Phát hiện mẫu vi cá mập “đốt cháy như nhựa dẻo”
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản vừa phân tích và xác định một mẫu vi cá mập do người dân gửi đến là hàng giả. Đặc biệt, mẫu vi cá mập này có mùi khét của vật liệu nhựa dẻo khi bị đốt.
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản (NAFIQAD) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa qua, NAFIQAD nhận được đề nghị xác minh mẫu vi cá mập (nghi ngờ giả) do một người dân được người quen tặng để sử dụng.
Đã có vi cá mập giả. Ảnh minh họa.
Mẫu này có những đặc tính cảm quan: Sợi vi cá trong suốt (không có vi sụn), có độ dẻo, dai tốt hơn bình thường; mùi tanh nhẹ; khi đốt có mùi khét của vật liệu nhựa dẻo.
Kết quả phân tích của NAFIQAD cho thấy, hàm lượng chất phosphorus tổng số trong mẫu nghi ngờ: 0%; hàm lượng Nitrogen tổng số 34% (cao hơn gấp 3 lần báo cáo đánh giá giá trị dinh dưỡng vi cá mập của 6 loài khác nhau (14-14.6%) của Viện Công nghệ sau thu hoạch Sri Lanka (2003).
Kết quả này có thể kết luận mẫu vi cá do người dân cung cấp là giả mạo.
Vi cá mập được xem như nguyên liệu thực phẩm bổ dưỡng và chữa bệnh của người dân và có truyền thống từ lâu đời. Nguyên liệu này được dung chủ yếu trong chế biến mon ăn cao cấp như sup vi ca mập hoặc chế biến thành thực phẩm chức năng hỗ trợ tạo sụn xương.
Theo Chi Linh
Công an Nhân dân
Nhà giàu chi tiền triệu để ăn món tẩm bổ giả
Nhiều gia đình có của ăn của để không ngại chi tiền triệu để mua những thứ tẩm bổ như vi cá mập, tam thất, tổ yến, cá anh vũ...để sử dụng hoặc làm quà biếu. Nhưng rồi không ít người té ngửa vì mua phải hàng giả.
Vi cá mập làm từ ...nhựa
Video đang HOT
Vi cá mập được xem như nguyên liệu thực phẩm bổ dưỡng và chữa bệnh của người dân và có truyền thống từ lâu đời. Nguyên liệu này được dùng chủ yếu trong chế biến món ăn cao cấp như súp vi cá mập hoặc chế biến thành thực phẩm chức năng hỗ trợ tạo sụn xương.
Vi cá mập giả có sợi trong suốt, dẻo và dai hơn bình thường
Trên mạng có rất nhiều trang rao bán vi cá mập với mức giá từ 1 - 2 triệu đồng/1kg vi cá mập tươi, và từ 4,5 - 5 triệu đồng/1kg vi cá mập khô. Vì giá đắt đỏ nên nhiều kẻ hám lợi sẵn sàng làm giả vi cá mập nhằm chuộc lợi.
Mới đây, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Nafiqad (Bộ NN&PTNT) tiến hành kiểm tra, phân tích mẫu vi cá mập từ một người dân ở Hà Nội cung cấp sau khi được người thân mua tặng từ chuyến công tác nước ngoài. Kết quả đã phát hiện đấy là vi cá mập giả mạo.
Theo Nafiqad, đặc tính cảm quan với mẫu vật vi cá mập trên là sợi vi cá trong suốt (không có vi sụn), có độ dẻo, dai tốt hơn bình thường; mùi tanh nhẹ và khi đốt có mùi khét của vật liệu nhựa dẻo.
Trước đó, Tân Hoa xã cho biết, các phóng viên đã đột nhập các xưởng sản xuất vi cá tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam và phát hiện một đường dây "bào chế" vi cá giả bằng cao su.
Các cơ sở sản xuất này đã hô biến 21,2% gelatin, 73,5% nước và 5% chất sodium alginate thành "vi cá mập" rồi xuất ra thị trường với giá rẻ bất ngờ từ 50-120 nhân dân tệ/kg (khoảng 176.000 đồng - 424.000 đồng).
Trong 100g yến sào, chỉ có 60% yến thật
Trên nhiều diễn đàn về yến sào, bên cạnh việc thảo luận cách chế biến sao cho đúng, các thành viên còn mách nhau về tình trạng yến sào giả tràn lan.
Công nghệ gia công tổ yến bằng thuốc tẩy trắng
Theo đó, những chiêu thức làm yến sào giả bao gồm: yến trắng nhuộm thành yến huyết, yến độn (dùng tổ yến vỡ rồi vá, độn thêm tinh bột hay đường hoá học vào yến tinh chế), yến làm bằng tinh bột, phun sương để tăng trọng lượng...
Tổ yến lấy về, loại bỏ lông, đất, cỏ... cắt thành miếng nhỏ, sau đó, ngâm vào nước cho tạp chất nổi lên rồi ngâm thuốc tẩy cho trắng, rồi dùng nước sôi rửa cho đến khi không còn mùi thuốc tẩy.
Ngoài yến nhà, yến đảo, trên thị trường nhiều cửa hàng, đại lý còn bày bán yến sào nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia... và giới thiệu là yến Việt Nam.
Theo một chủ một doanh nghiệp kinh doanh yến thì mặt hàng yến sào thô làm giả đã giảm đáng kể, còn yến sào làm sạch (qua sơ chế) được độn thêm đường, vi cá, mủ trôm, rau câu và chất kết dính vẫn rất phổ biến. Theo ông này, trong 100g Yến thì chỉ có 60% yến, còn lại là các chất phụ gia.
Giá yến sào thô trước đây khoảng 30 triệu đồng một kg, nhưng nay do sự cạnh tranh mạnh của yến nhập từ Malaysia, Indonesia (giá 6-7 triệu đồng/kg) nên giá giảm còn 18-19 triệu đồng/kg.
Thực tế, rất khó phân biệt yến sào trong nước và yến sào nhập khẩu, và cũng khó phân biệt yến thật yến độn phụ gia khi đã làm sạch, sấy khô và vô bao bì.
Các chuyên gia y tế cho biết: Việc sử dụng thuốc tẩy để tẩy trắng tổ yến có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và niêm mạc ruột, nếu hấp thu vào máu sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác như gan, thận...
Mất tiền triệu vì mua tam thất giả
Tam thất là một loại thuốc quý, có tác dụng bổ máu, tiêu ứ huyết, giảm đau, tiêu u, chữa đau đầu, giảm stress,... Chính vì thế nên tam thất rất có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế.
Tam thất Hà Giang thường nổi tiếng về chất lượng và có giá cũng "cắt cổ". Trên các diễn đàn và các mạng xã hội, tam thất được giao bán từ 1,4 triệu đồng đến 4 triệu đồng/1kg củ. Tuy nhiên, đã rất nhiều người mua phải tam thất giả, kém chất lượng, dù đã bỏ ra vài triệu đồng để mua một cân tam thất.
Tam thất Hà Giang có giá tiền triệu/1kg
Theo thông tin của một đại lý tam thất Hà Giang ở Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội), đầu năm 2015, một khách hàng ở Mễ Trì Thượng (Hà Nội) mua 1kg tam thất của một bạn bán hàng qua mạng với giá 1,6 triệu đồng/kg. Sau khi đi kiểm tra thì phát hiện: Trong 1 kg tam thất gồm 72 củ thì có tới 39 củ là tam thất giả. Còn 33 củ còn lại thì tam thất thẳng, không có nhiều đầu mấu, còn bị dính chì.
Cẩn thận với cá anh vũ "giả"
Cá anh vũ sông Đà (hay còn có tên gọi khác, cá anh vũ Phú Thọ, cá anh vũ Việt Trì) là giống cá anh vũ tiến vua đích thực, và là chuẩn mực của giả ngư huyền thoại mà nhiều người ao ước săn tìm. Giá loại cá này rất đắt, dao động từ 1,5 triệu đồng đến gần 3 triệu đồng/1kg tuy loại.
Cá anh vũ Sông Đà
Hiện nay, nhiều người thường nhầm lẫn cá anh vũ với hai loại cá, là cá dầm xanh và cá éc.
Dầm xanh cũng là một loại cá quý hiếm, thuộc "ngũ thủy hà quý" (5 loại cá sông quý hiếm) nhưng vẫn xếp sau cá anh vũ một bậc, không quý bằng cá anh vũ. Cá dầm xanh không có môi dưới để bám đá ăn rêu.
So sánh cá anh vũ và cá dầm xanh
Cá éc khác cá anh vũ là có 2 đôi râu, trong khi đó cá anh vũ thì không hề có râu. Con cá éc đực, có 2 cái râu trên mũi rất rõ, bề ngoài thì khá giống cá anh vũ, nhưng xem kỹ là có thể phân biệt được đây không phải cá anh vũ đầu vàng. Miệng dưới của cá éc không hề có lớp màng của môi dưới tạo ma sát bám vào đá ăn rêu.
Giá cá éc tầm 180.000-200.000 đồng/kg, ra đến Hà Nội có giá khoảng 300.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều người đang phải mua với giá chát hơn 1 triệu đồng/kg do tưởng đó là cá anh vũ.
Nguyên An
Theo Dantri
Ăn tim lợn mốc xanh, bồi bổ vi cá mập nhựa Một vấn đề nổi cộm của thị trường hàng hóa tiêu dùng tuần qua là vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm khi liên tiếp phát hiện nhiều thực phẩm bẩn, giả như vi cá mập làm từ nhựa dẻo, hải sản tẩm thuốc Trung Quốc, tim lợn đông lạnh mốc xanh, nghi vấn gạo giả.... Phát hiện hơn 1 tạ...