Phát hiện mới về chứng khó ngủ
Lý do thực sự khiến một số người mắc chứng mất ngủ có thể là do sợ bóng tối, theo một nghiên cứu quy mô nhỏ mới đây.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Ryerson, Toronto đã tiến hành một cuộc thí nghiệm đối với 92 sinh viên, những người tự xác nhận mình là dễ ngủ hay khó ngủ. Thí nghiệm này diễn ra trong một phòng thí nghiệm như phòng ngủ. Kết quả cho thấy 46% những người khó ngủ sợ bóng tối, trong khi 26% những người dễ ngủ cũng sợ như vậy.
Theo Colleen Carney, thành viên nhóm nghiên cứu, không chỉ trẻ em, mà người lớn cũng sợ bóng tối. “Chúng ta có thể trị được chứng mất ngủ. Có thể để những người mất ngủ làm quen dần với bóng tối để họ không còn cảm giác hồi hộp dẫn đến mất ngủ”.
Khoảng 60 triệu người Mỹ bị chứng mất ngủ mỗi năm, thường xuyên hoặc vài tuần một lần, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc gia về rối loạn hệ thần kinh và đột quỵ (NINDS). Chứng mất ngủ có thể kéo dài vài tuần và là dấu hiệu của những vấn đề sức khoẻ khác như: ngưng thở lúc ngủ, chân không yên, lạm dụng thuốc hay rối loạn thần kinh.
Ảnh minh họa
Để kiểm tra những người tham gia nghiên cứu có sợ bóng tối hay không, nhóm nghiên cứu đưa họ vào một phòng thí nghiệm bố trí như phòng ngủ và cho đeo tai nghe. Các nhà nghiên cứu cho họ nghe những tiếng động dạng “white nosie” (hỗn hợp nhiều tiếng động đột ngột khác nhau) và quan sát mức họ có chớp mắt thường xuyên không.
Khi phòng ngủ sáng đèn, cả người dễ ngủ và khó ngủ đều phản ứng như nhau trước tiếng động. Tuy nhiên, khi đèn tắt, những người khó ngủ thường hay giật mình và chớp mắt nhiều hơn. Hơn nữa, những người khó ngủ càng về khuya càng trở nên sợ bóng tối hơn, trong khi người dễ ngủ lại cảm thấy dễ chịu hơn.
Carney cho biết: “Mọi người có thể bị giật mình trong bóng tối. Đó là điều bình thường vì con người không phải là loài sống về đêm. Nhưng những người dễ ngủ lại quen với tiếng động và ít bị giật mình”.
Video đang HOT
Một số nhà khoa học tỏ ra hoài nghi kết quả của nghiên cứu này. Theo Jack Edinge, bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ: “Chúng ta không thể kết luận ngay rằng việc điều trị nỗi sợ bóng tối có liên hệ đến chứng mất ngủ. Những người khó ngủ có thể có nhiều thứ khác ngoài việc bị mất ngủ”. Tuy nhiên, ông cũng đánh giá nghiên cứu này đã mở ra một cách tiếp cận mới trong việc điều trị chứng mất ngủ.
Theo SKDS
Món ăn chữa khó ngủ, ăn uống kém
Có thể khắc phục chứng khó ngủ, ăn uống kém bằng những món ăn được chế biến từ long nhãn, hạt sen, móng heo... rất hiệu quả
Móng heo hầm hạt sen
Nguyên liệu: Móng chân sau của heo (dùng khoảng 4 cái), một ít hạt sen, táo ta 10 trái, vị thuốc viễn chí 10g.
Hạt sen tươi, long nhãn và bí đỏ - Ảnh: K.Vy
Cách làm: Hạt sen bỏ tim, móng heo rửa sạch. Tất cả đem chưng cách thủy cho chín mềm, gia vị vừa dùng. Món này có công dụng trị chứng mất ngủ, ăn uống kém.
Tim heo nấu long nhãn
Nguyên liệu: Một quả tim heo, 10g long nhãn, cùng các vị thuốc: thiên môn 5g, mạch môn 5g, hoài sơn 10g.
Cách làm: Tim heo rửa sạch, rồi cùng các nguyên liệu đem chưng cách thủy cho chín mềm, gia vị vừa dùng. Món này có công dụng chữa mất ngủ, người hay bồn chồn, hồi hộp.
Ruột heo nấu bí đỏ
Nguyên liệu: Một ít ruột heo (ruột già), cùng lượng bí đỏ vừa dùng, các gia vị.
Cách làm: Ruột già heo làm sạch, bí đỏ cắt miếng nhỏ, đem nấu canh, nêm gia vị. Món này dùng thường xuyên chữa mất ngủ rất hay.
Táo tàu nấu cát lâm sâm
Hồng táo (táo tàu) công dụng bổ khí, bổ tỳ, và dưỡng tâm, thường dùng để chủ trị ăn uống kém, mất ngủ.
Nguyên liệu: 100g táo tàu, 20g vị thuốc cát lâm sâm.
Cách làm: Cả hai thứ nguyên liệu trên đem nấu lấy nước để uống trong ngày. Hoặc lấy 30 trái táo và hai gốc hành ta (cắt khúc), đem nấu lấy nước dùng trước khi đi ngủ.
Long nhãn nấu hạt sen (nguồn ảnh: internet)
Một số loại hoa
Nguyên liệu: Hoa hòe, hoa đại, kim ngân hoa, hoa ngâu và hoa lài (mỗi loại một ít vừa đủ dùng).
Cách làm: Đem nấu nước uống vừa giúp ổn định huyết áp, vừa tạo được giấc ngủ ngon.
Long nhãn nấu hạt sen
Nguyên liệu: Long nhãn 20g, hạt sen 20g, vị thuốc khiếm thực 20g.
Cách làm: Hạt sen (chọn loại tươi thì tốt hơn) bỏ tim. Cho tất cả vào cùng đem nấu thật nhừ để lấy nước dùng. Nên dùng trước khi đi ngủ.
(Theo Thanh niên)
Thuốc nào trị chứng mất ngủ? Con người tùy theo tuổi tác mà có giấc ngủ dài hay ngắn, nông hay sâu. Trẻ sơ sinh và người già (trên 90 tuổi) ngủ rất nhiều, tới 10-15 giờ mỗi ngày, người trưởng thành cần ngủ 7-8 giờ/ngày. Nếu không đạt được những giờ ngủ bình thường ấy kèm theo khó ngủ và giấc ngủ không ngon, không sâu sẽ làm...