xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách khi điều kiện về hạ tầng đảm bảo. Chỉ có những cá nhân bất chấp và chính sách bất cập mới để xảy ra hiện tượng như vậy", nhà báo Trần Trọng An đưa ra quan điểm.
Vaccine làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh, giúp bệnh đỡ chuyển biến nặng nhưng ngay cả người được tiêm cũng có thể nhiễm, là nguồn trung gian lây bệnh cho người khác. "Nếu tối qua không có F0 nào đi "rước đèn cô vy" thì may mắn cho Hà Nội. Còn không thì nỗ lực giãn cách 2 tháng qua của toàn thành phố sẽ trôi sông đổ bể", nhà báo Trần Trọng An lo lắng.
Toàn cảnh phòng bệnh khổng lồ tại Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 của Bệnh viện Việt Đức, tại TP .HCM
Sống trong tâm dịch tại TP.HCM, nhà văn Hoài Hương cũng cảm thấy choáng váng khi thấy hình ảnh biển người đêm Trung thu tại Hà Nội. "Xem những clip hình ảnh nhà nhà ra đường, bê cả trẻ con, chen vai thích cánh, có cả không khẩu trang, không nón bảo hiểm, gần như không một ai che chắn màng chắn giọt bắn... Phải chăng có luật riêng cho Hà Nội không tuân thủ 5K?", nhà văn Hoài Hương cho biết.
"Rồi sau đêm trung thu sẽ có bao nhiêu F0? Chích ngừa vaccine COVID-19 chưa được bao lâu, chưa phải 100% mũi 1, mũi 2 cũng mới 12% , chưa phủ rộng, chưa đủ thời gian sinh kháng thể, test hơn 4 triệu mẫu, tách có 21 F0, không lẽ tưởng Hà Nội "sạch bóng quân thù", hết thật COVID-19 hay sao? Mà tung tẩy nhộn nhịp như chưa hề có F0 dạo phố... Nhà văn Hoài Hương đặt ra hàng loạt câu hỏi về sự kiện "biển người" đêm Trung thu tại Hà Nội khiến dư luận bàng hoàng.
Nhà văn Hoài Hương chia sẻ: "Không lẽ cái gương tày liếp Sài Gòn chưa đủ làm người Hà Nội biết sợ? Nguyện cầu cho Hà Nội bình an. Nguyện cầu những nguời bạn thân yêu của tôi không có trong đám đông ấy".
Không dài dòng, từ sự kiện kể trên, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý vừa đem những tâm tư đưa vào trang thơ, sáng tác bài Đêm qua . Câu thơ nghe đến não lòng và cũng đầy tâm tư của một nhà thơ quân đội đã từng có nhiều năm sinh sống, làm việc tại Hà Nội: Đêm qua, Hà Nội xuống đường/ Xe chen bánh, người coi thường "cô vi"/ Sài Gòn còn cuộc lâm ly/ Thủ đô liệu có li bì sốt ho? Nhìn người đông đúc mà lo/ Hà thành như thế vỡ lò như chơi! ".
Ước mơ thành sinh viên Bách khoa của nam sinh bị ung thư tủy Liệt nửa người, điều trị ung thư tại Viện Huyết học hơn một năm nay, nhưng chưa lúc nào Cường thôi mơ ước được tiếp tục đi học và trở thành sinh viên như anh trai. Cuối tháng 8, Nguyễn Mạnh Cường (16 tuổi, quê ở Yên Thành, Nghệ An) vẫn đang ở Viện Huyết học - Truyền máu trung ương để điều...