Phát hiện ‘lưỡi vàng’ trong hàng loạt xác ướp Ai Cập
Các nhà khảo cổ học Ai Cập đã phát hiện một số xác ướp cổ đại có lưỡi bằng vàng, giúp người quá cố có thể nói chuyện với thần cai quản địa ngục.
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hài cốt của một số xác ướp có lưỡi làm bằng vàng tại nghĩa trang cổ gần Quesna, thành phố nằm cách thủ đô Cairo khoảng 56 km về phía Bắc.
Chiếc lưỡi bằng vàng được tìm thấy trên một xác ướp thời Ai Cập cổ đại. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.
Nhóm nghiên cứu suy đoán phần lưỡi thật bị cắt bỏ trong quá trình ướp xác và thay thế bằng lưỡi vàng để người quá cố có thể nói chuyện với thần Osiris ở thế giới bên kia.
Trong thần thoại Hy Lạp, Osiris là thần cai quản địa ngục và phán xử người chết. Đây là một trong những vị thần quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cho rằng, chiếc lưỡi vàng có thể cho phép người chết thuyết phục thần Orisis thương xót linh hồn của họ.
Theo Tiến sĩ Kathleen Martinez, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao, những xác ướp ở trong tình trạng bảo quản kém. Một số xác ướp có lưỡi vàng trong khi vài xác ướp khác được bọc bằng lá vàng mỏng và đặt trong quan tài gỗ. Lớp vàng bọc ngoài bộ xương lộ ra bên dưới vải lanh dùng trong quá trình ướp xác.
Những xác ướp có niên đại khoảng 2.000 năm. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.
Một số xác ướp được chôn trong quan tài gỗ với đồ tùy táng bao gồm vòng cổ, đồ gốm và đồ tạo tác bằng vàng có hình hoa sen và bọ cánh cứng (bọ hung). Salima Ikram, Giáo sư nổi tiếng về Ai Cập học tại Đại học Mỹ ở Cairo, cho biết xác ướp có lưỡi vàng rất phổ biến trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã.
Video đang HOT
Thời kỳ Hy Lạp – La Mã kéo dài từ khoảng năm 332 TCN (khi Alexander Đại đế tiếp quản Ai Cập) đến năm 395 SCN (khi Đế chế La Mã chia đôi lần cuối cùng). Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập lưu ý rằng các xác ướp có thể có niên đại khác nhau trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã.
Theo Giáo sư Salima Ikram, không chỉ lưỡi vàng, đôi khi cả mắt vàng cũng được đặt trên các thi thể xác ướp. Lưỡi vàng và mắt vàng là “biểu hiện của sự biến đổi người chết thành thần thánh”. Người Ai Cập cổ đại tin rằng da thịt của các vị thần được làm bằng vàng.
Những xác ướp được khai quật tại một nghĩa trang cổ gần Quesna, thành phố nằm cách thủ đô Cairo khoảng 56 km về phía Bắc. Ảnh: Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập.
Trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã, người Ai Cập cổ đại cũng tin rằng lưỡi vàng và mắt vàng sẽ “cho phép người quá cố nói, nhìn và nếm ở thế giới bên kia”.
Xác ướp có lưỡi vàng cũng được tìm thấy tại những nơi khác ở Ai Cập, bao gồm Taposiris Magna, một địa điểm khảo cổ trên bờ biển Địa Trung Hải và Oxyhynchus, một địa điểm khảo cổ nằm cách Cairo khoảng 174 km về phía nam.
Phiến đá phủ bụi ngàn năm mở toang bí mật Ai Cập cổ đại
Phiến đá nhìn có vẻ "tầm thường" này, thực tế lại là cổ vật quan trọng bậc nhất đối với khảo cổ học và Ai Cập học. Phiến đá Rosetta được tìm thấy khi quân đội của Napoleon đang đào nền móng của một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập.
Phiến đá là chìa khóa để giải mã hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại - chữ tượng hình và mở ra những bí mật của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm, rộng 72 cm, thể hiện hai ngôn ngữ Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Lý do phiến đá Rosetta thể hiện hai ngôn ngữ bắt nguồn từ cuộc chinh phạt Ai Cập của Alexander Đại đế vào năm 332 trước Công nguyên.
Từ thời điểm này, tiếng Hy Lạp cổ đại trở thành ngôn ngữ của giới tinh hoa cầm quyền ở Ai Cập. Nhưng việc lực lượng cai trị người Hy Lạp không thể nói ngôn ngữ của dân chúng và không đọc được chữ tượng hình Ai Cập gây nên sự phẫn uất trong dư luận.
Đất nước Ai Cập nằm trong tình trạng khởi nghĩa trước thời điểm Pharaoh Ptolemy V lên nắm quyền từ năm 205 trước Công nguyên. Năm 196 trước Công nguyên, Ptolemy ra lệnh tạo ra phiến đá Rosetta trong chiến dịch tuyên truyền chính trị nhằm bố cáo thiên hạ việc ông xưng là Pharaoh hợp pháp của Ai Cập.
Bối cảnh ra đời này biến phiến đá Rosetta thành chìa khóa mở cánh cửa 3.000 năm lịch sử của Ai Cập.
Năm 1799, phiến đá Rosetta được Pierre Bouchard, một học giả, sĩ quan quân đội Pháp phát hiện trong lúc kiểm tra công tác phục dựng pháo đài cổ gần thành phố Rosetta ở châu thổ sông Nile, trong giai đoạn Các cuộc chiến của Napoleon.
Bouchard ngay lập tức nhận ra tầm quan trọng của phiến đá này với các học giả Pháp được đưa sang Ai Cập. Năm 1801, người Pháp từ bỏ Ai Cập sau thất bại dưới tay người Anh. Phiến đá Rosetta đổi chủ và được trưng bày ở Bảo tàng Anh
Trên phiến đá có 14 dòng chữ tượng hình chính thức, 32 dòng bằng ngôn ngữ thông dụng (chữ viết tay đơn giản, hàng ngày được sử dụng ở Ai Cập cổ đại) và 54 dòng chữ Hy Lạp cổ đại. Bản thân dòng chữ là một sắc lệnh hàng loạt được thông qua vào năm 196 TCN bởi một hội đồng các linh mục để đánh dấu kỷ niệm ngày đăng quang của Ptolemy V Epiphanes 13 tuổi.
Một nhà nghiên cứu trẻ người pháp - Jean-Franois Champollion công bố bước đột phá quyết định của mình vào tháng 9 năm 1822 chứng minh rằng đó là một ngôn ngữ ngữ âm, không chỉ là một chữ viết..
Champollion đã phát hiện ra đó không chỉ là bảng chữ cái mà còn là một hệ thống lai hoặc hỗn hợp, đôi khi là các chữ cái hoàn chỉnh, đôi khi lại là các chữ riêng lẻ, chúng kết hợp với nhau để thành 1 thể hoàn chỉnh.
Viên đá Rosetta đã được trưng bày trong Bảo tàng Anh từ năm 1802 và chỉ được cất giấu 2 năm dưới lòng đất trong Thế Chiến thứ hai để đảm bảo an toàn. Nhân kỷ niệm ngày giải mã, các học giả Ai Cập đã tiếp tục kêu gọi đưa vật thể trở lại. Tuy nhiên, đến nay bảo tàng vẫn chưa nhận được yêu cầu chính thức nào từ Ai Cập.
Ai Cập phát hiện 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên Một phái đoàn khảo cổ của Ai Cập ngày 19/12 đã công bố phát hiện về 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại (từ năm 664 cho đến năm 332 trước Công nguyên) tại địa điểm khảo cổ Tel El-Deir ở tỉnh Damietta. Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn lời Tổng thư ký Hội đồng cổ...