Phát hiện mới về tiểu hành tinh khổng lồ khiến khủng long tuyệt chủng
Mới đây các nhà khoa học đã có phát hiện mới về tiểu hành tinh thời tiền sử từng đâm vào Trái đất được cho ở góc độ nguy hiểm nhất có thể và gây ra thảm họa khủng khiếp.
Các mô phỏng mới được thực hiện bởi các nhà khoa học Anh cho thấy tiểu hành tinh có thể lớn hơn núi Everest, đã va vào Trái đất một góc khoảng 60 độ, giúp tối đa hóa lượng khí thay đổi khí hậu được đẩy vào bầu khí quyển phía trên.
Vụ va chạm có khả năng giải phóng hàng tỷ tấn lưu huỳnh, ngăn chặn Mặt trời và gây ra mùa đông hạt nhân giết chết khủng long cùng 75% toàn bộ sự sống trên hành tinh của chúng ta 66 triệu năm trước.
“Đối với khủng long, trường hợp xấu nhất đã xảy ra. Cuộc tấn công của tiểu hành tinh đã giải phóng một lượng khí gây biến đổi khí hậu đáng kinh ngạc vào khí quyển, gây ra một chuỗi các sự kiện dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long”, nhà nghiên cứu Gareth Collins, thuộc Khoa Khoa học và Kỹ thuật Trái đất của Đại học Hoàng gia London, cho biết.
Video đang HOT
Các nghiên cứu trước đây đã từng đề xuất rằng tảng đá vũ trụ khổng lồ đâm vào bán đảo Yucatan của Mexico ở góc 30 độ, trong khi các nghiên cứu khác tuyên bố nó bị rơi gần như thẳng xuống ở góc 90 độ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu cách tiếp cận của tiểu hành tinh nông hơn hoặc dốc hơn thì sự tàn phá của nó sẽ ít lan rộng hơn. Nhưng loài khủng long đã không may mắn như vậy.
“Mô phỏng của chúng tôi cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng tiểu hành tinh đâm vào một góc dốc có lẽ là 60 độ so với đường chân trời và tiếp cận mục tiêu của nó từ phía đông bắc. Chúng tôi biết rằng đây là một trong những trường hợp xấu nhất về tính sát thương khi va chạm, bởi vì nó đưa các mảnh vụn nguy hiểm hơn vào bầu khí quyển phía trên và phân tán khắp nơi – chính là điều dẫn đến một mùa đông hạt nhân”, Collins nói.
Vụ nổ đã để lại một miệng núi lửa rộng gần 200 km, làm bốc hơi mọi thứ trên đường đi của nó và giải phóng luồng khí lưu huỳnh cực lớn và carbon dioxide vào bầu trời thời tiền sử. Tất cả mọi thứ trong phạm vi hàng trăm km bị đốt cháy rụi chỉ trong vài phút.
Bạn có biết: loài khủng long nhỏ nhất thế giới kích thước chỉ 5 cm
Các nhà khoa học phát hiện cá thể khủng long siêu nhỏ chỉ khoảng 5cm còn khá nguyên vẹn bên trong miếng hổ phách 100 triệu năm trước.
Hình ảnh khôi phục về loài khủng long siêu nhỏ Oculudentavis khaungraae ăn côn trùng
Theo tờ Fox news, khủng long giống chim được tìm thấy bên trong miếng hổ phách có tên khoa học là Oculudentavis Khaungraae.
Các nhà khoa học công bố trong bài báo đăng tên tạp chí khoa học Nature cho biết khủng long này khả năng sống ở Myanmar 100 triệu năm trước.
Trong miếng hổ phách, sinh vật khoảng 5cm được bảo quản khá nguyên vẹn, "trông giống như vừa mới chết hôm qua".
Được biết, sinh vật nhỏ bé đã chết trước khi nhựa cây rơi trúng và bao phủ phần đầu. Lars Schmitz, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Động vật có xương sống được bảo tồn trong miếng hổ phách là điều khá hiếm gặp. Nó cung cấp cho chúng ta cái nhìn về thế giới khủng long với kích thước nhỏ nhất".
Phần đầu khủng long Oculudentavis khaungraae mắc kẹt trong miếng hổ phách
Theo Lars Schmitz, các đặc điểm giải phẫu độc đáo của sinh vật chỉ ra đây là một trong những loài nhỏ nhất, cổ xưa nhất từng được tìm thấy.
Oculudentavis khaungraae có khả năng nặng khoảng 28 gram, ngang hàng với loài chim nhỏ nhất còn sống hiện nay là loài chim ruồi ong.
Mặc dù có kích thước nhỏ bé nhưng người ta tin rằng loài khủng long lạ kỳ là động vật ăn thịt, ăn côn trùng.
Quan sát hình ảnh 3 chiều từ máy tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sinh vật có cánh, một đôi mắt lồi, tương tự như thằn lằn, mỏ có khoảng 30 răng.
Jingma O'Connor, nhà cổ sinh vật học, một trong những đồng tác giả nghiên cứu tiết lộ không rõ con khủng long có thể bay hay không.
Một mẫu sọ của cá thể trưởng thành bảo quản trong miếng hổ phách có thể là đại diện của loài khủng long Mesozoi nhỏ nhất từng được biết đến trong hồ sơ hóa thạch.
O'Connor cho biết: "Tôi hoàn toàn bị bất ngờ. Đối với một nhà cổ sinh vật học, điều đó thật kỳ lạ. Tôi chưa bao giờ trông thấy bất cứ điều gì tương tự như vậy".
Phát hiện này mang đến cho các nhà nghiên cứu sự hiểu biết mới về cách tiến hóa ở chim, bao gồm cách chúng thu nhỏ kích thước trong quá trình tiến hóa.
Lars Schmitz giải thích: "Chưa từng tồn tại nhóm chim nào khác sở hữu hộp sọ nhỏ như vậy khi trưởng thành. Phát hiện này cho chúng ta thấy những hiểu biết trước đây chỉ là một phần về các loài động vật có xương sống nhỏ bé trong thời đại khủng long".
Hồi tháng 11/2019, các nhà khoa học phát hiện loài khủng long ăn thịt lâu đời nhất thế giới, Gnathovorax cabreirai, dài khoảng 100 mét. sinh sống ở miền nam Brazil, cách đây gần 230 triệu năm trước.
Theo các chuyên gia, một tiểu hành tinh đâm vào Trái Đất tại nơi hiện là bán đảo Yucatan, Mexico, đã khiến loài khủng long bị xóa sổ khoảng 65 triệu năm trước.
Sự việc không chỉ quét sạch khủng long mà còn giết chết gần 75% tất cả các loài trên hành tinh.
Một nghiên cứu công bố vào tháng 9/2019 tiết lộ tác động của tiểu hành tinh tương đương sức mạnh của 10 tỷ quả bom nguyên tử .
Hoàng Dung (Lược dịch)
Theo infonet.vietnamnet.vn
Thiên thạch to bằng ngọn núi đang lao tới Trái Đất với tốc độ 67.000 km/h NASA theo dõi một thiên thạch có kích thước ngang với một ngọn núi đang tiến gần tới Trái đất với tốc độ di chuyển là hơn 67.000 km/h. Theo NASA, thiên thạch 1997 BQ sẽ bay sượt qua Trái đất vào khoảng 16h45 chiều 21/5 ở một khoảng cách an toàn là 6,1 triệu km, gấp 16 lần khoảng cách giữa Trái...