Phát hiện mới về kháng thể chống Covid-19 ở trẻ em
Phát hiện này được chuyên gia CDC phối hợp nhiều trung tâm, bệnh viện tại Mỹ thực hiện và trình bày trong hội nghị về y tế IDWeek 2021.
Theo Contagion Live, nhóm chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), Đại học Washington và Bệnh viện Nhi đồng Seattle, đã phát hiện kháng thể trung hòa vẫn tồn tại trong cơ thể của trẻ em sau 6 tháng nhiễm nCoV.
Trong bản trình bày tại IDWeek năm nay, đại diện nhóm tác giả, tiến sĩ Lauren E. Gentles, Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, cho hay họ đã thực hiện nghiên cứu trên các bệnh nhi được điều trị Covid-19 ở Bệnh viện Nhi đồng Seattle từ tháng 4/2020 đến tháng 1/2021.
Nhóm tuyển chọn 32 trẻ em dưới 18 tuổi. Trong đó, 27 bé không có tình trạng suy giảm miễn dịch hay bệnh lý đi kèm. 25/27 bệnh nhi có triệu chứng khi mắc Covid-19.
Nghiên cứu từ CDC và các bệnh viện tại Mỹ cho thấy trẻ em có kháng thể bảo vệ 6 tháng sau khi mắc Covid-19. Ảnh: Freepik.
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu của 32 bệnh nhi 3 lần trong 62 tuần và kiểm tra hiệu giá kháng thể trung hòa với nCoV (PRNT50). PRT50 được coi là “tiêu chuẩn vàng” để phát hiện và đo lường các kháng thể có khả năng vô hiệu hóa virus hay không. Trong phòng thí nghiệm, máu của tình nguyện viên sẽ được pha loãng, trộn chung với virus sống để đánh giá hiệu quả bảo vệ của kháng thể tự nhiên.
Kết quả cho thấy trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4 đến 24, 10 trẻ có hiệu giá kháng thể trung hòa giảm hơn 2 lần; 12 trẻ giảm dưới 2 lần; 5 trẻ tăng hơn 2 lần theo thời gian.
Trong số 27 trẻ này, một bé không có hoạt tính trung hòa SARS-CoV-2 có thể phát hiện được ở tuần thứ 24. Với kết quả trên, bà Lauren đưa kết luận sau 6 tháng khỏi Covid-19, trẻ em vẫn có kháng thể trung hòa chống lại nCoV mạnh mẽ.
Video đang HOT
TS Lauren nói thêm: “Những phát hiện này rất thú vị. Nghiên cứu đang được tiến hành và chúng tôi tiếp tục thu thập thêm mẫu”.
Vị chuyên gia cũng cho hay thời gian tới họ sẽ tính đến việc so sánh kháng thể tự nhiên ở trẻ em khỏi Covid-19 với những trẻ được tiêm vaccine. Phần lớn tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đều dưới 12 tuổi nên họ phải chờ vaccine Covid-19 cho nhóm tuổi này được cấp phép để có dữ liệu so sánh.
Trẻ em được xem là nhóm ít bị tổn thương bởi Covid-19. Đa số trẻ mắc bệnh đều trong tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, một số bệnh nhi gặp biến chứng nghiêm trọng, phải nhập viện, thậm chí tử vong sau khi mắc Covid-19. Chưa kể, đây cũng là nhóm gặp nhiều vấn đề dai dẳng hậu Covid-19. Do đó, các nước đang tích cực đẩy mạnh tiêm chủng vaccine cho trẻ em.
IDWeek là hội nghị thường niên do Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Mỹ (IDSA), Hiệp hội Dịch tễ Chăm sóc Sức khỏe Mỹ (SHEA), Hiệp hội Y khoa HIV (HIVMA), Hiệp hội Các bệnh Truyền nhiễm Nhi khoa (PIDS) và Hiệp hội Truyền nhiễm Dược sĩ bệnh (SIDP) phối hợp tổ chức.
Sự kiện là diễn đàn cho các chuyên gia y tế đầu ngành trao đổi về những vấn đề, thách thức mà họ đang phải đối mặt, qua đó học hỏi kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn để cải thiện dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, sức khỏe cộng đồng. IDWeek 2021 diễn ra từ ngày 29/9 đến 3/10.
11 dấu hiệu bất thường F0 liên hệ y tế ngay
F0 cách ly tại nhà thấy khó thở, nhịp thở nhanh, SpO2 95%, huyết áp thấp, đau tức ngực, thay đổi ý thức... cần liên hệ y tế ngay.
Theo Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà Bộ Y tế ban hành ngày 21/8, F0 cách ly tại nhà khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.
Thứ nhất , khó thở, thở hụt hơi, hoặc trẻ em có dấu hiệu thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
Thứ hai là nhịp thở. Người lớn nhịp thở từ 21 lần trở lên mỗi phút; Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi, nhịp thở từ 40 lần trở lên một phút; Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, nhịp thở bằng hoặc lớn hơn 30 lần một phút; thì cần liên hệ y tế ngay. Lưu ý, với trẻ em, đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.
Thứ ba là chỉ số SpO2 (nếu có thể đó) 95%. Khi phát hiện bất thường, đo lại lần hai sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.
Máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) giúp bệnh nhân Covid-19 phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu, để được can thiệp kịp thời khi trở nặng. Đây là thiết bị y tế phổ biến, dễ sử dụng tại gia đình, cho bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng hạ oxy máu, như viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản, hội chứng ngưng thở lúc ngủ (thường ngủ ngáy)... và viêm phổi do Covid-19.
Về nguyên lý hoạt động, khi kẹp máy đo SpO2 vào đầu ngón tay, đầu dò của máy sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại đi xuyên qua mô có các mao mạch nhỏ chứa hồng cầu. Hồng ngoại sẽ bị hồng cầu hấp thu một phần. Từ lượng ánh sáng còn lại chưa bị hấp thu, máy sẽ tính ra số lượng hồng cầu có chứa oxy (máu đỏ).
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, hướng dẫn, bạn mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây. Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt. SpO2 dưới 95% là dấu hiệu trở nặng, cần liên hệ y tế ngay.
Thứ 4 , mạch nhanh, lớn hơn 120 nhịp một phút hoặc dưới 50 lần một phút.
Thứ 5 , huyết áp thấp. Chỉ số huyết áp tối đa
Thứ 6 là đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
Thứ 7 là thay đổi ý thức. F0 cảm thấy lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
Thứ 8, F0 thấy tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
Thứ 9 , dấu hiệu ở trẻ em là không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn. Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống như: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
Thứ 10 , người nhiễm Covid-19 mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
Cuối cùng, bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.
Các bác sĩ Bệnh viện hồi sức Covid-19 đang điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. Ảnh: Thành Nguyễn
Về điều trị, theo Bộ Y tế, F0 là người lớn sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều, uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 viên; Uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
Trẻ em sốt trên 38,5 độ C , uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần.
Sau khi dùng thuốc hạ sốt hai lần mà không đỡ thì phải thông báo ngay đến cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà để xử lý.
Cơ sở quản lý F0 tại nhà hướng dẫn bệnh nhân theo dõi sức khỏe hai lần vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các triệu chứng cần chuyển viện, cấp cứu. Người bệnh khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay cơ sở quản lý, trạm y tế xã, phường... để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.
Bộ Y tế điều chỉnh quy định về cách ly với trẻ em Hướng dẫn mới của Bộ Y tế vừa ban hành hôm nay 25-8, trong đó có nhiều thay đổi về quy định cách ly với trẻ em. Người dân tự test COVID-19 tại nhà ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại hầu hết các địa phương trên cả nước và nhiều trẻ em phải...