Phát hiện lư hương cổ bằng đá độc đáo thời Nguyễn
Trong quá trình khảo cứu, sưu tầm các tài liệu, hiện vật và di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh phát hiện tại di tích Đền Quan Tiên (thuộc xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh), đang lưu giữ chiếc lư hương cổ độc đáo thời Nguyễn.
Trang trí họa tiết chạm khắc cổ mặt trước Lư hương.
Chiếc lư hương cổ nói trên là khối đá nguyên chiếc nặng khoảng 15kg, có màu xám đen hơi giống màu đồng, được các nghệ nhân xưa chế tác bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Lư hương được làm theo kiểu dáng hình trụ tròn, có kích thước cao 25cm, đường kính miệng lư là 17cm và đường kính thân đế là 17,5cm. Mặt trước được chạm khắc họa tiết hình lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng chầu mặt trăng), nét chạm sắc, tinh tế.
Ở phần trên miệng chiếc lư cổ được chạm khắc các họa tiết hình khắc vạch, dạng hình thẳng song song đối xứng đều nhau. Phía đế lư hương là các họa tiết hình hoa, lá dây leo cách điệu.
Video đang HOT
Theo ông Lê Bá Hạnh, nhà bảo tàng học thuộc Bảo tàng Hà Tĩnh, những họa tiết nêu trên là hình tượng điêu khắc mang mô típ nghệ thuật điển hình của các đền chùa thời Nguyễn.
Chiếc lư hương cổ nói trên là hiện vật độc đáo có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao, lần đầu tiên được phát hiện ở Hà Tĩnh, bổ sung vào bộ sưu tập các hiện vật cổ vốn rất phong phú trong hệ thống các di sản văn hóa ở Hà Tĩnh.
Đền Quan Tiên (xã Kỳ Tiến, h. Kỳ Anh), nơi lưu giữ chiếc lư hương cổ.
Cũng theo ông Hạnh, chiếc lư hương cổ nói trên là phần thưởng của triều đình nhà Nguyễn ban phát cho một vị quan người làng Thạch Mỹ, tổng Cấp Dẫn, nay thuộc địa phận làng Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Sinh thời, ông này là một viên quan ngự y nổi tiếng trong triều đình nhà Nguyễn, đã từng chữa khỏi bệnh cho vua Thành Thái (1889 – 1907), sau đó ông xin cáo quan về quê làm thầy thuốc chữa bệnh cứu người.
Ông nổi tiếng khắp vùng với biệt tài chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo bằng một loại cây thuốc mọc hoang theo tiếng địa phương gọi là cây Cuồng.
Sau khi ông mất, người dân quý mến đã lập miếu thờ ông làm Thành hoàng. Một thời gian sau, triều đình nhà Nguyễn ban sắc phong, cho nhân dân lập miếu thờ đặt tên là đền Quan Tiên.
Theo TPO
Dân mạng 'ném đá' nam thanh niên đứng lên đầu 'cụ rùa'
Hình ảnh nam thanh niên đứng lên đầu tượng rùa đá cõng bia trong Văn Miếu
Không chỉ trèo vào khu vực cấm của nơi đặt những bia đá cụ rùa trong Văn Miếu, nam thanh niên còn dùng hai chân dẵm lên đầu cụ rùa để chụp ảnh, gây phản cảm với cư dân mạng.
Mới đây, trên một trang cá nhân có tên "Trung Kien Mai" nằm trong mạng xã hội đã đăng tải tấm hình của một nam thanh niên có ngoại hình cao to, đeo cặp học sinh, đứng hai chân trên đầu cụ rùa bằng đá đặt trong khu vực cấm ở Văn Miếu (Hà Nội) để chụp ảnh.
Tấm hình được cư dân mạng cho rằng vừa được chụp vào khoảng thời gian thi đại học vừa qua. Điều đáng nói là trong những năm gần đây, mỗi mùa thi đại học đến, các sĩ tử lại nườm nượp đổ vào Văn Miếu để cầu may, không ít ngườiđã chen lấn nhau để sờ vào đầu tượng "Rùa cõng bia Tiến sĩ" gây nên hình ảnh không đẹp.
Để chấm dứt hiện tượng trên, Ban quản lý Văn Miếu đã dựng hàng rào chắn, thậm chí còn cử tình nguyện viên đứng canh gác để nhắc nhở không được chèo qua hàng rào. Tuy nhiên, nam thanh niên có tên "Trung Kien Mai" đã trèo qua hàng rào, sau đó dùng hai chân dẵm lên đầu tượng rùa đá và tạo dáng.
Ngay khi tấm hình được đăng tải lên trang cá nhân của mạng xã hội, cư dân mạng vô cùng bức xúc và gây nên làn sóng phản cảm.
Phần lớn đều bình luận đây là hành vi vô cùng thiếu ý thức, làm mất đi hình ảnh đẹp về văn hóa lịch sử Việt Nam.
Theo VNE
Phát hiện súng thần công thời Nguyễn ở Yên Bái Chiều nay 11.7, ông Trần Xuân Ca, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái, cho biết một số người dân xã Phúc An (H.Yên Bình, Yên Bái) trong lúc đánh cá ở hồ Thác Bà đã phát hiện 1 khẩu súng thần công thời nhà Nguyễn. Khẩu súng thần công phát hiện ở hồ Thác Bà đang được lưu giữ ở Bảo tàng...