Phát hiện mới về biến chủng khiến ca mắc Covid-19 ở châu Âu tăng mạnh
Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt một loại protein trong những cư dân ở châu Âu và Bắc Mỹ có thể là thủ phạm khiến sự lây lan SARS-CoV-2 tại đây nhanh hơn nhiều lần so với châu Á.
Các chuyên gia của Viện Di truyền Y sinh Quốc gia (NIBMG) ở Kalyani, Tây Bengal, Ấn Độ vừa công bố nghiên cứu xem xét vai trò của một loại protein bảo vệ phổi với những ca mắc Covid-19 tăng đột biến ở châu Âu, Bắc Mỹ so với châu Á. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Infection, Genetics and Evolution.
Theo RT, các chuyên gia đã kiểm tra đột biến D614G. Đây là đột biến trong chủng SARS-CoV-2 gây ra hàng chục triệu ca mắc Covid-19 tại châu Âu và Bắc Mỹ trong các đợt bùng phát kỷ lục.
Trong khoảng thời gian tháng 2-3/2020, khoảng 64,11% người mắc Covid-19 tại những nơi này là ca bệnh nhiễm biến chủng virus có chứa đột biến D614G. Con số này vào tháng 1/2020 chỉ là 1,95%.
Sau 2,15 tháng, 50% ca mắc Covid-19 ở châu Âu là nhiễm biến chủng này. Tại Bắc Mỹ, con số này là 2,83 tháng. Trong khi đó, để đạt tỷ lệ tương tự, Đông Á mất khoảng 5,5 tháng.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo phân tích của họ cho thấy khả năng lây truyền và lan rộng của mầm bệnh tại những khu vực trên. Họ đã tìm hiểu lý do vì sao số ca mắc Covid-19 với biến chủng chứa D614G tại Bắc Mỹ, châu Âu lại tăng đột biến như vậy.
Video đang HOT
Biến chủng chứa đột biến D614G chiếm đa số trong các ca mắc Covid-19 tại Mỹ, châu Âu vào đầu năm 2020. Ảnh: AP.
Nhóm chuyên gia đã phát hiện đột biến D614G trong protein tạo cho virus điểm xâm nhập mới, mở lối để vào tấn công cơ thể người. Protein elastase của bạch cầu trung tính làm sạch các vi khuẩn nhiễm trùng trong phổi. Nhưng nếu cơ thể có quá nhiều protein này, đây sẽ là điều hại hơn lợi.
Do đó, protein trên được Alpha-anti-trypsin (AAT) kiểm soát. Nó có chức năng chính là giảm tổn thương mô và viêm nhiễm ở phổi. Nói cách khác, Protein AAT chính là “trạm kiểm dịch”, chỉ huy elastase “dọn rác” và loại bỏ vi khuẩn trong phổi.
Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện trên nhóm cư dân châu Âu và Bắc Mỹ mắc Covid-19 đã đề cập thiếu hụt trầm trọng protein AAT trong cơ thể. Đáng chú ý nhất là Italy và Tây Ban Nha – tâm chấn Covid-19 của thế giới.
Trong cơ thể những người này, protein AAT và elastase bị mất cân bằng, thiếu thụt “cơ quan chỉ huy”. Chính vì thế, “khi họ bị SARS-CoV-2 chứa đột biến D614G tấn công, các tế bào nhanh chóng ‘phản chủ’ và đưa virus ra khắp cơ thể, xâm nhập toàn bộ hệ thống miễn dịch”, nghiên cứu viết.
Sự thiếu hụt protein kết hợp các yếu tố khác được xem là lời giải thích về sự lây lan tương đối nhanh của SARS-CoV-2 và các biến chủng khác của nó trên khắp châu Âu, nước Mỹ. Nghiên cứu này được cho là có thể lý giải cho cả cơ chế lây lan của biến chủng virus mới từ Anh, Nam Phi. Cả hai biến chủng này đều có đặc điểm chung là có cùng một loại “xương sống” – D614G.
Với nghiên cứu trên, nhóm tác giả kỳ vọng sẽ đưa đến lời giải mới cho cách phòng ngừa và điều trị Covid-19. Hiện nay, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, biến chủng B117 ngày càng lây Ngoài ra, tính đến 7/2, chủng B1351 (từ Nam Phi) đã lây nhiễm cho 44 quốc gia. Chủng P.1 (từ Brazil) lan sang tổng cộng 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo báo cáo của WHO.
Tuyến bài “Tư vấn phòng Covid-19 chủng virus mới”
Tính từ ngày 27/1 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 553 người mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 13 tỉnh, thành. Trong đó, qua kết quả giải trình tự gene, nhiều bệnh nhân ở Quảng Ninh và Hải Dương SARS-CoV-2 chủng mới B117 từ Anh.
Đặc biệt, ngày 31/1, nhóm chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội), đã phát hiện người đầu tiên tại Việt Nam nhiễm biến chủng virus mới từ Nam Phi. Đó là chuyên gia từ Nam Phi nhập cảnh vào Việt Nam.
Các biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh, nhiều bệnh nhân không có triệu chứng. Do đó, chúng ta cần tuân thủ quy định 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế) của Bộ Y tế, nhất là trong thời điểm dịp Tết Nguyên đán này.
Châu Âu, Mỹ chao đảo trước làn sóng Covid-19 thứ 2
Châu Âu trở thành khu vực thứ hai sau Mỹ Latin ghi nhận hơn 250.000 ca tử vong vì Covid-19 với con số kỷ lục về ca nhiễm hằng ngày trong 2 tuần qua.
Châu Âu lần đầu tiên công bố 200.000 ca nhiễm hằng ngày vào 24-10, khi nhiều nước Nam Âu trong tuần này ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất trong một ngày. Theo thống kê của Reuters, châu Âu chiếm gần 19% số ca tử vong toàn cầu và khoảng 22% số ca bệnh toàn cầu.
Anh, Ý, Pháp, Nga, Bỉ và Tây Ban Nha chiếm gần 2/3 trong số khoảng 250.000 trường hợp tử vong được xác nhận cho đến nay trong tổng số khoảng 8 triệu ca nhiễm khắp châu Âu. Anh dẫn đầu về số người chết ở châu Âu với khoảng 45.000 người, tiếp theo là Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Nga.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 22-10 cho biết nước này không thể dựa vào vắc-xin và sẽ cần sử dụng các biện pháp khác để làm chậm đại dịch. Dựa trên số ca tử vong trung bình hằng ngày trong tuần qua, Nga công bố 250 ca tử vong mỗi ngày, con số cao nhất tại châu Âu, nối tiếp là Anh và Pháp với khoảng 143 ca tử vong mỗi ngày.
Bệnh nhân mắc Covid-19 ở Hà Lan được chuyển sang bệnh viện ở Đức bằng trực thăng vào ngày 23-10 Ảnh: Reuters
Sau khi trở thành quốc gia thứ 7 xác nhận hơn 1 triệu ca mắc Covid-19, Pháp thực thi lệnh giới nghiêm ở nhiều khu vực. Theo Reuters, số ca tử vong trung bình hằng ngày ở Pháp đã tăng lên trong 10 ngày liên tiếp, là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng thứ hai của dịch Covid-19. Các dịch vụ y tế cho đến nay vẫn chưa bị quá tải như trong đợt dịch đầu tiên, song giới chức y tế cảnh báo nhu cầu về giường chăm sóc đặc biệt sẽ tăng cao khi thời tiết lạnh hơn, nhiều người ở trong nhà hơn và virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) dễ lây lan hơn.
Với số ca mắc Covid-19 gia tăng, nhiều quốc gia châu Âu đang áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế, bao gồm cảnh báo du lịch, yêu cầu đeo khẩu trang, ra lệnh giới nghiêm, đóng cửa... để ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ 2. Mặc dù vậy, lãnh đạo các nước châu Âu như Thủ tướng Ý Giuseppe Conte muốn tránh việc tái phong tỏa nên đang cân nhắc thêm nhiều biện pháp hạn chế.
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến ngày 25-10, thế giới ghi nhận hơn 42,9 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 1,15 triệu ca tử vong. Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới với trên 8,8 triệu ca mắc và hơn 230.000 người chết. Hơn 83.000 ca mắc Covid-19 là con số Mỹ ghi nhận trong ngày 23-10, số ca mắc hằng ngày cao nhất kể từ khi bùng dịch.
Dự kiến số ca nhiễm sẽ tăng đột biến hơn nữa khi những tháng mùa đông đến gần. Mặc dù số ca Covid-19 ở Mỹ gia tăng, Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden vẫn chạy nước rút ở vùng Trung Tây - nơi có một số tiểu bang chiến địa trong cuộc bầu cử. Trong khi ông Trump tổ chức các buổi mít tinh đông đúc ở các bang Bắc Carolina, Ohio và Wisconsin vào cuối tuần qua thì ông Biden cảnh báo về "mùa đông đen tối" do làn sóng Covid-19 thứ hai.
Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo sự gia tăng "theo cấp số nhân" các ca mắc Covid-19. Tình hình lây lan trong vài tháng tới sẽ còn tiếp tục gia tăng không ngừng khiến nhiều nước sẽ phải đối mặt với tình trạng sụp đổ hệ thống y tế do quá tải.
Thêm 1 lệnh ngừng bắn nhân đạo tại khu vực Nagorno-Karabakh Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh ngừng bắn nhân đạo tại Nagorno-Karabakh sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng 26/10 (giờ địa phương). Trong một tuyên bố chung được đưa ra ngày hôm qua (25/10), Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh...