Phát hiện manh mối mới, Úc đổi trọng tâm tìm kiếm MH370
Cơ quan an toàn hàng hải Úc (AMSA) hôm nay (28/3) khẳng định phát hiện “manh mối mới đáng tin cậy” về tung tích chuyến bay MH370 và đã chuyển trọng tâm tìm kiếm dịch sang phía Đông Bắc, gần với thành phố Perth hơn so với trước đây.
Các lực lượng tìm kiếm đã chuyển khu vực trọng tâm
Theo thông báo của AMSA, “những thông tin mới được giữa trên những phân tích tiếp theo về dữ liệu radar giữa khu vực Biển Đông và eo biển Malacca trước khi liên lạc radar bị mất”.
“Nó cho thấy máy bay đã bay với vận tốc nhanh hơn so với ước tính ban đầu, khiến việc sử dụng nhiên liệu cao hơn và quãng đường xa nhất máy bay có thể di chuyển về phía Nam Ấn Độ Dương ngắn lại”, thông báo khẳng định.
Thông tin mới này được cung cấp bởi một nhóm điều tra của Cục an toàn giao thông Úc (ASTB) tại Malaysia, khẳng định “đây là manh mối đáng tin cậy nhất dẫn tới nơi có thể có các mảnh vỡ máy bay”.
Video đang HOT
Khu vực tìm kiếm mới có diện tích khoảng 319.000 km2 và cách Perth khoảng 1850 km về phía Tây.
“ATSB cho biết đường bay dự kiến của chuyến bay có thể tiếp tục được sàng lọc bởi các đội điều tra quốc tế hỗ trợ cho hoạt động tìm kiếm vẫn tiếp tục phân tích”, AMSA cho biết thêm.
Sự điều chỉnh này diễn ra sau khi Thái Lan ngày 27/3 cho biết một vệ tinh của họ đã phát hiện hàng trăm vật thể trôi dạt. Nhật Bản cũng công bố một ảnh vệ tinh cho thấy khoảng 10 vật hình vuông trôi nổi trên cùng khu vực.
Việc hai vệ tinh cùng nhìn thấy những mảnh vỡ trong vòng 2 ngày cho thấy có khả năng những mảnh vỡ này đến từ chiếc Boeing 777 mất tích hôm 8/3, mang theo 239 người trên khoang.
Trong hôm nay, 10 máy bay của 6 quốc gia đang tham gia tìm kiếm và một máy bay nữa cũng được chuẩn bị sẵn sàng cất cánh.
5 tàu của Trung Quốc và một tàu hải quân Úc đang hướng tới khu vực khả nghi mới, AMSA cho biết thêm.
Theo dantri
Nhóm nhà khoa học Úc khẳng định biết vị trí máy bay gặp nạn
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Tây Úc khẳng định họ biết vị trí chuyến bay MH370 gặp nạn ở Ấn Độ Dương và tin rằng buồng lái vẫn còn nguyên vẹn, làm nhen lên các hi vọng có thể tìm thấy hộp đen của máy bay.
Một màn hình định hướng trên máy bay AP-3C Orion của không quân Úc tham gia tìm kiếm MH370.
Nghiên cứu của các chuyên gia từ Đại học Tây Úc, sử dụng các dữ liệu khí tượng và dòng chảy đại dương cũng như các phân tích dữ liệu vệ tinh do công ty Inmarsat (Anh) thu được, đã xác định địa điểm va chạm và các chuyển động mảnh vỡ sau vụ tai nạn.
Giáo sư Charitha Pattiaratchi, nhà khoa học giám sát cuộc nghiên cứu, cho biết việc không tìm thấy các vật thể trôi nổi từ bên trong máy bay chứng tỏ rằng cabin vẫn còn nguyên vẹn khi MH370 chìm xuống biển. Điều này có thể làm gia tăng cơ hội rằng hộp đen máy bay vẫn còn tồn tại dưới đáy biển mà không bị hư hại nghiêm trọng.
"Tôi nghĩ khi máy bay rơi, nhiều mảnh vỡ vẫn còn nguyên vẹn bên trong đó. Nếu máy bay bị vỡ, chúng ta có thể nhìn thấy nhiều mảnh vỡ hơn trôi nổi khắp nơi. Chúng ta đáng lẽ có thể đã nhìn thấy các mảnh áo pháo hoặc ghế ngồi, những thứ sẽ nổi", ông Pattiaratchi nói.
Cũng theo ông Pattiaratchi, các mảnh vỡ đã bị cuốn vào các vòng xoáy nước và dồn tới một khu vực mà các máy bay tìm kiếm dễ dàng có thể khảo sát.
"Họ nên tìm nó - đó có thể sẽ là các mảnh vỡ của cánh máy bay. Các phát hiện là hoàn toàn trùng hợp. Các mảnh vỡ bị dồn tại khu vực rộng khoảng 400 km tính từ địa điểm máy bay có thể gặp nạn. Phụ thuộc vào thời tiết, chúng ta biết nơi các mảnh vỡ sẽ trôi tới vào cuối tháng này", ông Pattiaratchi nói thêm.
Chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia trên biển và trên không cho tới nay đã không phát hiện hoặc trục vớt được bất kỳ một mảnh vỡ nào được khẳng định là từ chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines, khiến một số thân nhân của 239 hành khách vẫn còn hi vọng rằng một số người có thể sống sót.
Các hoạt động tìm kiếm MH370 của 11 máy bay hôm qua 27/3 đã bị ngừng do thời tiết xấu.
Trong khi đó, các thông tin hôm qua đã trích dẫn một nguồn tin thân cận với cuộc điều tra rằng FBI tìm được rất ít thông tin trên mô hình tập bay và ổ cứng của cơ trưởng MH370, vốn được phát hiện tại nhà ông này sau khi máy bay mất tích hôm 8/3.
Theo Dantri
Gian khổ ít biết của những người "vạch" biển tìm MH370 Phải bay lượn vòng suốt nhiều giờ trên mặt biển, căng mắt lần tìm những dấu hiệu nhỏ nhất có thể có của chuyến bay MH370, các nhân viên tìm kiếm cứu hộ phải đối mặt với những nguy hiểm và sự căng thẳng, mệt mỏi mà ít ai biết. Cuộc săn tìm chuyến bay MH370 từ hôm 8/3 đến nay, thực sự...