Phát hiện mới về thế giới nước của sao Mộc
Mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc là một thế giới nước bị khóa bên trong một lớp vỏ băng cực dày, nơi mà tuyết nổi lên bên trên chứ không rơi xuống đất như thường thấy trên bề mặt trái đất.
Hình ảnh mô phỏng quang cảnh từ bề mặt Europa về hướng sao Mộc NASA
Nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia Mỹ phát hiện tuyết hình thành bên dưới các thềm băng của địa cầu trước khi nổi lên theo luồng nước và bám vào những chóp băng đảo ngược bên trong lòng biển. Đây cũng có lẽ là cơ chế đằng sau sự hình thành lớp vỏ băng dày bao bọc thế giới nước của mặt trăng Europa.
Manh mối mới về vỏ băng Europa
Báo cáo được công bố trên chuyên san Astrobiology cho thấy lớp vỏ băng của Europa có lẽ không mặn như các nhà khoa học vẫn tưởng. Việc tìm hiểu hàm lượng muối bên trong vỏ băng đóng vai trò then chốt trong nỗ lực của các kỹ sư Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lắp ráp tàu du hành Europa Clipper. Dự kiến con tàu sẽ được phóng đến Europa vào tháng 10.2024.
Europa Clipper sẽ sử dụng radar xuyên băng để quan sát bên dưới lớp vỏ cứng và tìm hiểu liệu đại dương của mặt trăng sao Mộc có thể dung dưỡng sự sống hay không. Sự hiện diện của muối bên trong lớp băng có thể ảnh hưởng mức độ xuyên thấu của radar, vì thế việc dự đoán cấu trúc của vỏ băng rất quan trọng cho sứ mệnh tương lai của NASA.
Những manh mối về lớp vỏ băng còn giúp các nhà khoa học hiểu thêm về đại dương của Europa, độ mặn và khả năng chứa chấp sự sống của nó. Vỏ băng của Europa có bề dày từ 15 đến 25 km, và nhiều khả năng nằm bên trên một đại dương có độ sâu ước tính từ 60 đến 150 km.
Video đang HOT
Mô phỏng sứ mệnh của tàu Europa Clipper NASA
“Khi thám hiểm Europa, chúng tôi quan tâm đến độ mặn và thành phần của đại dương, vì đó là một trong những điều cho phép mặt trăng sao Mộc có thể mang đến sự sống hay không, hoặc dạng sống gì có thể tồn tại ở nơi này”, Đài CNN dẫn lời tác giả Natalie Wolfenbarger, nghiên cứu sinh Đại học Texas (Mỹ).
Cô Wolfenbarger cũng là thành viên của đội ngũ khoa học gia thực hiện dự án Europa Clipper. Các nhà nghiên cứu của Đại học Texas đang phát triển và chế tạo radar xuyên băng cho tàu du hành vũ trụ của NASA.
Một số báo cáo trước đó phát hiện tầng biển ngay bên dưới vỏ băng có nhiệt độ, áp suất và độ mặn tương tự luồng nước bên dưới các thềm băng của Nam Cực.
Phần lõi của tàu Europa Clipper NASA
Tiến độ của tàu Europa Clipper
Trong khi đó, đội ngũ kỹ sư NASA tiếp tục lắp ráp phần lõi của Europa Clipper tại xưởng lắp ráp tàu du hành của Phòng thí nghiệm Động lực học (bang California).
Phần lõi tàu thám hiểm mặt trăng Europa có chiều cao 3 m và bề ngang 1,5 m. Nó đang tượng hình ở nơi các thế hệ NASA lắp ráp những tàu du hành trước đó, bao gồm tàu Galileo, Cassini và cả thiết bị tự hành trên sao Hỏa.
Cuối năm nay, các kỹ sư sẽ lắp đặt phần cứng và các thiết bị khoa học cho Europa Clipper. Kế đến, con tàu sẽ trải qua nhiều đợt thử nghiệm trước khi được xác định đủ năng lực thực hiện sứ mệnh.
Europa Clipper sẽ đến mặt trăng của sao Mộc vào tháng 4.2030. Trong quá trình thực hiện gần 50 đợt bay ngang Europa, phi thuyền sẽ dần hạ độ cao từ mức 2.735 km xuống ngưỡng 25 km cách bề mặt Europa.
Công bố hình ảnh chưa từng có về sao Mộc
NASA hôm 22/8 đã công bố hai hình ảnh mới nhất về Sao Mộc từ Kính viễn vọng Không gian James Webb, cho thấy chi tiết các đặc điểm của hành tinh này.
Các hình ảnh được chụp bởi camera hồng ngoại gần của kính viễn vọng, sử dụng bức xạ hồng ngoại để phát hiện các vật thể trong không gian. Do đó, nó có thể quan sát những thiên thể như các ngôi sao, tinh vân và hành tinh - quá lạnh hoặc quá mờ để có thể quan sát được, theo ABC News.
Trong hình ảnh đầu tiên về Sao Mộc mà NASA công bố lần này, hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời nổi bật trên nền đen của vũ trụ với những vòng xoáy nhiều màu sắc khác nhau. Điều này cho thấy bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc.
Hình ảnh thứ nhất về sao Mộc mà NASA công bố. Ảnh: NASA
Màu cam rực rỡ phát sáng ở đỉnh và đáy hành tinh chính là Cực quang phương Bắc và Cực quang phương Nam của Sao Mộc, chúng nằm ở cả hai cực.
Vết Đỏ Lớn nổi tiếng mang thương hiệu Sao Mộc cũng được hiển thị trong bức hình. Đây là cơn bão rực lửa có thể tạo ra sức gió hơn 400 km/h, có đường kính gấp 1,3 lần đường kính Trái đất, được cho là đã tồn tại hàng trăm năm và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Hình ảnh thứ hai cho thấy một góc nhìn rộng hơn về Sao Mộc, bao gồm cả các vành đai - mờ hơn một triệu lần so với hành tinh này. Mặc dù phần còn lại của hình ảnh hiển thị màu đen của không gian, nhưng vẫn có thể quan sát được những điểm mờ ở phía dưới, chính là những thiên hà phát sáng ở phía xa.
Ở hình ảnh thứ hai, có thể thấy được vành đai mờ của sao Mộc và các thiên hà phát sáng phía xa. Ảnh: NASA
Imke de Pater, giáo sư danh dự về khoa học thiên văn, Trái đất và hành tinh tại Đại học California, Berkeley, cho biết: "Điều thực sự đáng chú ý là đó là việc chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết trên Sao Mộc cùng với các vành đai, các vệ tinh nhỏ và thậm chí là cả các thiên hà trong một hình ảnh."
Phát hiện hành tinh trẻ nhất từ trước đến nay? Báo cáo đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal Letters tuyên bố đã phát hiện một trong những hành tinh trẻ nhất từ trước đến nay, nhiều khả năng là hành tinh nhỏ tuổi nhất mà nhân loại có thể tìm đến. Sao AS 209 cách trái đất khoảng 395 năm ánh sáng ALMA (ESO/NAOJ/NRAO) Theo thông cáo của Đài thiên văn Vô...