Phát hiện mới về mùi hương gây ra đại dịch châu chấu
Covid-19 không phải là đại dịch duy nhất trong năm 2020. Các nhà khoa học đang nghiên cứu lý do tại sao châu chấu quy tụ thành bầy và phá hoại mùa màng ở nhiều nơi trên thế giới.
Về bản chất, châu chấu là loài khá vô hại. Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình biến đổi hình thái, thay đổi màu sắc và hợp lại thành bầy với nhau, những “đám mây” gồm hàng triệu con châu chấu có thể bao phủ và tàn phá những cánh đồng rộng lớn, theo Channel NewsAsia.
Nhưng điều gì đã thúc đẩy quá trình chuyển từ sống đơn lẻ sang bầy đàn ở loài này?
Khi sống đơn độc, châu chấu không được coi là một mối đe dọa. Ảnh: AFP.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Nature hôm 12/8 cho biết bí mật nằm ở một loại pheromone, hay còn gọi là “hormone xã hội” ở côn trùng, Channel NewsAsia cho biết.
Nghiên cứu tập trung trên các loại hợp chất mà những cá thể châu chấu di cư tạo ra, vì loài này có đặc tính phân bố rộng rãi.
Nghiên cứu phát hiện loại pheromone đặc trưng ở châu chấu là 4-vinylanisole, gọi tắt là 4VA – đóng vai trò thu hút và liên kết các cá thể châu chấu thành bầy.
Hợp chất pheromone nói trên tương tự như một thứ nước hoa khó cưỡng đối với châu chấu, chỉ được tiết ra ở loài này khi chúng ở gần một vài cá thể khác.
Mùi hương thu hút một số con châu chấu đến và quy tụ thành bầy, sau đó những cá thể đã tham gia vào đàn tiếp tục tiết ra hợp chất nói trên, tạo ra một chuỗi phản ứng và kết quả là những “đám mây” châu chấu khổng lồ.
Nạn châu chấu hoành hành phá hoại mùa màng đã gây ra sự thiếu hụt lương thực ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: AFP.
Phát hiện mới này mở ra một số tiềm năng to lớn cho ngành khoa học. Có thể ứng dụng nghiên cứu này để tạo ra loài châu chấu biến đổi gen không mang các thụ thể phát hiện loại pheromone nói trên, hoặc phát triển vũ khí sinh học dựa trên hợp chất pheromone để thu hút và bẫy côn trùng.
Nghiên cứu được công bố trong bối cảnh số lượng châu chấu nhiều kỷ lục đang nuốt chửng những cánh đồng ở đông Phi và đe dọa nguồn lương thực ở Pakistan.
Sự phá hoại kinh hoàng của châu chấu trên thế giới Ấn Độ đang vất vả chống lại sự phá hoại của hàng triệu con châu chấu. Đây là đợt dịch nặng nề nhất trong hàng thập kỷ qua ở nước này.
Biến châu chấu thành thức ăn gia súc
Nhằm ngăn chặn nạn châu chấu tàn phá mùa màng, các nhà khoa học ở Đông Phi đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng châu chấu trong khu vực bằng cách biến chúng thành thức ăn gia súc, cũng như phát triển thuốc trừ sâu sinh học để tiêu diệt châu chấu mà không gây hại cho các loài sinh vật khác.
Khu vực Đông Phi bị nạn châu chấu tấn công từ cuối năm 2019. Chúng đã phá hủy hàng chục ngàn hecta hoa màu.
Thông thường, con người dùng thuốc trừ sâu độc hại với môi trường để tiêu diệt châu chấu. Do đó, các nhà khoa học phát hiện ra một chất có thể tiêu diệt châu chấu mà không gây ảnh hưởng tới các loài sinh vật khác.
Phát hiện mới về loài cá mập lớn nhất thế giới có 'đôi mắt bọc thép' Các nhà khoa học đã phát hiện ra những con cá mập lớn nhất trên thế giới có những chiếc răng nhỏ trên nhãn cầu. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One, các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Okinawa Churashima, Nhật Bản do Taketeru Tomita dẫn đầu đã tìm thấy những chiếc răng nhỏ trên...