Phát hiện loại virus giống SARS-CoV-2 trong cơ thể dơi ở Nga có thể lây sang người
Các nhà khoa học vừa phát hiện một loại virus giống SARS-CoV-2 ẩn náu trong cơ thể dơi ở Nga có thể lây sang người.
Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện các thí nghiệm trên loại virus có tên là Khosta-2, và lo ngại rằng nó “chống lại các loại vắc xin Covid-19 hiện có”, theo Daily Mail.
Họ phát hiện ra rằng Khosta-2 có thể bám vào các tế bào của con người một cách dễ dàng theo cách tương tự như SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Gamaleya (Nga), cho biết họ đang tiến hành “ giám sát liên tục” những con dơi sống trong Vườn quốc gia Sochi này.
Các nhà khoa học lo ngại rằng virus mới có thể chống lại các loại vắc xin phòng Covid-19 hiện có. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nó có thể lây nhiễm sang người không?
Video đang HOT
Khosta-2 được phân loại là sarbecovirus, một nhánh của họ virus corona.
Ngoài việc là họ hàng xa của SARS-CoV-2, hầu như các nhà khoa học chưa biết gì về loại virus này.
Các nhà nghiên cứu của Đại học Bang Washington (Mỹ) đã quyết định thực hiện các thử nghiệm trên loại virus này, với hy vọng sẽ học hỏi được nhiều điều hơn.
Tiến sĩ Stephanie Seifert và các đồng nghiệp cũng đã thử nghiệm trên Khosta-1 – một loại virus giống với Khosta-2 được phát hiện trong cùng các mẫu ban đầu.
Các thử nghiệm cho thấy virus mới này có thể lây nhiễm vào tế bào người theo kiểu gần giống với SARS-CoV-2.
Bằng cách sử dụng một loại protein giống như gai trên bề mặt của nó, virus bám vào một loại enzyme xâm nhập được tìm thấy ở bên ngoài tế bào cơ thể người, được gọi là ACE-2.
Vắc xin Covid-19 có chống lại được loại virus này không?
Các thí nghiệm cũng kiểm tra xem liệu vắc xin hoặc thuốc Covid-19 có thể tiêu diệt Khosta-2 hay không, nếu nó lây sang người.
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy Khosta-2 có khả năng chống lại được 2 liều của cả 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer, theo Daily Mail.
Tuy nhiên, tiến sĩ Seifert và các đồng nghiệp cho biết vẫn có khả năng là miễn dịch do nhiễm Covid-19 tự nhiên – hoặc miễn dịch do tiêm vắc xin ở người có thể đánh bại virus Khosta-2.
Kết quả của cuộc thử nghiệm đã được công bố trên tạp chí y khoa PLoS Pathogens.
Sưng hạch bạch huyết, khi nào cần đi khám?
Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ gặp tình trạng các hạch bạch huyết ở vùng đầu cổ bị sưng. Đây là điều mà nhiều người sẽ phải trải qua.
Sưng hạch bạch huyết cảnh báo cơ thể đang cố gắng chống lại vấn đề viêm nhiễm nào đó.
Các hạch bạch huyết là thành phần quan trọng của hệ bạch huyết. Ngoài hạch bạch huyết, hệ bạch huyết còn có hệ thống các mạch máu, cơ quan trải khắp cơ thể, tập trung chủ yếu ở cổ, đầu, cánh tay, bụng và háng, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nếu hạch bạch huyết sưng sau 7 đến 10 ngày mà không hết thì cần phải đến khám bác sĩ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hệ bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng với chức năng miễn dịch của cơ thể. Chúng hoạt động giống như bộ lọc giúp loại bỏ virus, vi khuẩn và bất kỳ tác nhân nào có thể gây bệnh.
Trong hầu hết các trường hợp, hạch bạch huyết sưng lên ở vùng cổ là do phản ứng với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra. Nguyên nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn và virus.
Vết sưng là do các tế bào máu tích tụ nhiều ở vị trí bị nhiễm trùng để chống lại mầm bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do viêm xoang, viêm họng do liên cầu khuẩn và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.
Các hạch bạch huyết bị sưng có thể sẽ trở lại bình thường mà không cần phải điều trị. Đó cũng là lúc tình trạng viêm nhiễm của cơ thể đã khỏi.
"Chữa khỏi được căn bệnh do virus, vi khuẩn gây ra hoặc khắc phục được nguyên nhân viêm nhiễm sẽ giúp triệu chứng sưng hạch bạch huyết được thuyên giảm", bác sĩ Amy Zack tại phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ) giải thích.
Tuy nhiên, nếu sưng hạch bạch huyết lâu ngày vẫn không khỏi hoặc chúng ngày càng lớn hơn, vết sưng rộng hơn 2,5 cm, gây đau đớn kèm theo các triệu chứng khác như sốt thì cần phải đến bác sĩ kiểm tra ngay. Trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư, theo Healthline.
"Dù đã qua 7 đến 10 ngày nhưng các hạch bạch huyết ở cổ vẫn sưng, người bệnh bị sưng mà không có triệu chứng của cảm lạnh hay viêm nhiễm gì thì họ cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân", bác sĩ Zack khuyến cáo.
SARS-CoV-2 giết chết tế bào não, các nhà khoa học có tìm ra cách chữa? Một nghiên cứu mới đã cung cấp bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào não người và lây nhiễm sang các tế bào hỗ trợ tế bào thần kinh hình sao. Virus nhắm vào một thụ thể cụ thể để xâm nhập vào các tế bào hình sao - Ảnh: SHUTTERSTOCK Trên tạp chí PNAS của Viện hàn...