Phát hiện mới về đặc điểm khiến virus corona chủng mới “sinh sôi” nhanh và dễ lây lan hơn virus SARS
Một nhóm nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra những bằng chứng chắc chắn cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể nhân số lượng nhanh chóng trong cổ họng của bệnh nhân, theo SCMP.
Ảnh minh họa
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP – Hồng Kông) đưa tin, mới đây một nhóm các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra một nơi virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) “sinh sôi” rất nhanh trong cơ thể người, khiến chúng có thể lây lan dễ dàng hơn virus SARS (gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng).
Cụ thể, theo kết quả nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature hôm 1/4, do nhóm các nhà khoa học từ Berlin, Munich (Đức) và Cambridge (Anh) đồng thực hiện, virus SARS-CoV-2 có thể nhân số lượng nhanh chóng trong cổ họng của người nhiễm bệnh.
Nghiên cứu này dựa trên kết quả điều trị lâm sàng của một nhóm gồm 9 bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang được điều trị tại một bệnh viện ở Munich, trong nhóm này có cả người trẻ lẫn người trung niên, theo SCMP.
Kết quả nghiên cứu đã xác nhận rằng virus SARS-CoV-2 có thể dễ dàng lây lan qua các giọt bắn và cho rằng đây là phương thức lây nhiễm chính, cần được coi là trọng tâm của các biện pháp phòng dịch.
Theo đó, các mẫu gạc họng được lấy trong tuần đầu tiên bệnh nhân COVID-19 xuất hiện triệu chứng đều cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, gạc họng lấy từ các bệnh nhân nhiễm SARS trong cùng thời điểm chỉ cho ra kết quả 40% dương tính với loại virus này.
“Mật độ virus được tìm thấy [trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nhiễm SARS và COVID-19] cũng có khác biệt đáng kể”, theo nhóm nghiên cứu này. Cụ thể: “Đối với các bệnh nhân COVID-19 tham gia nghiên cứu, mật độ virus đạt mức cực đại trước ngày thứ 5, cao gấp 1.000 lần so với con số đo được trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân SARS.”
“Ngoài ra, việc phân lập thành công virus SARS-CoV-2 từ gạc họng cũng là một khác biệt rất lớn so với virus SARS – tỉ lệ thành công khi phân lập virus SARS từ gạc họng của bệnh nhân là rất thấp”, nhóm chuyên gia Đức cho biết .
Video đang HOT
Kết quả nghiên cứu trên được công bố chỉ vài ngày trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận rằng việc sử dụng khẩu trang đại trà là phương pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 từ người sang người.
Giống như virus SARS, chủng virus gây bệnh COVID-19 cũng có hệ thống gai protein giúp chúng hợp nhất với thụ thể ACE2 ở tế bào người và sau đó xâm nhập vào các mô. Loại thụ thể này tập trung nhiều trong các cơ quan hô hấp dưới (như phổi), khiến nhiều bệnh nhân nhiễm SARS và COVID-19 bị tổn thương ở phổi.
Tuy nhiên, điểm vượt trội của virus SARS-CoV-2 so với virus SARS nằm ở gai protein có khả năng hợp nhất dễ dàng hơn với tế bào người, theo nhiều nghiên cứu đã được công bố trước đó, bao gồm một nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Đại hộc Phúc Đán, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
Nhóm nhà khoa học Đức cho rằng đặc điểm này đã lí giải nguyên nhân virus SARS-CoV-2 tập trung với mật độ cao trong đường hô hấp trên, dù bộ phận này có ít thụ thể ACE2 hơn.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này cũng đã phát hiện những bằng chứng chắc chắn cho thấy virus SARS-CoV-2 không chỉ nhân số lượng trong phổi hay hệ tiêu hóa giống virus SARS, mà còn ở trong cổ họng của bệnh nhân.
Đặc điểm này khiến virus SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm hơn nhiều so với virus SARS, bởi nó có thể sinh sôi nhanh chóng ở đường hô hấp trên và lây nhiễm thông qua các giọt bắn ngay từ những ngày đầu bệnh nhân nhiễm virus, nghiên cứu kết luận.
Hồng Anh
Virus corona: Cộng sinh với dơi "ít nhất hơn 10.000 năm" và lí do cần sinh vật trung gian để lây sang người
Cũng giống như SARS và MERS, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) được cho là đã lây từ dơi sang người qua một động vật trung gian khác.
Các nghiên cứu trong nhiều năm qua đã cho thấy dơi là vật chủ của "một số lượng khổng lồ" các loại virus corona. Một phần nguyên nhân là bởi vì có rất nhiều loài dơi trên thế giới. Chúng chiếm tới 1/5 số loài thú có vú.
"Do có chủng loại đa dạng và phong phú, dơi có thể mang theo hàng loạt loại virus khác nhau," Giáo sư David Hayman, nhà sinh vật học về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Massey, nhận xét.
Tuy nhiên, hình thức sinh tồn của dơi cũng góp phần tạo ra nhiều loại virus mới.
"Cũng giống như con người tập trung tại các thành phố, dơi sống thành từng nhóm hàng nghìn con trong không gian hẹp. Đây là môi trường lí tưởng để virus lây nhiễm từ cá thể này sang các cá thể khác".
Theo giáo sư Hayman, dơi không phải là loài có hành vi "giãn cách xã hội" và do đó, chúng là vật chủ của rất nhiều loại virus corona. Mặc dù virus sinh sống và phát triển trên cơ thể dơi, nhưng chúng không gây ra bất kì triệu chứng bệnh nào cho loài sinh vật này.
Theo ABC News, cấu trúc gen của SARS-CoV-2 có tới 96% tương đồng với virus corona phát hiện ở dơi. Không chỉ có vậy, virus SARS (gây ra bệnh dịch năm 2003), và MERS cũng từng được tìm thấy trên dơi.
Hai loại virus này lây lan sang người thông qua một sinh vật trung gian. Virus SARS lây sang người qua cầy hương còn MERS lây sang người qua lạc đà.
"Có vẻ như virus SARS chủng mới cũng có con đường lây lan tương tự," nhà sinh học Jemma Geoghegan tại Đại học Otago nhận xét.
Các tế bào (màu xanh nâu) bị virus SARS-CoV-2 (màu hồng) bám vào. Ảnh: NIH
Lây nhiễm sang người
"Sự tiếp xúc giữa con người và sinh vật sống khiến sự lây nhiễm dễ xảy ra hơn," Tiến sĩ Geoghegan nói.
"Những khu chợ động vật là nguồn lây nhiễm lớn do sự tương tác giữa nhiều sinh vật sống. Tại đây, các loài động vật hoang dã được để sát nhau trong khi những vấn đề vệ sinh tối thiểu như rửa tay lại không được chú trọng. Đây là cơ hội để virus lây lan từ loài này sang loài khác, bao gồm con người".
Lí giải về vấn đề virus corona phải lây sang một vật trung gian trước khi lây sang người, tiến sĩ Geoghegan cho rằng: "Đối với vật chủ (trong trường hợp này là dơi), virus corona có thể lây lan trong quần thể dơi một cách thoải mái. Không có áp lực nào buộc virus phải thay đổi bởi vì chúng đã kí sinh khá tốt ở trên dơi. Để lây được sang người, chúng sẽ phải trải qua một quá trình thay đổi về trao đổi chất, tiến hóa để có thể lây từ người sang người".
"Tuy nhiên giữa quá trình đó, cấu trúc của virus không phù hợp đối với cả người lẫn dơi," tiến sĩ Geoghegan cho biết. "Lây nhiễm qua một vật trung gian, có thể là một loài vật gần với con người, là một cách đơn giản để vượt qua giai đoạn này."
Virus corona trên dơi hình thành từ đâu?
Theo tiến sĩ Geoghegan, nếu dơi là "bể chứa" virus corona, có khả năng dơi và virus đã cộng sinh và cùng tiến hóa trong hàng triệu năm.
Nhà khoa học môi trường Hume Field từ tổ chức EcoHealth Alliance, một trong những nhóm đầu tiên phát hiện virus SARS trên dơi năm 2003, cho biết các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng virus corona và dơi đã cộng sinh trong ít nhất 10.000 năm trở lại đây, thậm chí con số có thể là hàng trăm nghìn và hàng triệu năm trước.
"Virus corona và dơi đã có mối quan hệ tiến hóa lâu dài và mạnh mẽ trong nhiều năm qua," ông nói.
Hiện tại, tiến sĩ Geoghegan đang nghiên cứu virus ở cá.
"Cá là sinh vật cơ bản trong nhành tiến hóa của động vật có xương sống. Chúng tiến hóa 500 triệu năm trước và tất cả các động vật có xương sống khác đều có chúng nguồn gốc này."
Tới nay, tiến sĩ Geoghegan và cộng sự chưa tìm thấy virus corna nào trên cá, nhưng họ đã tìm thấy tổ tiên của một số họ virus khác.
"Ví dụ, chúng tôi nghĩ virus Ebola chỉ có trên dơi, linh trưởng và người, nhưng hiện đã phát hiện được dấu vết gen liên quan tới virus Ebola trên cá," tiến sĩ Geoghegan nói.
Tất Đạt
Bác sĩ Anh chia sẻ kỹ thuật thở dành cho bệnh nhân nhiễm virus corona Một bác sĩ Anh đã chia sẻ về kỹ thuật thở dành cho bệnh nhân nhiễm corona, và J. Rowling, tác giả bộ truyện Harry Potter, tuyên bố kỹ thuật này đã giúp bà bình phục. BS Sarfaraz Munshi, làm việc tại Bệnh viện Queen's ở Romford, cho biết phương pháp này được sử dụng cho những bệnh nhân đang phải chăm sóc...