Phát hiện mắc 6 dấu hiệu này là chị em đang tiêu tiền nhiều hơn khả năng tài chính của bản thân
Nếu bạn không muốn tương lai của mình rơi vào cảnh nghèo khó thì ngay từ bây giờ hãy quan tâm và chú ý tới cách chi tiêu tài chính của bản thân.
Các chuyên gia tài chính thường khuyên khách hàng của họ rằng muốn trở nên giàu có hãy cố gắng sống và ăn tiêu dưới mức thu nhập. Tuy nhiên, nói thì khá dễ, thực hiện mới là điều khó. Nhất là với những ai đang sở hữu mức thu nhập chỉ ở mức trung bình hoặc còn các khoản vay tín dụng, hỗ trợ tài chính còn tồn đọng.
Và dành cho những ai đang muốn tiết kiệm hay đầu tư thì có một vài dấu hiệu sẽ giúp bạn phát hiện mình đang chi tiêu không đúng hướng. Đó là mức chi tiêu nhiều hơn khả năng tài chính của bản thân. Và đương nhiên, nếu đã phát hiện ra bạn có thể yên tâm rằng đó có giải pháp khắc phục nó.
1. Tính toán chi tiêu trên thu nhập chưa thuế
Mức lương của bạn tròn đẹp về tài khoản là bạn đã yên tâm phân chia số tiền chi tiêu của bản thân trong tháng. Tuy nhiên, đó lại chưa hẳn là mức thu nhập mà bạn đã nhận được. Bạn có thể quên rằng, mình còn phải chịu số tiền thuế thu nhập cá nhân và các loại chi phí khác.
Do đó, nếu chỉ tính tiền chi tiêu dựa trên mức tiền bạn nhận được thì bạn đang đánh giá cao hơn thực tế năng lực chi tiêu của bản thân. Do đó, mỗi khi tính toán chi tiêu hàng tháng, hãy dựa trên số tiền đã trừ thuế và các khoản chi phí khác.
2. Chi tiêu vượt quá thu nhập
Sau khi lĩnh lương việc đầu tiên bạn nên thực hiện là liệt kê tất cả chi phí cố định và có thể biến đổi hàng tháng. Đó là tiền thuê nhà, tiền ăn, xăng xe cho đến chi phí thẻ hội viên phòng tập. Tổng số tiền này không thể quá thu nhập của bạn. Nếu để vượt quá bạn sẽ lâm vào cảnh nợ nần thường xuyên.
Bạn nên giữ mức chi tiêu ở dưới mức thu nhập. Sử dụng con số cụ thể mà bạn mong muốn để quyết định giới hạn chi tiêu của bản thân.
Video đang HOT
Sử dụng thẻ tín dụng cho tất cả hay phần lớn các chi tiêu là chuyện có thể chấp nhận được, miễn là trong tầm kiểm soát mà bạn có thể hoàn trả được. Nêu không, số dư còn lại mà bạn đã chi tiêu sẽ bắt đầu tính lãi và tăng theo cấp số nhân. Điều đó sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Nợ thẻ tín dụng sẽ khiến vòng chi tiêu của bạn trục trặc, vượt mức cho phép. Do đó, hãy lên kế hoạch ưu tiên thanh toán sớm vì lãi suất nợ thẻ tín dụng khá cao.
4. Tiền thuê nhà hoặc khoản vay thế chấp vượt 30% thu nhập sau thuế
Con số tiêu chuẩn cho mức chi phí nhà ở khả thi là 30% thu nhập trước thuế. Ví dụ, một người có mức lương hàng năm là 6 triệu nên có mức chi phí nhà ở hợp lý ít hơn 1,5 triệu/tháng. Nhưng đó là không bao gồm thuế.
Một cách khác để tính xem bạn có đang chi nhiều hơn trong vấn đề nhà ở hay không là giới hạn chi phí hàng tháng có ở mức 30% thu nhập sau thuế. Điều này có thể khó với những ai đang sống tại các thành phố lớn phải chịu những mức phí sinh hoạt cao, nhưng đó là tiêu chuẩn tránh bội chi mà bạn nên thực hiện.
5. Mua sắm để theo kịp xu hướng/bạn bè
Nếu bạn mua sắm một món đồ nào đó chỉ vì cảm thấy nhiều người đang sử dụng hoặc theo xu hướng bạn bè bên cạnh thì đó là dấu hiệu bạn đang chi tiêu nhiều hơn mức cho phép.
Bạn không thể biết được mức tài chính của họ như thế nào nên việc theo người khác chỉ khiến bạn tiêu tốn nhiều tiền bạc mà không nhận được lợi ích nào. Đây không phải là cách tiêu tiền lâu dài mà bạn nên hướng tới.
6. Không có khoản tiết kiệm nào
Việc tiết kiệm cho các khoản hưu trí và các chi phí phát sinh luôn là một phần cho ngân sách của bạn. Bạn có thể cho rằng tiết kiệm không được vì do các khoản chi của bạn quá lớn. Tuy nhiên, đó chưa phỉa là lý do chính.
Hãy sử dụng những ứng dụng giúp kiểm soát chi tiêu hàng tháng và lựa chọn cắt giảm một hay nhiều khoản mà bạn cảm thấy là không cần thiết. Thậm chí, lập hẳn kế hoạch tài chính giúp vạch ra chiến lược cho các mục tiêu tiết kiệm dài hạn. Những điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính nhiều hơn là bạn nghĩ.
Theo nhipsongviet
Hà Nội: Gia đình 3 người thu nhập 15 triệu/tháng nhưng tháng nào cũng để ra được 6 triệu, tưởng khó mà lại "hóa dễ"
Dù đi làm có tổng thu nhập không cao nhưng tháng nào vợ chồng trẻ này cũng để ra được một nửa nhờ cách chi tiêu tiết kiệm của người vợ thông minh.
Cưới nhau gần 3 năm, vợ chồng chị Yến, 28 tuổi ở Thanh Xuân, Hà Nội có tổng thu nhập mỗi tháng khoảng 15 triệu đồng.
Chị Yến là dược sĩ bán thuốc, thu nhập 6 triệu đồng/tháng. Còn anh xã chị làm công nhân một nhà máy với mức lương 7 triệu đồng/tháng.
Sau gần 3 năm kết hôn, vợ chồng chị cũng tiết kiệm được 1 khoản trong ngân hàng với lãi suất gửi tiết kiệm 2 triệu đồng.
Vợ chồng chị Yến hiện đang có con nhỏ 15 tháng tuổi. Hàng ngày cả hai ở cùng nhà với bố mẹ chồng. Thế nhưng bố mẹ chồng chị cho 2 vợ chồng ăn riêng cũng được 1 năm nay.
Hàng tháng, anh xã chị Yến là được bao nhiêu tiền là đưa hết lương cho vợ giữ.
Hàng tháng, anh xã chị Yến làm được bao nhiêu tiền là đưa hết lương cho vợ giữ: " Dù cho lương của chồng mình cũng chẳng được nhiều nhưng tháng nào anh cũng đưa lương cho mình giữ để tiêu pha cho gia đình. Anh cũng chẳng tiêu khoản nào cả vì anh không có rượu chè cờ bạc. Mỗi tháng, chồng mình chỉ tiêu khoảng vài trăm tiền xăng xe. Còn quần áo, giày dép của chồng thì đơn giản lắm".
Theo chị Yến chia sẻ, mỗi tháng vợ chồng chị tiết kiệm được khoảng 6 triệu đồng. Còn lại anh chị chi tiêu trang trải vừa đủ cho gia đình.
Tiền ăn: 3 triệu đồng
Do vợ chồng chị Yến ở cùng nhà bố mẹ chồng nhưng ăn riêng nên mỗi tháng tiền ăn của vợ chồng chị chỉ hết khoảng 3 triệu đồng.
Nhà ngoại ở gần nên mỗi cuối tuần vợ chồng chị toàn về bên ngoại ăn uống. Mỗi lần về nhà ngoại, bà ngoại bao ăn, bao ở cho 2 vợ chồng chị từ A-Z.
Nhà có 3 người nên mâm cơm cũng đơn giản
Tiền điện: Từ 500 - 1 triệu đồng
Vào mùa đông, tiền điện vợ chồng chị đóng cho cả nhà chỉ hết khoảng 500 ngàn đồng. Nhưng vào mùa hè, chi phí này thường đội lên gấp đôi, thậm chí gấp 3 vì phòng bố mẹ chồng cũng có điều hòa. Song chị xác định, tốn 1 khoản tiền điều hòa nhưng sức khỏe đảm bảo, không bị mất ngủ là ổn.
Tiền bỉm, sữa cho con: 3 triệu đồng
Mỗi tháng, chi phí tiền bỉm, sữa bột và sữa tươi cho con trai nhà chị Yến hết khoảng 3 triệu đồng. Bé nhà chị uống sữa rất tốt nên chị cũng không ngại đầu tư cho bé.
Tiền ma chay hiếu hỉ, sinh nhật và các khoản chi tiêu khác: 2 triệu đồng
Vì nhà chỉ có 2 vợ chồng nên tiền ga phải khoảng 2,5-3 tháng chị mới mất tiền đổ ga nên chẳng đáng bao nhiêu. Thậm chí mỗi khi sang ngoại, ông bà vẫn thường nấu nướng cho sẵn chỉ việc mang về nhà ăn. Do đó, tiền dành cho đi sinh nhật, hiếu hỉ, ma chay mỗi tháng cứ tháng nọ bù tháng kia. Hoặc chi tiêu xăng xe, ăn vặt linh tinh của vợ chồng con cái.
Vì ở cùng bà được bà trông cháu giúp cho vợ chồng yên tâm đi làm nên thi thoảng chị Yến cũng biếu mẹ chồng 1 triệu để bà ăn quà vặt. Mẹ chồng chị không lấy nhưng chị cứ dúi vào cho bà thích ăn gì thì mua.
" Riêng tiền mua quần áo cho con hầu như từ ngày sinh cháu ra đến nay nhà mình không phải mua sắm. Bởi cứ đến đầu mùa đông hoặc hè, bà ngoại và họ hàng 2 bên lại mua cho cháu 1 ít. Vì thế, lâu lâu vợ chồng mình mới mua cho con bộ quần áo thôi", chị Yến tâm sự.
Với người phụ nữ này, mỗi tháng chị phấn đấu cố gắng chỉ tiêu lương 1 người thôi, còn 1 lương và khoản tiền lãi ngân hàng thì để tiết kiệm. Mục tiêu của chị Yến là cứ tích cóp như vậy để mấy năm nữa có đủ tiền để xây hoặc nhà cho vợ chồng sống yên ổn hơn.
Chia sẻ về việc chi tiêu cho cái Tết vừa rồi, chị Yến nói: " Tết rồi mình bỏ ra 10 triệu để lo cái Tết và mừng tuổi ông bà nội ngoại, cũng như lì xì các cháu. Nói chung là hết tiền thưởng tết của anh xã thì vừa đủ. Số còn lại mình gửi hết vào tiết kiệm", chị Yến cười.
Theo nhipsongviet
Ở tuổi 31, chàng trai này vừa phải trả nợ vẫn có bộ sưu tập đồng hồ gần 2 tỷ và hướng tới 4,6 tỷ tiền tiết kiệm trong 9 năm tiếp theo Với mức lương ổn định, chàng phi công trẻ đang hiện thực hóa các giấc mơ và sở thích của bản thân theo cách tiết kiệm hợp lý và thông minh. Hemant Saria không lớn lên với giấc mơ về những chiếc máy bay. Phi công 33 tuổi này lớn lên ở Nepal. Ở đây, cách nhanh nhất để kiếm được nhiều tiền...