Phát hiện loài vật khổng lồ có răng giống tuốc nơ vít
Các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện ra một loài thương long đã tuyệt chủng với những chiếc răng giống như tuốc nơ vít kỳ lạ.
Loài Stelladens mysteriosus có kích thước gấp đôi một con cá heo
Theo thông cáo báo chí của Đại học Bath của Vương quốc Anh, loài mới trên có tên là Stelladens mysteriosus, có kích thước gấp đôi một con cá heo. Nó có cách sắp xếp răng độc đáo với những đường gờ giống như lưỡi dao chạy dọc theo răng.
“Những chiếc răng kỳ lạ, có gờ” của nó “không giống với bất kỳ loài bò sát nào đã biết” – trường đại học trên nhấn mạnh.
Thương long là loài bò sát thủy sinh khổng lồ, thuộc kỷ Phấn trắng, vốn đã quen thuộc với các nhà khoa học hàng trăm năm. Nhưng đây là lần đầu tiên một con vật có sự sắp xếp răng bất thường như vậy được xác định, theo tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Nick Longrich thuộc Trung tâm Tiến hóa Milner.
Video đang HOT
Ông Longrich giải thích con vật trên “không giống bất kỳ con thương long hay bất kỳ loài bò sát nào, thậm chí là bất kỳ động vật có xương sống nào mà chúng ta từng thấy trước đây”.
Những chiếc răng hình tuốc nơ vít của loài vật mới phát hiện.
“Cùng với những phát hiện gần đây khác từ châu Phi, con vật trên gợi ý rằng thương long và các loài bò sát biển khác đã tiến hóa nhanh chóng cho đến 66 triệu năm trước, khi chúng bị một tiểu hành tinh quét sạch cùng với khủng long và khoảng 90% các loài trên Trái đất” – thông cáo báo chí của Đại học Bath ghi nhận.
Các chuyên gia khác cũng bày tỏ sự ngạc nhiên trước phát hiện này.
Tiến sĩ Nathalie Bardet, một chuyên gia về đời sống bò sát biển tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Paris, Pháp, cho biết bà vừa “bối rối vừa kinh ngạc” trước phát hiện này.
“Tôi đã nghiên cứu về thương long ở Morocco hơn 20 năm, nhưng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này” – bà nói.
Phát hiện loài bò sát biển khổng lồ mới
Những phát hiện từ kỷ Jura muộn cho thấy, pliosaur có kích thước gấp đôi cá voi sát thủ.
Tác phẩm của đồng tác giả nghiên cứu Megan Jacobs khi tưởng tượng một con khủng long cuối kỷ Jura.
Theo một nghiên cứu gần đây, việc tình cờ phát hiện ra các mẫu hóa thạch lớn trong bảo tàng đã khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng, có một loài bò sát biển khổng lồ gọi là pliosaur. Loài này được cho là đã bơi trên biển cách đây 152 triệu năm.
Những phát hiện từ kỷ Jura muộn cho thấy, pliosaur có kích thước gấp đôi cá voi sát thủ. Tác giả nghiên cứu chính David Martill - Giáo sư tại Trường Môi trường, Địa lý và Khoa học Địa chất của Đại học Portsmouth (Anh) cho biết: "Dựa trên các tính toán của mình cũng như một số tài liệu, một con Liopleurodon có thể dài tới 25 mét. Hiện, chúng tôi có một số bằng chứng đáng tin cậy hơn sau khi tình cờ phát hiện ra bốn đốt sống khổng lồ".
Martill gần đây đã phát hiện một trong những đốt sống đó tại Bảo tàng Tòa thị chính Hạt Abingdon ở Anh. Sau đó, ông được biết rằng, còn ba chiếc đốt sống nữa trong kho. Các đốt sống lớn với chiều rộng tối đa là 269 mm (10,5 inch), chiều cao tối đa là 222 mm (8,7 inch) và chiều dài tối đa là 103 mm (4 inch).
Các nhà nghiên cứu kết luận, loài vật sở hữu đốt sống này có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn bay hoặc một loài tương tự nhưng chưa được mô tả. Các bản quét địa hình cho thấy loài bò sát này có thể đã dài từ 9,8 - 14,4 mét (khoảng từ 32 - 47 feet). Theo nghiên cứu, những đốt sống ban đầu được tìm thấy trong các cuộc khai quật tại Trang trại Warren ở Thung lũng sông Thames gần Abingdon, Oxfordshire.
Adam S. Smith - người phụ trách khoa học tự nhiên tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Nottingham, Wollaton Hall, cho biết: "Không nghi ngờ gì khi pliosaur có thể đã dài hơn 15 mét".
Pliosaur là "một nhóm các loài bò sát biển ăn thịt lớn có đặc điểm là đầu to, cổ ngắn và cơ thể hình giọt nước thuôn dài. Bốn vây lớn đã giúp đẩy các sinh vật cổ đại qua biển. Pliosaur tương tự như plesiosaur - họ hàng của chúng trong bộ Plesiosauria, nhưng có đầu dài và cổ ngắn hơn.
Martill cho biết: "Chúng tôi biết những con thằn lằn bay này là loài động vật rất đáng sợ bơi trong vùng biển bao phủ Oxfordshire 145 - 152 triệu năm trước.
Chúng có một hộp sọ khổng lồ với những chiếc răng lớn nhô ra như con dao găm. Chúng đứng đầu chuỗi thức ăn ở biển và có lẽ là con mồi của ichthyosaur, plesiosaur cổ dài và thậm chí có thể là cá sấu biển nhỏ hơn".
Valentin Fischer - Giáo sư Khoa Địa chất tại Đại học Lìege (Bỉ), người không tham gia nghiên cứu nhận định, độ dài của đốt sống cổ của pliosaur có thể khác nhau.
Trong khi đó, Andrew Cuff - nhà cổ sinh vật học có trụ sở tại Anh, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: "Tác giả trong nghiên cứu hiện tại này dường như đã làm rất tốt việc so sánh các mẫu vật và cố gắng mở rộng quy mô cá thể hóa thạch hoàn chỉnh hơn. Từ đó, để các đốt sống mới được mô tả phù hợp".
Đất nước duy nhất chưa từng có bóng dáng loài rắn từ thuở sơ khai Dù rắn xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới từ Australia đến Bắc Cực nhưng tuyệt nhiên không thấy chúng ở đất nước này. Đất nước đặc biệt này chính là Cộng hòa Ireland. Điểm kỳ lạ hơn là các loài bò sát khác vẫn sinh sôi phát triển bình thường ở đây chỉ trừ loài rắn. Nhiều người từ nhỏ...