Phát hiện mỏ neo khổng lồ bằng gỗ dưới đáy biển
Một mỏ neo cực lớn làm bằng gỗ nguyên khối có bọc sắt ở đầu vừa được ngư dân phát hiện ở cửa biển Thuận An cũ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Hơn 1 tuần trước, ngư dân Nguyễn Hảo (43 tuổi, trú thị trấn Thuận An) trong lúc lặn bắt cá ở khu vực biển Hòa Duân (là cửa biển Thuận An xưa) đã phát hiện một mỏ neo lớn bằng gỗ. Sau khi biết tin, anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, cùng trú thị trấn Thuận An) đã mua lại mỏ neo với giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia (khoảng hơn 10 triệu đồng) rồi đem về để trong sân vườn.
Mỏ neo khổng lồ bằng gỗ
Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn.
Ông Nguyễn Lưu, cha anh Chinh kể: “Mỏ neo được vận chuyển bằng thuyền từ khu vực biển Hòa Duân về đến sân sau nhà tui. Nó nặng lắm, phải buộc với các phi nhựa cứng rỗng ở dưới để cho nổi lên mới kéo được trên nước. Khi đưa lên đất liền, phải 8 thanh niên dùng đòn bẩy mới được”.
Phần đầu mỏ neo
Theo ông Lưu, kinh nghiệm đi biển lâu năm cho thấy, mỏ neo này là mỏ neo cổ, tương ứng với thuyền cực kỳ lớn. Để thả neo này xuống biển phải cần khoảng 20 người.
Sau khi mua mỏ neo về, anh Chinh đã báo tin cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vì nghĩ rằng đây là một cổ vật quý của triều Nguyễn cần được lưu giữ.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay, Trung tâm đang cử cán bộ của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (đơn vị trực thuộc Trung tâm) về xác minh lai lịch, nguồn gốc, niên đại của mỏ neo nói trên.
“Thời xưa, khi kỹ thuật chế tác mỏ neo bằng sắt chưa có thì các mỏ neo bằng gỗ rất thịnh hành. Nếu mỏ neo thuộc triều Nguyễn thì rất đáng quý, cần phải được lưu giữ. Hiện tại ở trong bảo tàng của chúng tôi và cả Thừa Thiên Huế chưa có một mỏ neo bằng gỗ nào như vậy nên rất đáng lưu ý” – TS. Hải trao đổi.
Mỏ neo có chiều dài đến 8,1 mét
Video đang HOT
Bề dày 30 cm với các thớ gỗ chắc chắn không bị bào mòn nhiều bởi nước biển
Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế, sáng nay cho biết ông chưa nhận thông tin gì về mỏ neo khổng lồ nói trên, nhưng ông Hùng rất quan tâm vì bảo tàng của ông chưa có mỏ neo nào tương tự như vậy. Ông Hùng cho biết sẽ liên lạc với cán bộ phụ trách văn hóa ở Thuận An để phối hợp làm việc, bảo vệ mỏ neo.
Còn theo nhà nghiên cứu về đồ cổ Huế – Hồ Tấn Phan, dựa trên hình dáng của mỏ neo, có khả năng mỏ neo này của một tàu lớn thời chúa Nguyễn đến vua Nguyễn (thế kỷ 18-19) khi ra vào cửa biển Thuận An, bị đắm tàu hay đứt mỏ neo bất ngờ.
Ông Phan cho biết thêm, ông chưa từng thấy mỏ neo bằng gỗ nào kích thước lớn đến vậy – cả trong sách cổ, thư tịch lẫn kinh nghiệm trong nghề.
Đại Dương
Một mỏ neo cực lớn làm bằng gỗ nguyên khối có bọc sắt ở đầu vừa được ngư dân phát hiện ở cửa biển Thuận An cũ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế).
Hơn 1 tuần trước, ngư dân Nguyễn Hảo (43 tuổi, trú thị trấn Thuận An) trong lúc lặn bắt cá ở khu vực biển Hòa Duân (là cửa biển Thuận An xưa) đã phát hiện một mỏ neo lớn bằng gỗ. Sau khi biết tin, anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, cùng trú thị trấn Thuận An) đã mua lại mỏ neo với giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia (khoảng hơn 10 triệu đồng) rồi đem về để trong sân vườn.
Mỏ neo khổng lồ bằng gỗ
Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn.
Ông Nguyễn Lưu, cha anh Chinh kể: “Mỏ neo được vận chuyển bằng thuyền từ khu vực biển Hòa Duân về đến sân sau nhà tui. Nó nặng lắm, phải buộc với các phi nhựa cứng rỗng ở dưới để cho nổi lên mới kéo được trên nước. Khi đưa lên đất liền, phải 8 thanh niên dùng đòn bẩy mới được”.
Phần đầu mỏ neo
Theo ông Lưu, kinh nghiệm đi biển lâu năm cho thấy, mỏ neo này là mỏ neo cổ, tương ứng với thuyền cực kỳ lớn. Để thả neo này xuống biển phải cần khoảng 20 người.
Sau khi mua mỏ neo về, anh Chinh đã báo tin cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vì nghĩ rằng đây là một cổ vật quý của triều Nguyễn cần được lưu giữ.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay, Trung tâm đang cử cán bộ của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (đơn vị trực thuộc Trung tâm) về xác minh lai lịch, nguồn gốc, niên đại của mỏ neo nói trên.
“Thời xưa, khi kỹ thuật chế tác mỏ neo bằng sắt chưa có thì các mỏ neo bằng gỗ rất thịnh hành. Nếu mỏ neo thuộc triều Nguyễn thì rất đáng quý, cần phải được lưu giữ. Hiện tại ở trong bảo tàng của chúng tôi và cả Thừa Thiên Huế chưa có một mỏ neo bằng gỗ nào như vậy nên rất đáng lưu ý” – TS. Hải trao đổi.
Mỏ neo có chiều dài đến 8,1 mét
Bề dày 30 cm với các thớ gỗ chắc chắn không bị bào mòn nhiều bởi nước biển
Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế, sáng nay cho biết ông chưa nhận thông tin gì về mỏ neo khổng lồ nói trên, nhưng ông Hùng rất quan tâm vì bảo tàng của ông chưa có mỏ neo nào tương tự như vậy. Ông Hùng cho biết sẽ liên lạc với cán bộ phụ trách văn hóa ở Thuận An để phối hợp làm việc, bảo vệ mỏ neo.
Còn theo nhà nghiên cứu về đồ cổ Huế – Hồ Tấn Phan, dựa trên hình dáng của mỏ neo, có khả năng mỏ neo này của một tàu lớn thời chúa Nguyễn đến vua Nguyễn (thế kỷ 18-19) khi ra vào cửa biển Thuận An, bị đắm tàu hay đứt mỏ neo bất ngờ.
Ông Phan cho biết thêm, ông chưa từng thấy mỏ neo bằng gỗ nào kích thước lớn đến vậy – cả trong sách cổ, thư tịch lẫn kinh nghiệm trong nghề.
Đại Dương
Theo Dantri
Một cách nhìn khác về chuyện nước biển dâng
Liên Hợp Quốc cần có một công ước về việc sử dụng chung mặt biển, theo đó bất cứ nước nào đổ đất xuống biển để mở rộng diện tích sẽ phải nộp thuế để trợ giúp cho các nước nghèo đang bị biển xâm lấn, vì chính họ là thủ phạm gây ra tình trạng nước biển dâng.
Nhân ngày Môi trường Thế giới (5/6), VnMedia xin gửi tới bạn đọc một góc nhìn khác về chuyện nước biển dâng từ một độc giả.
Băng - nước đá, có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước ở thể lỏng (bằng khoảng 9/10). Khi băng tan chảy, thể tích mà lượng nước do băng chảy ra chiểm chỗ chỉ bẳng khoảng 9/10 thể tích khối băng đã chiếm chỗ trước khi tan chảy. Vì vậy, khi băng trên biển tan chảy, sẽ tạo ra khoảng trống mới trong lòng biển, làm cho nước biển hạ xuống.
Trên trái đất, chỉ khi băng ở trên đất liền tan chảy thành nước chảy xuống biển thì mới có tác dụng làm nước biển dâng. Theo các số liệu công bố rộng rãi trên các báo thì hai khối băng lớn ở Nam Cực và đảo Greenland chiếm khoảng hơn 90% lượng băng trên toàn cầu, còn lại là băng trên các đại dương khác. Lượng băng trên núi cao ở các lục địa không đáng kể so với lượng băng nói trên. Băng nằm trên đảo cao hơn mặt biển thì khi tan chảy thì có tác dụng làm nước biển dâng. Tuy nhiên, cũng theo một tài liệu đã công bố rộng rãi trên báo chí thì: Thực tế, Greenland và Nam Cực là những vùng biển với những hòn đảo rải rác, tuy nhiên, băng đã biến chúng thành một vùng đất liền phủ băng rộng lớn. Như vậy, thực chất hai băng đảo (Nam Cực và Greenland) này cơ bản vẫn là băng trên biển (Giả sử bây giờ có một khối băng trùm lên cả đất nước Indonesia thì nó cũng chỉ là khối băng trên biển, song cho người ta thấy như đó một đảo băng đất liền).
Băng trên biển tan chảy, sẽ tạo ra khoảng trống mới trong lòng biển. Ảnh minh họa
Với những lý do trên, tôi cho rằng, trái đất nóng lên dù có gây ra một số biến đổi khí hậu, nhưng việc băng tan không làm nước biển dâng, thậm chí có thể làm mức nước biển hạ thêm xuống. Vì vậy, trái đất nóng lên, băng tan không phải là nguyên nhân của nước biển dâng. Chi tiền cho việc chống lại sự nóng lên của trái đất với mong muốn làm hạn chế nước biển dâng là sai lầm.
Phải tìm nguyên nhân làm nước biển dâng từ các yếu tố khác. Trong đó có các nguyên nhân từ thiên nhiên thì không thể hạn chế được, phải chấp nhận như: Sự vận động của trái đất tạo ra những đảo mới nhô lên từ đáy biển (như ở biển Nhật Bản vừa qua), sự bồi đắp phù sa từ các dòng sông vận chuyển đất từ trên lục địa tạo ra đồng bằng lấn biển ở chỗ này, sẽ đẩy nước biển dâng lên ở chỗ khác, v.v...
Nhưng cũng còn có cả những nguyên nhân do chính con người: Các nước, các vùng giàu có thì đổ đất lấn biển suốt bao nhiêu năm qua, làm cho biển phải đi lấn đất ở chỗ khác của những nước, vùng nghèo không có điều kiện. Chúng ta thường nói nhiều về chuyện nước biển dâng lên chiếm chỗ ở của con người, nơi này hay nơi khác, nhưng chính con người lấn ra biển bằng mọi cách trong suốt bao thế kỷ qua lại cứ như là vô can trong việc nước biển dâng. Rõ ràng là cần xem lại vấn đề này.
Khối băng này mà tan ra, sẽ tạo ra lỗ trống lớn hơn thể tích nước lỏng mới sinh ra (do băng tan sẽ chiếm chỗ trong lòng biển), sẽ làm nước biển hạ xuống
Trong một thế giới sống chung một cái "ao" thì người này đổ đất lấn ao sẽ làm nước "ao" dâng lên lấn đất của người khác. Đây là vấn đề toàn cầu. Liên Hợp Quốc cần có một công ước về việc sử dụng chung mặt biển, theo đó bất cứ nước nào đổ đất xuống biển để mở rộng diện tích sẽ phải nộp thuế cho Liên Hợp Quốc để trợ giúp cho các nước nghèo đang bị biển xâm lấn, vì chính họ là thủ phạm gây ra tình trạng nước biển dâng.
Người giàu đang lấn biển, biển đang lấn người nghèo. Người lấn biển phải trả tiền cho người bị biển lấn, đó mới là thế giới công bằng.
Trần Văn Sỹ
Theo_VnMedia
Vì sao Phu Văn Lâu bị đổ sập? Chiều 15/5, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mình đã mời hội đồng gồm những chuyên gia và lãnh đạo các sở XD, KHĐT, UBND tỉnh, Sở Văn hóa để đánh giá nguyên nhân Phu Văn Lâu bị đổ sập. Kết luận bước đầu của Hội đồng về nguyên nhân gây nên sự cố là do công trình đã có...