Phát hiện mỏ helium chiến lược
Khi mua quyền sử dụng một số đồng cỏ ở Nam Phi với giá 1 USD, một công ty chỉ kỳ vọng có thể tìm được mỏ dự trữ khí đốt tự nhiên quy mô nhỏ, nhưng hóa ra họ đào được kho báu thực thụ.
Đài CNN dẫn lời Tổng giám đốc Stefano Marani của công ty khởi nghiệp Renergen cho hay công ty ông năm 2013 chỉ trả vỏn vẹn 1 USD cho quyền thăm dò và khai thác khu đất 187.000 ha gần thị trấn Virginia của tỉnh Free State (Nam Phi). Khi bắt tay phân tích thành phần chất khí chiết xuất từ hai ống khoan thăm dò được lắp đặt trước đó, phía Renergen bất ngờ phát hiện hàm lượng cao bất thường của helium.
Renergen sở hữu quyền thăm dò và khai thác đối với 187.000 ha khu vực các giếng khí đốt với giá 1 USD
Mỏ helium tinh chất cao
Helium được cô đặc dưới dạng lỏng là chất làm mát vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất vi mạch và khi vận hành máy quét cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, giá helium toàn cầu luôn bất thường do nguồn cung không ổn định. Hiện chỉ có không đến 10 quốc gia sản xuất helium trên thế giới.
Video đang HOT
Renergen không nghi ngờ gì đã đào trúng “mỏ vàng”. Công ty giờ đây xác định đang kiểm soát trữ lượng helium hơn 200 triệu m 3 theo khuôn khổ Dự án khí Virginia, với trị giá ước tính hơn 4 tỉ USD và có tiềm năng tăng đến 12 tỉ USD khi mở rộng phạm vi khai thác. Đến tháng 1.2023, công ty Nam Phi lần đầu thành công sản xuất helium lỏng từ dự án.
Ông Nick Mitchell, Giám đốc vận hành của Renergen, cho biết điều giúp trữ lượng khí đốt tự nhiên của khu mỏ trên vô cùng đặc biệt là tập trung hàm lượng cao bất thường khí helium. Theo vị giám đốc, hàm lượng khí helium trung bình ở mỏ là 3%, một số khu vực lên đến 12%. Để dễ so sánh, nhà cung cấp helium lớn nhất thế giới là Mỹ có hàm lượng trung bình chỉ ở mức 0,35%, còn “thế lực” khác là Qatar chỉ có vỏn vẹn 0,04%, theo Cục Quản lý đất đai Mỹ.
Điểm bất thường trên giúp công ty Nam Phi sản xuất helium thân thiện với môi trường học, theo CNN dẫn lời Giáo sư Chris Ballentine, Trưởng khoa Hóa địa của Đại học Oxford (Anh). Giáo sư Ballentine giải thích helium trong các điều kiện bình thường chỉ là một phó phẩm của khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Helium chỉ có thể khai thác được độc lập và mang đến lợi ích kinh tế trong trường hợp hàm lượng phải khoảng 0,3%. Và hàm lượng càng cao thì dấu ấn carbon càng thấp, và chi phí khai thác cũng thấp hơn.
“Chúng tôi chỉ cần khoan những giếng cạn, có lẽ độ sâu từ 300 – 450 m, chi phí thấp, dấu ấn carbon hạn chế, và khí helium sẽ tự tuôn chảy khỏi giếng một cách tự nhiên”, theo Tổng giám đốc Marani.
Mỏ helium khai thác thương mại
Trong bối cảnh nguồn cung helium toàn cầu thường xuyên bị gián đoạn, việc tìm thấy trữ lượng khí mới, với độ tinh khiết cao và dồi dào là điều vô cùng quan trọng. “Chúng ta đang ở trong giai đoạn khủng hoảng nguồn cung, vì thế giới chỉ có một số lượng giới hạn các nơi có thể cung cấp”, Tổng giám đốc Marani cho biết.
Trước khi phát hiện mỏ ở Nam Phi, châu lục đen vẫn chưa có nhà sản xuất helium nào. Tanzania đã tìm ra một số mỏ khí đốt dồi dào helium, nhưng đến nay chưa chuyển sang khâu sản xuất thương mại. Còn theo Giám đốc Mitchell, công ty đang ở giai đoạn một, theo dự án thí điểm quy mô nhỏ do chính phủ Mỹ tài trợ, dự kiến sẽ sản xuất khoảng 350 kg khí helium mỗi ngày, đủ phục vụ cho nhu cầu của toàn châu Phi.
Sau nhiều trì hoãn trong năm 2023, Renergen hy vọng có thể bắt đầu chuyển sang hoạt động thương mại trong tháng 2.2024, theo đó khai thác helium bên cạnh khí đốt tự nhiên, kế đến là xử lý và phân phối cho các khách hàng. Trong giai đoạn hai, dự kiến bắt đầu từ năm 2027 nhờ vào nguồn tài chính từ chính phủ Mỹ và Ngân hàng Standard Bank, với năng suất ước tính 412 tấn/ngày, đáp ứng từ 6 – 8% nguồn cung helium toàn cầu.
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc vượt thỏa thuận đã ký
Xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia 1 sẽ vượt 22,5 tỷ mét khối (bcm) trong năm nay, vượt quá nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký là 22 bcm.
Mỏ khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal ở Bắc Cực. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ông Alexei Miller, người đứng đầu tập đoàn năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước Gazprom, ngày 28/12 cho biết xuất khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia 1 (Sức mạnh của Siberia 1) sẽ vượt 22,5 tỷ mét khối (bcm) trong năm nay.
Theo chuyên gia của Gazprom, khối lượng này vượt quá nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký là 22 bcm.
Nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia sẽ đạt mức cao nhất theo kế hoạch là 38 bcm vào năm 2025. Việc xuất khẩu qua tuyến này bắt đầu từ cuối năm 2019.
Nga cũng đã đàm phán trong nhiều năm về việc xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 để vận chuyển 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm từ khu vực Yamal ở miền Bắc nước này đến Trung Quốc qua Mông Cổ - gần với khối lượng vận chuyển của dự án Dòng chảy phương Bắc 1 hiện đang nhàn rỗi.
Kế hoạch này trở nên cấp bách khi Nga đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc để bù đắp cho sự sụt giảm của xuất khẩu sang châu Âu sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng nổ từ tháng 2/2022.
Tuy nhiên, thỏa thuận về các vấn đề chính, bao gồm giá cả, vẫn khó nắm bắt.
Moldova và Ukraine tham gia dự án hành lang khí đốt VGC Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Moldova và Ukraine sẽ tham gia dự án Hành lang khí đốt dọc (VGC) vào tháng 1/2024 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Hy Lạp đến các cơ sở lưu trữ của Ukraine. Công nhân vận hành hệ thống van tại trạm bơm khí đốt của Ukraine...