Phát hiện mới về loại vaccine lâu đời có thể giúp chống SARS-CoV-2

Theo dõi VGT trên

Các nhà khoa học đang thử nghiệm vaccine BCG phòng bệnh lao để đánh giá khả năng của nó trong việc đối phó với dịch bệnh Covid-19.

Hiện vẫn chưa có loại vaccine nào chống lại virus SARS-CoV-2 gây nên đại dịch Covid-19 đang lan rộng khắp toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại một số quốc gia đang thử nghiệm loại vaccine phòng bệnh lao để xem liệu loại vaccine này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch nhằm làm giảm các triệu chứng về hô hấp ở những người mắc Covid-19 hay không.

Phát hiện mới về loại vaccine lâu đời có thể giúp chống SARS-CoV-2 - Hình 1

Các nhà khoa học đang thử nghiệm vaccine BCG phòng bệnh lao để đánh giá khả năng của nó trong việc đối phó với dịch bệnh Covid-19. Ảnh minh họa: Reuters

Các nhà nghiên cứu tại Australia và châu Âu đang thử nghiệm để đánh giá khả năng của vaccine Bacille Calmette-Guerin (BCG) ra đời vào những năm 1920 nhằm chống lại bệnh lao, liệu có thể được sử dụng để chống Covid-19 được hay không. Các đợt thử nghiệm lâm sàng tập trung vào 2 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc Covid-19 cao là các nhân viên y tế và người cao tuổi.

Dưới đây là những kết quả mà các nhà khoa học đã phát hiện ra và những vấn đề mà họ vẫn đang nghiên cứu thêm về khả năng của loại vaccine này.

Vaccine chống bệnh lao có thể hỗ trợ điều trị các bệnh khác như thế nào?

Vaccine BCG chứa một chủng vi khuẩn lao vẫn còn sống nhưng đã yếu đi nhằm giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công lại chính vi khuẩn lao. Quá trình này gọi là phản ứng miễn dịch thích ứng bởi cơ thể tạo nên một cơ chế phòng vệ chống lại một vi sinh vật gây bệnh nào đó hoặc một căn bệnh nào đó sau khi gặp phải các tác nhân gây bệnh này. Hầu hết các loại vaccine đều tạo ra miễn dịch thích ứng với một loại bệnh cụ thể.

Tuy nhiên, không giống như các loại vaccine khác, vaccine BCG còn có khả năng thúc đẩy hệ miễn dịch bẩm sinh – cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể để ngăn chặn các vi sinh vật gây bệnh hoặc gây nhiễm trùng. Một nghiên cứu tại Guinea-Bissau đã phát hiện ra rằng, trẻ em được tiêm vaccine BCG có tỷ lệ tử vong thấp hơn 50% so với những trẻ em không được tiêm vaccine này. Tỷ lệ tử vong này thậm chí còn thấp hơn nhiều tỷ lệ các ca tử vong do mắc bệnh lao. Một số nghiên cứu khác cũng phát hiện ra sự giảm bớt tương tự trong các ca bệnh về hô hấp ở những thanh thiếu niên và người cao tuổi.

Những điều các nhà khoa học vẫn còn chưa biết

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa có dữ liệu về hiệu quả của vaccine BCG đối với virus corona nói chung và virus SARS-CoV-2 nói riêng.

Ngoài ra, cũng có nhiều loại vaccine BCG với những khả năng khác nhau trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các chủng vi khuẩn lao khác nhau. Hiện các nhà khoa học sẽ cần phải xác định vaccine BCG nào có khả năng tốt nhất nhằm thúc đẩy hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh Covid-19.

Video đang HOT

Ai là người nên tiêm vaccine BCG?

Các nhà khoa học cho biết sẽ cần tới vài tháng để có kết quả từ các cuộc thử nghiệm về khả năng chống Covid-19 của vaccine BCG. Trong lúc đó, giới chuyên gia cũng khuyến cáo rằng mọi người không nên đổ xô đi tiêm loại vaccine này bởi nó vẫn chưa được thử nghiệm rộng rãi ở người lớn và thậm chí còn có thể gây hại. Bên cạnh đó, nếu một “cơn sốt” vaccine BCG nhằm chống Covid-19 xảy ra, điều này có thể tạo nên tình trạng thiếu hụt vaccine ngăn ngừa bệnh lao cho trẻ em./.

Kiều Anh

Mất bao lâu để tìm ra vaccine hiệu quả nhất chống Covid-19?

Nhiều chuyên gia y tế cho rằng phải mất lâu hơn 18 tháng mới có thể tìm được vaccine chống Covid-19 hiệu quả.

18 tháng thoạt nghe có vẻ là quãng thời gian dài, nhưng đối với việc điều chế vaccine đó là 1 cái "chớp mắt", bởi trên thực tế phải mất nhiều năm ròng mới tìm ra loại vaccine hiệu quả nhất. Một số chuyên gia trong lĩnh vực này cảnh báo, nếu quãng thời gian này quá ngắn thì có thể phải trả giá bằng sự an toàn.

Mất bao lâu để tìm ra vaccine hiệu quả nhất chống Covid-19? - Hình 1
Ảnh minh họa: The Hill.

Phát biểu trong một cuộc họp Nội các trực tuyến vào tháng 3, Tổng thống Trump nói rằng, vaccine có thể sẵn có từ "3 đến 4 tháng tới". Ngay sau đó, Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) đã bác bỏ đánh giá của ông Trump, nói rằng quá trình này phải mất 1 năm đến 1 năm rưỡi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế và các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất vaccine lại cho rằng phải mất thời gian lâu hơn.

Tiến sỹ Paul Offit, người đồng phát minh vaccine phòng chống rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp cho biết: "Khi ông Fauci nói từ 12 đến 18 tháng, tôi nghĩ ông ấy đang lạc quan một cách thái quá".

Tính bằng năm, không phải bằng tháng

Khi số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu lên đến hơn 42.000 ca, áp lực đối với giới khoa học trong việc tìm kiếm một vaccine phòng ngừa là vô cùng lớn.

Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cao cấp tại Trung tâm An ninh Y tế tại Đại học Johns Hopkins cho biết: "Tôi không nghĩ việc sản xuất vaccine ở quy mô công nghiệp sẽ được thực hiện trong 18 tháng. Việc phát triển vaccine thường được tính bằng năm chứ không phải bằng tháng".

Vaccine mới thường được bắt đầu thử nghiệm trên động vật trước khi thực hiện tiến trình 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên bao gồm tiêm vaccine vào một nhóm nhỏ tình nguyện viên để đánh giá sự an toàn và theo dõi phản ứng miễn dịch của họ. Giai đoạn 2 là tăng số người được tiêm, lên tới hàng trăm người, trong đó có nhiều thành viên thuộc các nhóm có nguy cơ cao. Nếu kết quả có triển vọng, việc thử nghiệm sẽ được chuyển sang giai đoạn 3, để xem xét hiệu quả an toàn với hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn người, theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).

Tiến sĩ Emily Erbelding, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại NIAID, một nhánh của Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết, loại vaccine điển hình chống virus SARS-CoV-2 phải mất từ 8 đến 10 năm để phát triển. Tuy nhiên bà cũng lưu ý: "Bởi vì chúng ta đang trong cuộc đua đánh bại dịch bệnh và vaccine đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người có thể sẵn sàng nắm bắt cơ hội và chuyển nhanh sang giai đoạn 2. Vì thế liệu có phát triển được vaccine được trong 18 tháng hay không sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta tăng tốc mọi thứ".

Tình nguyện viên trong từng giai đoạn cần được theo dõi để đảm bảo an toàn, bà Erbelding cho biết thêm. "Thông thường, phải theo dõi phản ứng miễn dịch của họ trong ít nhất một năm".

Nhưng đó không phải là điều sẽ xảy ra trong nghiên cứu ở Seattle và Atlanta, nơi các nhà nghiên cứu sẽ thử nghiệm song song vaccine trên cả động vật lẫn con người, trái với tuần tự, Stat - một trang tin về sức khỏe của Boston Globe Media cho biết.

Walt Orenstein, giáo sư y khoa tại Emory và là cựu giám đốc Chương trình Tiêm chủng Quốc gia Mỹ cho biết, sự đánh đổi là điều vô cùng khó khăn. "Không phải là một quyết định dễ dàng để thực hiện mọi thứ với tốc độ nhanh đến chóng mặt". Giáo sư Orenstein nhấn mạnh, rất nhiều bài học từ những nỗ lực phát triển vaccine trong quá khứ chống lại dịch SARS và MERS cho thấy sẽ vô cùng khó khăn để hoàn thành tiến trình phát triển vaccine trong 18 tháng, mặc dù điều này vẫn có thể xảy ra. Trong một số trường hợp hiếm hoi, việc thử nghiệm vaccine thất bại có thể gây hại hoặc gây tử vong cho con người.

Tuy nhiên, Mark Feinberg, Tổng Giám Đốc của Tổ chức "Sáng kiến quốc tế vaccine cho bệnh AIDS" lại cho rằng, với tình trạng khẩn cấp y tế hiện nay thì việc phát triển sớm vaccine phòng chống Covid-19 là điều rất quan trọng. Nhưng ông vẫn lưu ý: "Sẽ không có cách nào để phát triển vaccine theo mốc thời gian 1 năm hay 1 năm rưỡi nếu chúng ta không thực hiện các phương pháp mới".

Những thất bại đau lòng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính vaccine có thể cứu được 2 đến 3 triệu người mỗi năm. Nhưng lịch sử phát triển vaccine cũng cho thấy những thất bại "tàn khốc" mà trong đó, những người thử nghiệm vaccine xuất hiện các triệu chứng tồi tệ hơn ban đầu.

Vào những năm 1960, việc thử nghiệm vaccine RSV (vaccine chống virus hợp bào hô hấp RSV ở người) đã thất bại khi không bảo vệ được trẻ sơ sinh tránh khỏi căn bệnh này mà còn gây ra những triệu chứng tồi tệ hơn bình thường. Nó cũng liên quan đến cái chết của 2 trẻ em.

Vào năm 1976, chính quyền Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã đưa ra phản ứng nhanh với sự bùng phát dịch cúm lợn, phớt lờ cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cam kết sẽ tiêm phòng cho "mọi nam giới, phụ nữ và trẻ em tại Mỹ".

Sau khi 45 triệu người được tiêm phòng, dịch bệnh trở nên ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khoảng 450 người, đã phát triển hội chứng Guillain-Barré - một rối loạn hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các dây thần kinh, dẫn đến tê liệt. Ít nhất 30 người đã tử vong. Chương trình tiêm chủng này bị chấm dứt vào cuối năm 1976, kèm theo đó là một loạt vụ kiện chính phủ liên bang.

Năm 2017, chiến dịch tiêm vaccine phòng chống sốt xuất huyết cho gần 1 triệu trẻ em ở Philippines, được sự chấp thuận của WHO, đã bị dừng lại vì các lý do an toàn. Chính phủ Philippines đã truy tố 14 quan chức nhà nước liên quan đến cái chết của 10 trẻ em được tiêm chủng, cho rằng chương trình này đã được thực hiện "quá vội vã".

Keymanthri Moodley, chuyên gia đạo đức sinh học tại Đại học Stellenbosch ở Nam Phi cho biết, các thử nghiệm chóng vánh thường làm tăng nguy cơ thất bại, có thể gây ra những hậu quả không lường trước.

"Nguy cơ do việc tiêm vaccine chưa được hoàn thiện gây ra đối với các chương trình tiêm chủng là rất cao. Nó sẽ thúc đẩy phong trào chống tiêm vaccine và ngăn cản cha mẹ tiêm chủng cho con cái những loại vaccine an toàn khác", ông Moodley cho biết trong một email gửi tới CNN.

Bài học từ lịch sử

Trong lịch sử, mốc thời gian phát triển vaccine để chống lại các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy cấp, Ebola, sởi và SARS thường kéo dài hơn 18 tháng.

Năm 2006, vaccine phòng chống rotavirus do chuyên gia Offit hợp tác phát triển đã làm giảm đáng kể căn bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra ở trẻ sơ sinh. Toàn bộ nỗ lực này kéo dài 26 năm, thời gian thử nghiệm mất 16 năm, CNN cho biết.

Vào tháng 11/2019, WHO đã lựa chọn một loại vaccine phòng chống Ebola - đồng nghĩa với việc giới chức y tế có thể bắt đầu sử dụng vaccine này ở những quốc gia có nguy cơ cao như Cộng hòa Dân chủ Congo. WHO cho biết, đây là quá trình tuyển chọn nhanh nhất mà tổ chức này tiến hành. Quá trình phát triển vaccine phòng chống Ebola rất phức tạp, nhưng tất cả đều nói rằng phải mất 5 năm mới cho ra đời được 1 sản phẩm được cấp phép, Seth Berkley, Giám đốc điều hành Gavi - Liên minh Vaccine nói.

Ngay cả vào những năm 1960, khi các quy định y tế không nghiêm ngặt như hiện nay, các nhà khoa học phải mất 4 năm để vaccine phòng chống sởi và quai bị được phê chuẩn, chuyên gia Offit nói.

Đôi khi việc sản xuất một loại vaccine đầy hứa hẹn có thể bị chậm lại do sự thờ ơ của công chúng.

Dịch SARS bùng phát vào năm 2003, nhưng mãi đến năm 2016, một loại vaccine do đội ngũ của ông Hotez, trưởng khoa Y học Nhiệt đới thuộc Đại học Y Baylor ở Houston phát triển - mới sẵn sàng cho việc thử nghiệm.

"Vaccine này có vẻ thực sự tốt, rất an toàn và có thể bảo vệ con người trước dịch SARS. Nhưng vấn đề là chúng tôi không thể quyên góp bất cứ khoản tiền nào", ông Hotez nói với CNN. Hiện, đội ngũ của Hotez đang tìm kiếm nguồn tài trợ để khởi động việc điều chế vaccine này với hy vọng có thể chống lại dịch bệnh Covid-19 - căn bệnh do virus corona chủng mới gây ra, cùng họ với virus gây bệnh SARS.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của WHO, cho biết việc thử nghiệm vaccine mới cần có thời gian.

"Nhiều người đang hỏi tại sao chúng ta phải thử nghiệm vaccine? Tại sao chúng ta không điều chế vaccine và phân phát cho mọi người? Vâng, thế giới đã học được nhiều bài học về việc sử dụng vaccine hàng loạt đó là một loại vaccine tồi còn nguy hiểm hơn cả virus gây bệnh. Chúng tôi phải rất cẩn trọng trong việc phát triển bất kỳ sản phẩm nào mà chúng tôi sẽ tiêm phòng cho phần lớn dân số thế giới"./.

Hồng Anh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?
11:27:49 02/02/2025
Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?Rối loạn mỡ máu ở người cao tuổi nên ăn gì?
09:04:04 02/02/2025
Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộngHai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng
18:35:43 02/02/2025
'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường
11:20:38 03/02/2025
Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền địnhCác bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định
09:11:26 02/02/2025
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắmLoại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm
13:55:24 02/02/2025
Ba không khi ăn hạt bíBa không khi ăn hạt bí
14:46:57 02/02/2025
Ăn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏeĂn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏe
12:27:58 03/02/2025

Tin đang nóng

Sốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mangSốc: Rộ tin Từ Hy Viên đột ngột qua đời, chồng cũ đổi avatar đen, gia đình có phản ứng lạ gây hoang mang
10:47:28 03/02/2025
Chấn động: Từ Hy Viên qua đờiChấn động: Từ Hy Viên qua đời
10:53:38 03/02/2025
Chồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đờiChồng cũ Uông Tiểu Phi bị chỉ trích vì động thái ngay khi Từ Hy Viên qua đời
11:21:22 03/02/2025
Tạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp TếtTạm giữ nhóm đối tượng giết trộm 6 con trâu của người dân trong dịp Tết
09:52:31 03/02/2025
Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!Trơ trẽn nhất Grammy 2025: Vợ chồng Kanye West lột đồ trần như nhộng, bị đuổi cổ khỏi thảm đỏ vì không mời mà tới!
09:16:38 03/02/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên vừa bí mật tổ chức lễ cưới: Dâu rể khoá môi cực ngọt, khách mời vỏn vẹn 50 ngườiHoa hậu Kỳ Duyên vừa bí mật tổ chức lễ cưới: Dâu rể khoá môi cực ngọt, khách mời vỏn vẹn 50 người
09:19:40 03/02/2025
Xót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy ViênXót xa khoảnh khắc lộ diện cuối đời của Từ Hy Viên
12:43:34 03/02/2025
Sao Việt 3/2: Cường Đô La đăng ảnh với mẹ, vợ chồng Minh Hằng vi vu ở Hong KongSao Việt 3/2: Cường Đô La đăng ảnh với mẹ, vợ chồng Minh Hằng vi vu ở Hong Kong
08:19:07 03/02/2025

Tin mới nhất

Ăn thì là có tác dụng gì?

Ăn thì là có tác dụng gì?

13:58:09 03/02/2025
Việc sử dụng thì là để có thể làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ, và cho đến nay, nhiều bà mẹ vẫn đang dùng những loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để có thể tăng tiết sữa.
Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú

Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú

13:02:42 03/02/2025
Giáo sư Franco-Obregon cho biết thí nghiệm để bệnh nhân ung thư vú tiếp xúc với từ trường trong 10 phút cũng cho thấy đã giảm được một nửa nồng độ thuốc hóa trị.
Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

Cách cải thiện sức khỏe đường ruột

09:38:11 03/02/2025
Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

11:24:42 02/02/2025
Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người có dấu hiệu ngộ độc rượu, nên nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong lúc đó, giữ họ ngồi thẳng, cho uống nước nếu còn tỉnh, che bằng chăn hoặc áo lạnh tránh gió.
Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

11:21:54 02/02/2025
Cho dù bạn bị hội chứng ruột kích thích, đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hay chỉ hy vọng duy trì ổn định đường ruột khỏe mạnh thì việc đối mặt với thực đơn phong phú các món ăn ngày Tết là một thử thách cần phải vượt qua.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

Những loại hạt nào được dùng trong ngày tết có dinh dưỡng cao?

09:01:27 02/02/2025
Mỗi loại hạt sẽ có ưu thế về dinh dưỡng riêng. Nắm được thành phần dinh dưỡng và công dụng của các hạt có thể giúp chúng ta lựa chọn hạt phù hợp nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

8 ngày nghỉ Tết, hơn 24.000 người cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông

08:57:57 02/02/2025
Trong 24 giờ qua, tổng số lượt khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông là 3.727 người, nâng tổng số ca khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông trong 8 ngày nghỉ Tết là 24.054 người.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

7 bài tập giảm đầy bụng, khó tiêu

11:57:27 01/02/2025
Bắt đầu với hai bàn chân rộng bằng hông. Đặt tay lên hông hoặc bám vào lưng ghế chắc chắn. Sau đó, từ từ uốn cong đầu gối cho đến khi mông gần chạm sàn.
6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết

6 đồ uống giúp hơi thở thơm tho, giảm hôi miệng ngày Tết

10:38:58 01/02/2025
Trà xanh vốn được biết đến như một thức uống giàu chất chống oxy hóa, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng uống trà xanh chính là một cách rất tốt để đánh bay mùi hôi hơi...

Có thể bạn quan tâm

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

9 ngày nghỉ Tết, CSGT TPHCM xử lý hơn 4.800 trường hợp vi phạm

Tin nổi bật

14:24:13 03/02/2025
Phòng CSGT cho biết, trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 4.804 trường hợp, tạm giữ 2.489 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 664 trường hợp, trừ điểm GPLX đối với 375 trường hợp.
Bán lại vé số cho người khác, người đàn ông "tiếc hùi hụi" khi biết vé trúng 1,4 tỷ đồng

Bán lại vé số cho người khác, người đàn ông "tiếc hùi hụi" khi biết vé trúng 1,4 tỷ đồng

Netizen

13:55:54 03/02/2025
Mua cả tập vé số rồi bán lại 2 vé cho người lạ, người đàn ông tiếc nuối đến mất ngủ khi biết tấm vé đó trúng gần 1,4 tỷ đồng.
Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"

Ca sĩ Minh Tuyết: "Hơn 20 năm, chồng chưa từng khiến tôi phải nghi ngờ"

Sao việt

13:14:32 03/02/2025
Minh Tuyết chia sẻ về cách cô vượt qua áp lực tự ti ngoại hình để lần đầu sống thật , bí quyết vun đắp hôn nhân bền vững bên ông xã Việt kiều, những thăng trầm trong 3 thập kỷ làm nghề.
Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Lộ khoảnh khắc Quang Hải lì xì cho họ hàng, dân mạng tranh cãi cực gắt vì "người nổi tiếng mà lì xì 200k"?

Sao thể thao

13:02:20 03/02/2025
Dù kì nghỉ tết Nguyên đán đã qua đi, nhiều người đã trở lại cuộc sống đi học đi làm nhưng câu chuyện xoay quanh Tết Ất Tỵ vẫn thu hút nhiều tương tác trên mạng xã hội.
"Bộ tứ báo thủ" bùng nổ tranh cãi, là bước lùi của Trấn Thành?

"Bộ tứ báo thủ" bùng nổ tranh cãi, là bước lùi của Trấn Thành?

Hậu trường phim

12:54:04 03/02/2025
Mặc dù dẫn đầu doanh thu phòng vé mùa Tết Ất Tỵ, Bộ tứ báo thủ vẫn nhận nhiều ý kiến tranh cãi về chất lượng. Nhiều ý kiến nói đây là phim tệ nhất của đạo diễn Trấn Thành.
Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Mặc đầm lụa satin để khoe sắc ngày xuân

Thời trang

12:50:48 03/02/2025
Mùa xuân với không khí mát mẻ rất phù hợp để bạn gái diện đầm lụa dịu dàng, họa tiết nổi bật dễ thương là lựa chọn phù hợp cho các hoạt động ngoài trời như đi dạo phố hay tới công sở.
Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Có phải tháng Giêng không bao giờ nhuận?

Trắc nghiệm

11:44:47 03/02/2025
Soi Âm lịch Việt Nam thế kỷ 20 - 21 không thấy tháng Giêng là tháng nhuận, nhiều người tin rằng không bao giờ có nhuận tháng Giêng, chuyên gia nói gì về điều này?
Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Siêu thảm đỏ Grammy 2025: Taylor Swift sexy nghẹt thở, Lady Gaga - Miley Cyrus cùng dàn mỹ nhân hở bạo không gây sốc bằng sao nam đội cả lâu đài lên đầu

Sao âu mỹ

11:10:38 03/02/2025
Thảm đỏ lễ trao giải Grammy 2025 là sân khấu phô diễn sắc vóc của dàn sao đình đám Taylor Swift, Lady Gaga, Miley Cyrus, Sabrina Carpenter, Olivia Rodrigo, Paris Hilton...
Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào?

Sáng tạo

10:51:16 03/02/2025
Theo phong thủy, đặt bếp đúng hướng sẽ giúp công danh sự nghiệp của gia chủ thuận lợi. Ngược lại, bếp không đặt đúng hướng có thể tác động tiêu cực đến vượng khí vào nhà.
Jung Hae In - Jung So Min (Love Next Door) lộ clip hẹn hò ở Hawaii, nhân vật đặc biệt tung bằng chứng khó cãi?

Jung Hae In - Jung So Min (Love Next Door) lộ clip hẹn hò ở Hawaii, nhân vật đặc biệt tung bằng chứng khó cãi?

Sao châu á

10:49:45 03/02/2025
Mối quan hệ của cặp đôi màn ảnh cực hot Jung Hae In - Jung So Min đã trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội mới đây.
Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

Vườn thú cho phép người hóa trang thành chó, phí lên đến 7,8 triệu đồng

Lạ vui

10:47:38 03/02/2025
Vườn thú đầu tiên trên thế giới cho phép khách tham quan hóa trang thành loài chó tại Nhật Bản khai trương, giá vé lên đến 7,8 triệu đồng.