Phát hiện mới: Tác động bất ngờ của mặt trăng đối với giấc ngủ
Một nghiên cứu mới đây phát hiện chu kỳ giấc ngủ của con người có thể thay đổi theo chu kỳ mặt trăng. Những ngày trước trăng tròn, con người có xu hướng ngủ trễ hơn và giấc ngủ cũng ngắn hơn.
Các nhà khoa học phát hiện chu kỳ giấc ngủ của con người có thể thay đổi theo chu kỳ mặt trăng – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Washington (Mỹ), Đại học Yale (Mỹ) và Đại học Quốc gia Quilmes (Argentina) thực hiện, được công bố trên chuyên san Science Advances .
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã sử dụng một thiết bị theo dõi chuyên dụng mang trên cổ tay để theo dõi giấc ngủ của 98 người tham gia. Những người này thuộc 3 cộng đồng người bản địa Toba-Qom ở tỉnh Formosa (Argentina), theo Sky News.
Mỗi cộng đồng người này có mức tiếp xúc với các thiết bị điện ở mức khác nhau. Nhóm thứ nhất sống ở vùng nông thôn hoàn toàn không có điện. Nhóm thứ hai ở vùng nông thôn nhưng tiếp cận các thiết bị điện ở mức hạn chế. Nhóm thứ ba sống ở môi trường đô thị và được tiếp xúc đầy đủ với các thiết bị điện. Nghiên cứu này cũng được được lặp lại với 464 sinh viên ở thành phố Seattle, bang Washington (Mỹ).
Kết quả cho thấy dù tiếp cận với thiết bị điện ít hay nhiều thì giấc ngủ của người tham gia đều có xu hướng điều chỉnh theo chu kỳ mặt trăng. Họ ngủ muộn hơn và ít hơn vào những ngày trước khi trăng tròn. Đặc biệt, hiện tượng này ảnh hưởng mạnh hơn ở những cộng đồng người không có điện.
Video đang HOT
Đây rất có thể là kết quả của quá trình tiến hóa. Vào một số thời điểm nhất định trong tháng, ánh trăng là nguồn ánh sáng quan trọng vào buổi tối, tiến sĩ Leandro Casiraghi, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
“Chúng tôi đặt giả thuyết rằng những gì chúng tôi quan sát được là do tổ tiên chúng ta đã thích nghi bẩm sinh để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên vào những ngày cụ thể nào đó trong chu kỳ mặt trăng”, tiến sĩ Casiraghi giải thích.
Nhóm cho biết các nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung vào cách mà ánh trăng tác động đến đồng hồ sinh học của cơ thể người, theo Sky News .
Môi trường đô thị với sức khỏe: Tìm lối sống "xanh" trong không gian nhiều biến đổi
Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Hệ hô hấp của châu Âu cho thấy, tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm của môi trường đô thị dễ gây suy giảm chức năng phổi, khiến phổi sớm lão hóa; tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Đây là nguyên nhân gây tử vong đứng vào hàng thứ 3 trên thế giới, đã được các nhà khoa học cảnh báo.
Mối đe dọa tiềm ẩn
Tuổi tác càng cao, sức khỏe của phổi có xu hướng dần yếu đi, ô nhiễm không khí làm tăng tốc quá trình lão hóa, không khí ô nhiễm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến phổi. Trên thực tế, từng có các nghiên cứu về ô nhiễm không khí gây hại phổi hiếm đến mức khó tin.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một mẫu không khí mà các đối tượng tham gia tiếp xúc tại nhà để ước tính mức độ ô nhiễm. Phát hiện cho thấy những chất gây ô nhiễm gồm có vật chất dạng hạt (PM10), dạng hạt mịn (PM2,5) và nitro dioxide (NO2).
Thông thường, các chất này được sinh ra từ nhiên liệu xe hơi, nhà máy nhiệt điện, khí thải công nghiệp và phương tiện giao thông. Sau đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu sự tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến chức năng của phổi.
Những dữ liệu được khảo sát, phân tích kỹ lưỡng như: độ tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ thể, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn, tình trạng hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc lá của đối tượng tham gia, ảnh hưởng của nghề nghiệp.
Từ dữ liệu cho thấy, trung bình mỗi năm mật độ PM2,5 tăng 5 mcg/mét khối trong bầu không khí tại nhà của các đối tượng tham gia, gây suy giảm chức năng phổi, tương đương với hai năm lão hóa sớm.
Khi tính toán khả năng mắc bệnh phổi, những đối tượng tham gia sống ở khu vực có nồng độ PM2,5 trên mức tiêu chuẩn trung bình hàng năm mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra (10 mcg/mét khối), khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của họ cao gấp 4 lần, so với những người tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nhà, và bằng phân nửa so với những người đã, đang hút thuốc lá.
Trong khi đó, giới hạn mật độ của PM2.5 trong không khí theo tiêu chuẩn của EU là 25 mcg/mét khối, cao hơn mức gây suy giảm chức năng phổi. Điều này cho thấy tiếp xúc với không khí ô nhiễm ngoài trời có liên quan trực tiếp đến suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ngoài ra, những người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao hơn thì phổi của họ yếu hơn, tương đương với ít nhất một năm lão hóa sớm.
Đáng lo nhất là những đối tượng thu nhập thấp có xu hướng dễ ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, tăng gấp đôi suy giảm chức năng phổi, tăng gấp ba nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính, so với đối tượng thu nhập cao, ở cùng điều kiện tiếp xúc không khí ô nhiễm.
Sống "xanh" giúp dễ dàng hòa nhập với xã hội. Khi lựa chọn lối sống "xanh", chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống của mình có mục đích và ý nghĩa hơn.
Sống "xanh": Giá trị của sự hài hòa
Sống "xanh" từ việc sử dụng ánh sáng tự nhiên, cải thiện chất lượng không khí bên trong và mua sắm dùng túi tái sử dụng thay vì túi nhựa. Hoặc tiêu thụ nhiều sản phẩm hữu cơ thay cho thịt và thực phẩm chế biến sẵn.
Ngay cả việc sử dụng dụng bóng đèn dây tóc trong nhà cũng là cách hướng đến một cuộc sống bền vững. Tất cả đều tác động đáng kể khi chúng ta thực hiện những lựa chọn đó để chuyển dần sang lối sống "xanh".
Sống "xanh" cũng giúp ta tránh khỏi dị ứng hoặc không làm cho bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Chẳng hạn như ít gặp vấn đề về viêm phế quản mạn tính, dị ứng phấn hoa, hen suyễn và nhiều căn bệnh khác. Tác động tích cực của sống "xanh" không chỉ dừng lại ở thể chất, bởi việc dành thời gian với thiên nhiên còn làm giảm căng thẳng và các bệnh lý về tinh thần.
Tại sao người già ngủ ít? Người cao tuổi có xu hướng gặp phải nhiều rối loạn giấc ngủ như khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít hơn, hay tỉnh giấc giữa đêm so với những người trong độ tuổi trẻ. Sự trao đổi chất chậm Càng lớn tuổi, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn, thời gian ngủ cũng giảm so với...